Tuesday, January 16, 2018

PHÓNG KHÚC ĐÊM NOEL (Cao Thy Yên)

Tuyển tập  truyện Ký  
Trôi theo dĩ vãng   
Cao thy yên                       

Viết kính dâng  hương hồn cố Trung tá Nguyên Bình Trung đoàn Trưởng SĐ I BB Bị Việt cộng sát hại tai trại Tù Tiên Lãnh 1978
           Trên ngọn đồi phía tây  trại tù thôn 1 Tiên Lãnh ,bỗng có 3 phát súng và tiếp theo sau là tiếng kẻng báo động ,các đơn vị lao động lẽ quanh trại phải  vào trong trại và đóng cửa buồng  . Yên lặng trở lại, ngồi cạnh khung cửa sổ tôi nhìn ra phía cơ quan lực lượng vũ trang thấy bọn công an bảo vệ đang tập họp .Giữa lúc đó tin bên ngoài Trung Quốc đang tấn công các tỉnh phía Bắc trong căn phòng nhỏ anh em chúng gốm 12 người thuộc tổ chuyên  môn làm việc riêng lẻ ngơ ngác nhìn nhau và có liên tương một việc gì bất an sẽ đến với  những người tù chính trị ,mỗi người một  nhận định. Người bạn nằm cạnh tôi BS Phùng Văn Hạnh cải tạo với tội danh Y sĩ Thiếu tá kê miệng bảo thầm tôi “”hãy đọc kinh ăn năn tội kẻo tụi nó bắn chết tươi không kịp trăn trốị ,ông kể lại những thủ đoạn thủ tiêu tù chính trị của chế độ Stalin thời cộng sản Xô-Viết . Người nhỏ tuổi nhất là Hồ Văn Sinh lúc đó chỉ mới 22 tuổi các anh có trối lại gì thì để lại cho Sinh chuyển cho , Sinh chưa muốn chết lúc nầỵ “Tôi xì một cái ”bộ  tụi chúng chừa mầy sao” ?
          Sinh bảo  chẳng lẽ chúng ta nhắm mắt  cho họ hành xử hay sao,.? Có chết cũng bằm thây một vài thằng rồi có ngũm cù tèo cũng hả dạ chứ và hơn nữa tôi còn muốn sống để làm chứng nhân  ; chúng ta có gần 1000 người tụi họ may ra chỉ  bốn măm chục thằng là cùng .Anh chàng xã trưởng” đầu bạc” phụ trách máy gạo nói nhỏ qua tai tôi “lúc nầy đi lao động xa hết , chỉ có mấy thằng mình  làm được  gì ?  , chúng muốn thịt  lúc nào chẳng được, chúng tôi  thì thầm với nhau mỗi người mỗi ý,một điều may là lúc đó anh chàng V ...đội trưởng (,anh nầy là tay chân của quản giáo)không có tại phòng, anh ta theo đội 7  ra  rẫy, cho nên không sợ  mật báo , những   tên  Juda nầy  chúng tôi gọi  là những tên thầy,  bán Chúa  . chúng tôi suốt một buổi sáng  được nghỉ  trong lo âu và sợ hải .  Đúng 1:00 chiều tên công an trực trại vào gọi tôi  sang cơ quan ,trên đường đi hắn ta bảo:” sáng nay nhà 10 đi vác  củi có  có   hai bông mai bạc và sáu bông mai  đồng ( có nghĩa là một trung tá và hai đại úy) đã   tình nguyện theo Quân đội giải phóng Trung  quốc  hắn  đùa vì lúc nầy Trung Quốc tấn công phía Bắc Việt Nam tôi  hiểu ngay là ông ta gọi tôi  giúp ông làm bản  báo cáo trốn trại, khi lập xong bản báo cáo tôi đọc lại cho ông ta nghe  và   ông cảnh cáo tôi không được tiết  lộ ra ngoài   .Buổi chiều chúng tôi được phép xuất trại  đi lao động bình thường trở lại  và  một ngày bình an đã trôi qua trong phập phồng lo sợ,sau khi cơm  chiều xong  chúng tôi  theo hiệu lệnh 3 tiếng kẻng phải tập trung ra trước phòng giam để điểm danh.Trong giờ nầy  họ dùng hệ thống phóng thanh loan báo tin trốn trại của Trung Tá  Nguyễn Bình Trung Đoàn trưởng Thuộc sư đoàn I Bộ binh và Đại úy Trần  Quy Đại Đội trưởng BĐQ, Đại úy Lâm Văn Chõi Tiểu đoàn trưởng địa phương quân kèm theo những lời răn đe với những ngôn ngữ thiếu văn hóa ,tôi  hậm hực  chửi thầm trong miệng, nhưng không dám nói nên lờị
    Tối hôm đó chúng tôi bò vào mùng sớm  ,Hồ Văn Sinh  chun chung vào  nằm  với tôi và người nằm kế là  Phùng Văn Hạnh  BS quân ỵ
 Sinh hỏi nhỏ mấy cha nội bây giờ chạy đến đâu rồi? Còn nằm trong rừng (tôi trả lời)
 Sinh  nói nhỏ vừa đủ nghe  :” em có cho anh Bình cái  họp quẹt  trên đó có khắc tên Đặng Thái nhà mình, rủi ra bắt lại ,anh ấy khai ra vào cùm cả lũ, cầu xin mọi sự may mắn đến với các anh  Tôi nằm yên lặng  ,nhắm mắt  và cầu kinh ,lâm râm khẩn nguyện cho cuộc vượt thoát của những người đồng cảnh trót lọt bởi vì chúng  tôị đang chuẩn bị đón hài nhi Giêsu giáng trần để cứu chuộc muôn dân….. .tôi cầu nguyện cho chính tôi cho bạn bè,bằng hữu và nhất là cho những người tù khốn khổ không chịu nỗi cảnh hành hạ phải chấp nhân hiểm nguy tìm đường vượt thoát hôm nay  , xin  Chúa Hài Đồng soi đường dẫn lối  và chúc lành cho  họ đến bến bình an..
    Mấy ngày tiếp theo trong tuần đội bảo vệ An ninh chính trị Ty  công An Quảng Nam Đà Năng dùng chó đi săn lùng,nhưng không kết quả. Rồi một ngày qua ..ngày qua vẫn im hơi  vắng tiếng.Chúng tôi những tưởng là các anh đã trót lọt lưới bọn Công An.  Hôm ấy Chúa Nhật chúng tôi ở nhà nghỉ ngơi ,thằng bạn học cùng lớp khi còn ở Trung Học với Tôi tên N.Thái là Trung úy biệt phái nha tuyên úy  Tin Lành Quân khu I ,  lẻn sang láng của tôi ăn trưa và  khẳng định  các bạn ấy có thể thoát nạn truy lùng .Vì  Thái cho  biết họ tổ chức từ lâu có bản đồ, la bàn dụng cụ mưu sinh  v v v  lộ trình là  lên núi cao định hướng  đi về hướng Kontum và nhập vào biên giới Lào tìm gia nhập lực lương Fulro  hay vượt biên sang  Thái Lan tôi xì một tiếng và nói nhỏ :Sao mầy không đi cùng họ” ?
  -N.Thái  trả lời yên chí lớn nếu tụi nó lọt thì mình tính chuyện mình..
   Tôi bảo mầy có tin tao đị báo cáo để họ treo cổ mầỵ ? Tao thách mầy Ng Thái  nói)   vì  mầy là  Thiên Chúa Giáo ghét mấy tên Juda  hơn nữa  chúng mình có một thời gian dài chung lớp,chung trường nỡ nào làm chuyện phi đạo nghĩa phải không?  (  Autre temps . . .autre meur)  mỗi lúc mỗi khác  mầy hiểu câu đó chứ ? (tôi hỏi) Thái  cười khề  mầy có thể hiểu rằng con người  đến một lúc nào đó không còn nghĩ gì  cho chính mình nữa không ? Tao không tin .Thái  tâm sự với tôi sở dĩ  nó không trốn đợt nầy là vì vợ con nó,chàng ta móc túi đưa cho tôi bức thư của vợ phía dưới có mấy hàng chữ lơn do con gái  nó viêt  cho nó,cháu mới học lớp mẫu giáọ . Đọc xong bức thư  tôi nhận thấy sự hy sinh và sức chịu đựng của nàng quá to lớn so với chúng tôi trong tù.Bà ta kể những khó khăn bất hạnh mà bà ta phải gánh chịu kể cả hai phía: gia đình và Xã hội, phải nuôi con,nuôi mẹ chồng  trả thêm phần nợ của chồng là sĩ quan (ngụy)trong lúc túng bấn vì  sinh kế  bị bọn công an kinh tế thu luôn cả vốn lẫn lời   bởi không thỏa mãn theo yêu cầu dục tính của chúng, giữa lúc tóc còn xanh má còn hồng. Hết đường cô phải đi bán máu mình lo chạy thuốc cho con chỉ có 12.000 đồng  mua môt lọ thuốc ngừa bệnh” phong đòn gánh” mà  chạy mượn chẳng ra. Tôi buông tiếng thở dài và Lạy Chúa tôi  có cách nào cứu vớt  và giải thoát cho những con người khốn khổ không còn lối đi  và đất sống trên chính quê hương mình .và tôi hiểu bạn tôi  hơn với  lời chia xẻ..
    Trời hôm đó mừa mù chúng tôi nghỉ Lễ Giáng Sinh ,các buồng giam đều đóng kín cửa ,đa số thì ngồi tiêu khiển qua các trò giải trí ,cờ tướng  ,Domino , có người vá áo quần hay tán dzóc…..Đúng 11 giờ mới mở cửa cho các phòng đi  nhận cơm,nước các người già thì  ra sân làm một vài movement cho đỡ mõi ; Trời vẫn mưa mù. Anh  Trung Trynh ghé phòng BS Hạnh xin thước dạ dày  ngồi chờ anh  nói chuyện lung tung , hết chuyện nói anh chàng nỗi máu thi sỹ  anh ta ngâm nga:
     Trời buồn trời đỗ mưa -  con chim buồn con chim bay cao – Ta buồn ta  ta nghĩ mênh mang
 Hồ Ngọc Châu nhìn ra ngoài trời mưa  thấy ông Hạnh đi nhận thuốc ở trạm xá về và một  cô nữ tù đi theo để  lấy phần thuốc cho trai Nữ anh ngâm tiếp theo Trung Trynh:
                         Trời hôm nay mưa mù giăng khăp nẽọ
                       Thương nhìn về cô  gái bến Sông Tranh (1)

 Ông Hạnh bỏ họp carton đựng mấy lọ thuốc xuống  bàn  đếm  thuốc giao cho trại nữ xong ông ta nói  với Hồ N Châu .Mầy sửa lại hai câu mới đọc thế nầy:
                 Trời hôm nay mưa buồn giăng khăp lối
                     Thương nhớ về một kẽ mới ra đi..
  Tao ra trạm xá nghe tụi Công an nói trung tá Bình bị bắt lại và xử bắn rồị. Tôi hỏi còn Quy + Chõi  thì saỏ ? không rõ,  mình chỉ nghe vậy thôị . Thì ra khi trốn trại họ đã tính rất kỹ lưỡng nhưng không ngờ khi chiến tranh chấm đút các láng Thương di chuyển về chỗ cũ cho nên hôm ấy khi dừng nghỉ ở một ngọn đồi họ nhen lửa để nấu ăn ,du kích làng Thương phát hiện thấy khói và báo đông dân làng ra vây bắt hai anh.Lúc nầy sau khi ra khỏi trại cùm  Đại Uy Quy  và Chõi kể lại   rằng các anh định dùng 1chỉ vàng  để đổi cây súng nhưng  tên du kích không chịu .Họ bèn cướp súng nhưng ngặt nỗi cây súng chỉ ngụy trang chứ không có đạn cho nên các  anh bị bắt và giải giao lại cho Trại giam Tiên Lãnh ,khi dẫn về gần trại Thôn 5 (Dốc Sơn đường về trại 5) thì tên Liên Thượng sỹ từ phía sau bắn tới và Trung Tá Bình  trồng lên trước khi ngả xuống không kịp nói lại lời gì.Trung Tá Bình chết  lúc đó chỉ mới 33 tuổi  chưa có vợ ,thi thể giao Trại Thôn 5 chôn  beb6 cánh rừng nơi ông chết không hàm không vải .Nhà  ông ở  Đường Thanh Sơn Đà Nẳng ,sau nầy khi ra trại tôi có ghé nhà nhưng đã bị Việt Công trưng thụ
      Tôi nhớ mãi tối hôm đó thú Tư ngày 24 tháng 12 năm 1979.Chúng tôi   sáu người
gồm  hai nhà giáo,một Bác sỹ một Xã trưởng tôi và Hồ Văn Sinh ngồi nhìn trời mưa càng ngày càng nặng hạt,không biết làm gì cho hết thời gian.Tôi xuống nhà bếp xin người bạn tôi là tổ trưởng “cấp dưỡng” hai củ sắn đem về  mài ra và dùng lò lửa nâú kim chích của BS Hạnh nướng một bánh Giáng Sinh .Hồ Văn Sinh ôm đàn  và chúng tôi cùng hát bài” Đêm Đông Lạnh lẽo Chúa Sinh ra đờỉ “ cùng những bài thánh ca khác như Silent night…  cùng chia bánh để đón mừng  Chúa giáng trần. Khi bẻ bánh nhà giáo V.V.Phùng..  lấy một miếng để riêng và  đề nghị phần nây là chúng ta mời  Bình  có linh thiêng về cùng hưởng reveilloner giáng sinh trong tù.Mỗi người chúng tôi đều lặng thinh trong giây lác để cầu nguyện cho anh ấỵ Mỗi chúng tôi mỗi người một tôn giáo khác nhau,Tôi thì thâm nơi vủ trụ nhật quang, anh yên nghỉ có thể  giờ đây anh đang hòa nhập với không gian vô tân và  nương theo mây trắng về với quê hương và đồng đội bên kia thế giới,không còn phải chứng kiến cảnh hành hạ mắng chửi của một lũ vô lương, bất nhân và nguyện xin thiên Chúa ngôi hai  cứu vớt  linh hồn anh trong nước hằng sống,Phần chúng tôi còn phải tiếp tục đi sưôt chặn đường còn lại đẻ có thể làm một chứng nhân cho một thời kỳ đen tối của đất nước và tộc..

  Chúng tôi mỗi  người một câu  tạo thành một ca khúc :”gọi là Phóng khúc đêm Noel:để nhơ’ về một  đêm Giáng sinh trong tù cũng như tưỡng niệm một người bạn tù xấu số , nhạc sĩ trẽ Hồ Văn Sinh   người tù trè nhất trại Tiên Lãnh ôm đàn solpher và hát:
Đêm đông mịt mù
Núi rừng âm u
Có một người tù
Về cõi thiên thu

Đêm nay lạnh lùng
 Cùng ngồi vây chung
Xin dâng lời cầu
Bằng lời kinh chung
  Người ơi – ngủ đi
 Bên kia  bầu trời
Tên anh ngàn đời…
(1) Tên con sông lớn của Tỉnh Quảng Nam 

                     BÊN DÒNG KÝ ỨC
  Cứ mỗi lần  khu rừng phiá bên kia nhà,  cây cối trơ truị lá, chỉ còn lại những con chim qụa  cô dơn trên những cành trơ trong buốt giá .  Qua khung cửa kính nhìn những giọt sương mai như lệ đêm thoát xác, như những hạt kim cương trong hừng đông mỗi sáng, lòng tôi nhớ lại như một góc quê hương  hiện diện trước mắt. Tôi muốn gọi thầm những dòng ông đang chảy trong hồn , Ly Ly, Thu Bồn Hàn giang ….với những Trà mi Tiên phước Cửa Đại, Hội An - ĐàNẳng với ngôi trường cũ Sao Mai ngôi trường ba từng nầy nằm bên bờ Sông Hàn  chính nơi đây đã đào tạo tôi biết được lý lẽ cuộc đời biết nhận rõ chân tướng cuả thiện , ác..Có  người bạn học cũ nhà thơ Vũ Hoài Mỹ, gọi cho hay là ngôi trường sắp bị  xoá s để xây khách sạn. Thật buồn vô hạn ngôi trường đã cho tôi nhiều kỷ niệm, có phải đối với CS  chữ nghĩa không cần  mà  chỉ có có nhiều  tụ điểm ăn chơi cho đảng kiếm tiền là trên hết .  Một số chuyên gia chính trị nhận xét về hiện tình xã hội Việt nam hiện nay:yếu kém về Văn hóa, Y tế, xã hội nhưng lại đứng đầu về tham  nhũng đúng như lời nhận xét cuả Hà sĩ Phu trong : (Đôi điều suy nghĩ cuả một công dân): .Chủ nghiã vô hồn tạo ra một khoảng trống ghê rợn.về Văn Hóa, lý tưởng và nhân cách. . Chữ nghiã ích gì thời buổi ấy “ Các  lãnh đạo nhà nước Cộng sản không cần  đòi hỏi về học thức mà chỉ cần tính trung thành có nghiã là chỉ biết cầm gươm ôm sung xông tới” bất kể đó là nhân dân cuả mình.. Ngược lại các nhà lãnh đạo các quốc gia tư bản cần phải có kiến thức phổ thông khả dĩ ít ra là phải tốt nghiệp Đại học, nhưng ngược lại lãnh đạo Việt Nam một ông thử tướng 14 tuổi làm giao liên, 18 tuổi đi thanh niên xung phong  , rồi Công an Biên phòng và cuối cùng làm Thủ tướng thời gian  nào còn để trau dồi kiien61 thức phổ thông, nghe đâu ông cũng có bằng cử nhân; như vậy đất nước sẽ đi về đâu? Một nhà trí thức  không nhớ rõ bên Pháp từng nói v giới  lãnh đạo đảng công sản Viêt Nam:( Les occupants des postes dans l’administration ne brillent pas par leưr savoir ou leur competence, mais par leur inculture et leur ignorance = những kẻ giữ chức vụ trong chính quyền không sáng giá về kiến thức và năng lực, nhưng lại tỏ ra càng kém văn hoá và nhất là ngu dốt)  Điễn hình nhất là gần đây người ta bàn tán nhiều về những lời phát biểu cuả ngài cựu chủ tịch nước nói về  Thánh Gióng.. về tham nhũng) Cùng lúc một nhân vật cuả quân đội Trung Cộng , Tướng Lưu Á Châu bí thư quân uỷ Bắc Kinh lại có cái nhìn khác, ông lên tiếng cảnh báo   Đảng cần phải chọn người lãnh đạo có kiến thức như các lãnh đao các nước tân tiến , đứng đầu là Mỹ để canh tân và xây dựng đất nước có hiệu quả hơn.
    Ngày ngày đọc nhiều bản tin từ trong nước  báo nào cũng  đưa tin về  nạn tham nhũng đang hoành hành   , chính ngài thủ tướng cũng đã lên tiếng cảnh báo, nhưng không trừng trị . . Năm 1945 khi đồng minh tiến vào Bá linh  ho gom thu tất cả chuyên gia trí thức để làm giàu cho họ, còn  Bắc quân khi cưỡng chiếm Miền Nam họ tống giam tất cả chất xám  Miền Nam vào tù cho đến xương tàn, thịt rửa  để đến bây giờ  37 năm cây rừng đã thay bao nhiêu lá mà  Việt Nam  một bài toán giải không xong,  quốc gia  còn lạc hậu, dân tộc vẫn còn nghèo đoi….?Văn hóa suy đồi  ,chính quyền  bóm vào đám tư bản đầu tư bán đất, bán biển, bán họp đồng để kiếm tiền chia chát cho nhau; xã hội thì bỏ ngỏ các thông tin về bạo lưc, sex.. ngược lai ngăn cấm về những thông tin văn minh bên ngoài, tuổi trẻ Việt Nam bị đầu độc bởi một nền giáo dục mà thầy lừa trò , trò  lừa cha mẹ  lao mình vào nếp sống sa đọa thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu trước họa ngoại xâm ?

                                                         Nhân  ngày Chúa nhật Muà vọng Giáng sinh , lục lại trong ký ức kéo theo cùng vận nước ; nhớ lại những năm tháng trong chiến tranh, Gia đình tôi phái lìa bỏ quê cha nơi chôn  nhau cắt rốn, cái vùng đất nghèo nàn đã bị chiến cuộc tàn phá  và đã nhận lãnh không biết bao nhiêu bom đạn có thể nói từng tất đất  là mỗi mãnh đạn , Vì nơi đây diẽn ra nhiều trận đánh ác liệt  1965 mỡ màn với liên đòan  61 Biệt động quân , cùng với trung đòan 5 Sư đòan 2 BB Quân lực VNVH, địa phương quân, nghiã quân đối địch với công trường 2 Bắc Việt và lực lượng chủ lực huyện , ngôi nhà ba gian mà cha mẹ tôi đã khom lưng cả cuộc đời tần tão để có được đã bị  tiêu tan thành mây khói bởi  bom đạn hai bên, vì chính ngôi nhà nầy là  Bộ chỉ huy Bắc quân trú đóng. và khởi đầu đánh dấu một khúc quanh trong cuộc đời tôi . Mẹ tôi bóm ruộng vườn, cha tôi dắt anh em chúng tôi chạy trốn giặc, vì ông là một viên chức xã trong  nền đệ nhất công hoà.  Từ một điền chủ cha tôi phải làm thuê  để nuôi hai con . Trà Kiệu ,Hội An  rồi Hoà Khánh  là những nơi chúng tôi đã đi qua trong cuộc chạy nạn nầy
 Tết 1966 , cha tôi tin vào lệnh hưu chiến cuả đôi bên , ông bường bộ trở về quê với mục đích bán tháo ruộng vườn để lo cho anh em chúng tôi ăn học . Nhưng nào ngờ đây là chuyến đi vĩnh viễn không trở về, Cộng quân đã bắt  giam và  cuối cùng đã thủ tiêu bằng cách chôn sống trong một hố bom, mãi đến 40 năm sau mới tìm được mộ vị và cải táng.  Do vậy mà anh em chúng tôi không có cơ hội bước vào Đại học , tốt nghiệp trung học phaỉ vào lính theo tiếng gọi cuả đất nước  và cuối cùng  chung số phận cuả quê hương  phải vào tù .qua biến cố 4/75
 …….…….
 Nhớ lúc đó cha trở về bán ruộng
Cho hai con ngày hai buổi đến trường
Nào ngờ đâu giữa đường bị chúng bắt
 Đem đi đày đến thịt nát xương tan
Mồ vô chủ bao năm rồi hoang lạnh
Xương đã tàn nơi rừng núi hoang vu
Đã bấy nhiêu năm không người chăm sóc
 chạnh long đau qua những tháng năm dài
             X                      
Và từ đó con bỏ ghế nhà trường
bước vào đời làm lính giữ biên cương
hoà bình về theo cha  vào ngục tối
sáu, bảy năm  trường  dày vò thân phận
ngày trở về trái đắng trải đồng xanh
nhà cũ vườn xưa thay ngôi đổi chủ
Mẹ cũng buồn rồi thác giữa đêm mưa
 …………………………… (   .. Tội tình    )….
Năm 1979 lúc còn ở trong tù,  khi Tàu Cộng tấn công vào phiá Bắc cuả Tổ  quốc.  ,tin nầy được mấy anh em theo xe lấy hang cho trại tù mang vào  , một số anh em tù nhân muốn trốn thoát  may ra tìm được ánh sáng cuối đường hầm. Trong chuyến trốn thoát nầy có hai sĩ quan cấp uý và một Trung ta; trung đoàn trưởng , nhưng con đường đi không trót lọt,  quí anh đã vào nhầm một làng cuả người thượng ( dân tộc) và đã bị bắt gọn trại tù lên nhận lại trên đường về trại bọn cai tù đã xả súng từ phía sau hạ sátTrung Tá Bình và lấp xác bên bờ suối  thuộc Xã Tiên Lãnh, Tiên Phước. Trung Tá Bình nguyên là  trung đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh.  Bọn chúng giết người một cách bừa bải nầy nhằm răn đe những ai muốn trốn thoát  vì chúng sợ tù sẽ nỗi lọan.. Đêm Giáng sinh năm ấy phòng giam chúng tôi thật buồn thảm nhóm chúng tôi nằm kề nhau , cưả phòng đóng kín mấy anh em  ngồi quay quần đón Chúa ra đời trong tù cùng nhau hát thánh nhạc và cầu nguyện cho người anh em vừa  ngã xuống hôm qua  Nhạc sĩ  H.V.S ôm đàn  và  nhóm ngũ quái chúng tôi mỗi người một đọan tạo thành bán nhạc  :
Đêm đông mịt mù – Nuí rừng âm u – có một người tù  - ngủ giấc thiên thu
Sương đêm lạnh lùng – mây giăng bịt bùng - Từng cơn gió thét – đau thương tột cùng
Thôi ngủ đi anh -  ngủ đi anh ,,một giấc bình yên = bên lưng Mẹ hiền - cuối trời vô biên....
  ( phóng khúc đêm Noel)
          Sau ngày ra tù tôi trở về quê , nơi chốn sinh ra làm một con người mới , như một  đứa trẻ thơ chỉ biết cuí đầu và  nghe những lời phỉnh gạt . Có một ngày Giáng sinh năm 1991 những người theo đạo Thiên Chúa được Ban Tôn giáo vận huyện  tập trung cho học tập về chính sách tôn giáo cuả nhà nước. Khởi đầu tên trưởng ban tôn giáo tỉnh  thuyết trình thao thao về những  đóng góp cuả đồng bào Thiên Chúa giáo vào công cuộc xây dựng XH/CN. Trong phần giải đáp thắc mắc có một bà cụ người theo đạo Tin Lành, bà nêu câu hỏi rất thực tế”:
“ Tôi nghe Cán bộ nói là đồng bào theo đạo Thiên Chuá đã đóng góp nhiều thành quả vào công cuộc xây dựng XHCN. Như thế tại sao con tôi là con cuả một liệt sĩ, chồng tôi là Cán bộ nông hội đã hy sinh trong chiến tranh, nhưng con trai tôi  xin thi vào Đại học đem lý lịch cá nhân lên Công An phê  thì ông trưởng CA nói rằng “ theo đạo tin lành thì chỉ có đi chăn trâu mà thôi, tôi không tin mang lên hỏi phòng tuyển sinh huyện họ cũng nói là như vậy: con bà theo đạo Thiên Chúa không thể đào tạo lâu dài được. Như vậy  thì đạo Thiên Chúa xấu ở chỗ nào mà phải đi chăn trâu . Tôi nghĩ chăn trâu cũng có giá trị cuả nó, chứ đâu có phải ăn cắp hay lấy vợ người ta “ cả hội trường cười ầm  , tên Cán bộ thẹn quá  ông xin phép ghi nhận câu hỏi và sẽ nhờ cấp trên trả lời sau. Tiếp đến một ông theo đạo công giáo cho ý kiến rằng “ trước đây tôi theo đạo công giáo , nhưng bây giờ xa nhà thờ quá nên tôi đã bỏ đạo xin quí vị sau nầy đừng bắt tôi phải đi học tập nữa, Ôngt cán bộ bảo thế thì tốt lắm. Một người khác lại hỏi lại . “ Tại sao ông gọi bỏ đạo là tốt, như vậy từ sang đến giờ quí ông cho chúng tôi ngậm củ cà rốt bây giờ lấy gậy đập chúng tôi phải khổng” . Tôi ngồi bên anh ta  ghé tai nói nhỏ chỉ vừa hai người nghe (hãy ghi nhớ lời ông TT Thiệu nói .. đừng nghe những gì……”) Thôi biện giải làm gì, cư để cho hết giờ mà về duy vật biện chứng là thế đó …. Biết mà không nói là kẻ ác ông biết không .? Tôi trả lời  “ Tôi chỉ có tai để nghe, có mắt để nhìn nhưng cái miệng bị bịt rồi” Ông Cán bộ hướng dẫn thấy tôi và anh ấy nói xì xầm với nhau tưởng co; thắc mắc gì ông liền gọi tôi : “ anh gì ấy ơi , anh có ý kiến gì thu họach không ? Tôi đứng dậy và lễ phép thưa rằng : dạ không có ý kiến ạ ; ông nói anh nói gì bịt.. bịt  tôi nghe không rõ : Tôi thưa rằng  anh ấy hỏi tôi sao hút thuốc liên tục , tôi nói là trời sinh cái miệng để nói , nhưng tôi hay nói bậy nên trời bịt miệng lại bằng cách phải hút liên tục để kẻo lỡ nói điều gì phạm chính sách thì khổ thân . Ông ta cười  thế cũng lả cách học tập tốt đấy . Có một điều tôi ngộ ra rằng”: Học tập  dưới
 XHCN thật là tự do , m người  đêù mỗi cặp nói chuyện riêng Cán bộ ôm tài liệu đọc một mạch  xong  là hỏi lại có  tiếp thu được không mọi người thưa tốt  là xong và cũng thú thật mấy ông ấy đọc cũng có trời mới hiểu , hoặc Nhà thơ Bút Tre may ra mới cắt nghiã được ( Ví dụ ( ….nhà nước ta đang  . caỉ  ( nghỉ một lúc)…………….tạo xã hội …….).

          Lễ Têt của người Mỹ bắt đầu Giáng Sinh  trở đi cũng  là ngày những  ngày lễ quan trọng nhất  cuả những người Tây Phương có dấu ấn rất an bình và hạnh phúc, là nhận lãnh ơn cứu độ..;.phố xá giăng đèn đèn  Từ Trung Tâm thương maĩ New-York đến Thủ đô Hoa Thịnh Đốn  cây Giáng Sinh cao hàng trăm fêet với hơn 3000 bóng đèn là nơi để cho những du khách chiêm ngưỡng và người dân tổ chức đêm thánh. Trong một xã hội nhân bản mọi quyền tự do được tôn trọng nhất là Tự do tín ngưỡng  không những được tôn trọng đúng mức mà chính phủ có trách nhiệm bảo vệ trong mọi nhu cầu về tổ chức khác với nhà nước cộng sảnVN  mà tôi thường thấy:
          Tại họ đạo cuả tôi Xuân Thạnh Quế Sơn, không cho cử hành Thánh Lễ nửa đêm 24/12  mà chỉ đước cử hành trước 9:PM và lúc nầy cái loa bên cạnh nhà thờ cùng lúc phát sóng cuả chương trình phát thanh hằng đêm nhằm phá họai  đạo qua các bài viết  ngụy tạo chỉ trích một số nhà  lãnh đạo tôn giáo nhằm phân hoá niềm tin cuả các tín hữu đối với các vị chủ chăn., họ tìm đủ mọi cách để tiêu diệt các tôn giáo. Người Cộng sản có lắm điều khôi hài, rêu rao tự do tôn giáo, song lại cho phép truyền bá tư tưởng duy vật chống tôn giáo. Marx phủ nhận Thượng đế, tôn giáo là thuốc phiện , là lừa bịp..Chủ nghĩa tư bản Tôn giáo là cái mốc dể răn đe, là toà án vô hình để hương dẫn nhân loại hướng đến chân, thiện ,mỹ, là tránh điều ác. người cộng sản VN không tin vào sự trừng phạt cho nên tha hồ làm những điều phi  nhân, phi nghiã  và dẫn đưa đất nước và dân tộc vào một thời kỳ phá sản cả về luân lý và đạo đức.  Thánh kinh Thiên Chuá  giá o có  ghi là  sẽ  có   giáng thế  2( tận thế) dể phán xét, ngày ấy sẽ diễn ra khi nào trái đất có những dấu hiệu, thiên tai, dịch bệnh,chiến tranh…; những tiên tri giả xuất hiện… Hiện nay những khoa học gia cũng đã tiên đoán  trái đất bị hâm nóng  băng hà ở Nam,Bắc cực sẽ tan ra dẫn  đến cho nhân loại một cơn đại hồng thuỷ thứ  hai , những động đất tại Hiti, Tân Tây Lan , lụt lội tại Úc, bão Sandy tại Mỹ… có phải là một cảnh báo trước
Trong thánh lễ Giáng sinh  tại  họ đạo của tôi rơi vào tuần  cho nên đồng hương lương giáo đều đến tham dự nhà thờ không còn chỗ chưă phải đứng ngoài hành lang. Họ đến để tham dự đêm canh thức Vọng Giáng Sinh và nghe thánh nhạc , phải là đêm cực thánh , đêm cuả ơn cứu độ , bài Silent Night được cất lên trong tiếng dương cầm du dương trầm bỗng cùng với tiếng chuông ngân thánh thót giữa đêm đông giá lạnh “”Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời… “ Sau phần thánh nhạc là phụng vụ lời Chuá, trong phần “ Lời nguyện giáo dân  , người phụ trách đọc đến phần cầu cho Tổ quốc  có đọan :  Xin Chúa ban phúc lành cho những nhà lãnh đạo VN được ơn an bình,……” một niên trưởng ngồi cạnh tội ông hậm hực nói nhỏ nhưng có nhiều người nghe:’ .. tống cổ tụi nó xuống chứ cầu con mẹ gì” Xong lễ trong phần tiệc Réveilloner  tôi tâm sự với ông rằng :’ năm rồi có một linh mục từ VN sang ghé thăm tôi, ông cũng là tù nhân chính trị bị bắt 1974 và sau 75 ông được thả về tôi hỏi ông về tình hình chính trị và sinh họat giáo hội VN , ông nói rằng “ cộng sản là cái roi Đức Chúa Trời đánh vào tội lỗi dân tộc ta, bởi vậy phải gánh chịu, v ề phần tôi là Linh Mục cũng luôn cầu nguyện cho Đảng biết tôn trọng những quyền lợi thiêng liêng cuả con người , đó  là ân sũng cuả Thượng đế ban cho và phải biết dặt quyền lợi cuả đất nước lên trên quyền lợi cuả đảng chứ biết làm sao trước họng súng .. , người Công giáo sống bằng lời cầu nguyện. Tôi rất cảm thông với vị Niên trưởng vi ông nguyên là Trung tá QLVN-CH bị câm tù 13 năm tại Miền Bắc. Ông hỏi tôi có bao giờ đọc E.M. Remarque  trong The Night in Lisbon” Khi thế giới còn những bọn dả man tàn bạo, mà mình còn khả năng chống lại mà không làm đó là tội ác biết không ?  Tôi rất tâm phục cõi lòng cuả  ông , cuả một quân nhân VNCH. Ngược lại có những người trước đây  là người đứng đầu một tổ chức hay điều hành cuộc chiến bảo vệ Miền Nam lại có lời cho rằng chúng ta lên án Việt Cộng có vội quá không ?, vì họ cũng yêu nước.
Trong quần đảo ngục tù cuả Solzenitsyn ông khuyên  đảng Cộng sản Liên Xô rằng “ Dẫu cho XHCN có tốt đẹp đến đâu mà phải xây dựng trên ngần ấy máu xương và nước mắt cuả dân tộc  thì có đáng lắm không? Đảng CS liên Xô đã gíác ngộ và cuối cùng phải sụp đỗ vào 1990 mở đầu cho cả khối CS Đông Âu  theo chân.
  Chúng ta cầu nguyện cho người dân Việt Nam biết theo chân  dân tộc Liên Xô và các nước Đông Âu mà vùng lên đòi quyền lãnh đạo đất nước như dân tộc Ba Lan tháng 4/89  Hy vọng bình minh sẽ ló dạng trên que hương một ngày không xa
 André Gide nói rằng con người phải vươn lên  theo ý hướng cuả mình ( Que chacun suit sa pente, mais en momen) Xin  tỉnh thức hởi quê hương yêu dấu. và dân tộc mến yêu..
 Tacoma Muà Giáng Sinh 2011




                                ĐÊM      TRẮNG         
                             Cao Thy Yên                                

           Chiều cuôí Đông Thành phố Sai gòn lên đèn rất sớm, mặc dầu phiá Tây mặt trời chưa chen vào nuí. Đứng trước hành lang Bưu điện trung ương Saì gòn , tôi nhìn sang dinh độc la , nơi tập trung quyền lực cuả VNCH trước 1975,  Dinh thự nầy  nay đã  đổi chủï, lòng buồn nhớ ; những tiếc nuối cho một thơi liệt oanh nơi vùng đất ấy chốn quê xưa, trong tuổi thanh xuân đầy dẫy hiểm nguy,  tang thương và quá đỗi nhọc nhằn, nhưng ta đã tìm ra chính trong những khổ đau khốn khó ấy niềm hạnh phúc êm đềm  bên đồng baò, đồng đội mà tất cả đã quyện nhau chiến đấu và đứng vững bên bờ sống chết ,  bên bờ vực thẳm hiểm nguy bằng một thứ tình cảm  tuyệt vơì trong sáng : đó là tình quê hương , tình bè bạn  và nhất là tình đồng đội đã dành cho Tổ quốc mến yêu.  Hai mươi năm một chuổi ngày daì cuả Miền Nam kiên cường  giữ vững  cho  Saì gòn  hòn ngọc viễn đông ngạo nghễ sánh vai  cùng bè bạn năm châu; mà bây giờ đã thay tên đổi họ và chỉ còn caí tên trong kỷ niệm, biết ngày nào Saì Gòn được phục hồi tên tuổi như  Volgagrad   hay  Peterburg ? ??  ( 1)
                   Ngày mai  đây  ta sẽ bỏ người mà đi, con đường phía trước  vẫn  là một bóng mờ trên bước 
          Lưu vong nơi vùng đất lạ chưa một lần mơ đến   Màn đêm đã xuống bao  giờ;  phố xá  thật ồn aò náo nhiệt cuả những ngày cuối năm.
                Tìm một chiếc ghế  ngồi chờ thằng bạn  đi nhờ  cơ quan chuyển dịch các văn kiện bằng Anh ngữ để  gởi tôi mang sang  cho gia đình hiện định cư bên Hoa Kỳ;  châm không biết bao  điếu thuốc ngồi nhìn  trời, nhìn dòng người xuôi ngươc cuả quê hương  qua lại  và chiêm nghiệm đoạn đường đã qua mà ta đã đi  trong những  bước truân chuyên   mãi hoài chưa tói đích , cuối cùng vì vận nước hẩm hiu phaỉ đành đọan  chấp nhận cuộc  ra đi, mang theo những  
           ngậm nguì chua  xót trước nghịch cảnh trái ngang cuả  một canh bạc  chưa chơi   mà  đã cháy tuí.  Anh ta trở lại  lúc nào , ø  vì maĩ nghĩ suy mà tôi không hay  biết,.  Nó cất tiếng :”
          Thôi về chứ  !      tôi bật dậy như  điện giật và  chúng tôi về đến nhà trọ  lúc 10 giờ tối . và chuẩn bị cho bửa cơm Việt Nam cuối cùng  với bà con ,bằng hưũ trước lúc chia tay . Thật  diệu  kỳ  đúng  tối ấy là đêm giao thừa  năm dương lịch ( (94-95) và là năm cuối cùng  bạo  quyền Hà Nội sẽ  cấm không cho đốt pháo, bởi thế  người ta  mang hết ra để chơi một lần  cạn tàu, raó mán như nổ tung  sự nghiệp   và cháy rụi niềm tin trong bóng tối quê hương, để rồi ngày mai và maĩ  maĩ không còn  được nghe tiếng pháo đêm trừ tịch , caí thông lệ vốn có tự ngàn xưa ..  cuả  phong tục Việt  . Đoàn Ngọc  H.. . sau khi  được thả về sau 16 tháng  tù , hắn ta hợp tác với  một người bạn  tù  về  hành nghề pháo  tại Nam Ô  , Hòa Vang ,  khi  nghe có  lệnh  đình chỉ việc sản xuất pháo ;   nó gom góp  số vốn   còn  lại  vào Lâm Đồng mua  mấy sao đắt trồng chè (trà)  để   kiếm sống, hắn ta than thở có vẻ tiếc rẽ. , Nhưng Võ Thanh  L..  ù tiếc làm gì  ? mầy biết không . taị sao hoà bình  mà không cho đốt phaó:  taị vì tuị  chúng  run  sợ   trước sự sụp đỡ  cuả bức tường Bá Linh,  Liên Xô  của  Đông Âu …  sợ  VN rồi cũng chung số phận…



                                                                    .  
Đúng 11 giờ  pháo bắt  đầu nỗ vang và sáng rực khắp phố như trút hết tâm can   một lần sau cuối , tôi  có linh cảm như  chính  bản thân tôi là cô dâu  ngày mai sẽ  bước lên xác phaó theo chồng  về xứ lạ      .    Chúng tôi quây quần  trên một tấm chiếu  đặt  dưới nền  xi măng ,thức nhấm  mỗi đứa tự mang đến   để   cùng nhau đánh chén ly bôi và tâm tình một lần sau cuối cùng tôi  trên quê hương ngàn đời yêu dâu , một lần được ngồi cùng nhau ôn lại  caí thuở vàng son của tuổi học trò và ngoaì kia pháo vẫn nổ liên hồi .           
                    Đến  khi  pháo giao thừa ngưng  ,   là lúc chúng tôi hơi men  đã  làm  chủ.
  Thật  một kỷ niệm khó quên Thằng   Xuân…  một giáo sư Triết..bị thất sủng sau ngày giặc đến
 Tháng 4/75,mất dạy di lang thang nghêu ngao khắp Saì gòn, lục tỉnh  như một người mất trí
           May nhờ  một người con gaí  và cũng là người  bạn đời sau này của hắn đa cưu mang và đưa hắn  thoát  ra khỏi vòng lẩn quẩn ,đứng dậy làm lại cuộc đời  , họ  hợp thức hóa hôn  nhân và dựng một quán ăn trên đường Âu  Cơ  . Hắn   gõ đuả trên vành chén ngâm nga  baì Hồ trường
           Cuả Tiêu Đấu Nguyễn Bá Trạc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
                                      Vỗ gươm mà hát,nghiêng bầu mà hỏi
                    Trời đất mang mang,ai người tri kỷ
                   Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
          Hồ trường, hồ trường- ta biết rót về đâu > ? ?
                                      . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
             chén tri kỷ  chúng tôi uống đêm nay như một lần ngồi lại  để dựơc nhìn nhau và nói chuyện thoả maí trên quê hương sau ngày giặc đến .Hắn ngâm xong bỏ  đuã  và nói  tiếp:
              <<  tuị tau còn ở laị  chỉ có  đầu để gật, có tay để nắm cuốc, nắm cày, có đôi vai để gánh trọn đắng cay và có đôi chân để kéo lê cuộc đơì khổ aỉ    trong  cái thiên đừơng   nầy   , mầy được  giải thoát ra ngoài vòng tăm tối mịt mù nầy ;  tụi tau chúc mầy va gia đình   thượng lộ bình an  và dựng lại cuộc đời mới  phía trời Tây  và  ở đó  có thể là một chiến trường hoàn toàn mới lạ đối với mầy >> 
 Tụi chúng tôi năm đứa  cùng   chung  nhau dươi mái trường trung học . một thời vàng son   trong  tuổi học trò và đời linh chiến , rồi rã gánh , tan hàng theo  mệnh nước; mỗi đứa mỗi   nơi trên vạn  neõ đường đất nước , mỗi dứa có mỗi điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau sau năm 1975, nhưng hầu hết la những  con chiên ghẻ cuả  xã hội mới , có những đắng cay naò mà họ chưa từng nhấm qua trong cuộc mưu sinh trầm luân khổ aỉ.. Tôi như đứng giữa ngả ba đường   cuả những  dòng suy tư cho mình   cho cả quê hương , cho bè bạn dưới vòm trời đầy ắp những  kỷ niệm vui  buồn một thời đã qua  và  tôi sẽ gom  góp  tất cả  kết lên     boong  tàu giả biệt làm hànhn trang  trong cuộc hành trình mới nầy, chúng tôi đã trút hết tâm tình cho nhau từ thượng vàng đến hạ cám, quá khứ vị lai..và cuộc ra đi nầy không phải
           là một chọn lựa,  dúng hơn là cuộc chạy trốn(escape) vì hai chữ tự do .        
                    Đúng   1 giờ sáng  ,có tiếng gõ cửa  Trần Kim Ng..một quan 3 Hải quân trốn “cải tao” ra mở cửa  không ai xa la đó là Phan Văn Th..,quan 1 binh chủng truyền tin( tù thiếu thước)   hắn  đèo theo một  cậu thanh niên  khoảng  30 tuổi  . Cậu  tạ  chắp tay và  thưa  :” chaú chaò các bác  ạ “   Tụi chúng tôi  hay bị dị ứng  bởi gịong Bắc  vì  e sợ những anh  Bắc Kỳ  75 thì không mấy ưa  . Thằng  Đoàn Ngoc  H..  mở miệng  ‘   không biết cậu là bắc aó đỏ hay là Bắc  aó xanh , (vì sau 1975  người Miền  Nam thường gọi  Bắc 54  là  aó xanh  và Bắc 75 là aó đỏ “) . Phan  Th  baỏ nó là loại đỏ vỏ nhưng xanh lòng các cụ yên trí.
  Cậu ta tâm sự  “ cháu là con  của một cưụ chiến binh  đã chiến đấu qua ba thời kỳ. Bây giờ  ngồi ở viã hè Hà nội  vá xe đạp  kiếm sống qua ngày bên cạnh  những con ông cháu cha tiêu tiền như  nước, còn cháu là một Y sĩ  sau khi  tốt nghiệp vì không có tiền chạy  lót  phải  được  cắt cử làm công tác diệt trừ sốt rét  Miền nuí  với mức lương bèo không dủ  hút thuốc lá. Cháu bỏ vaò  Nam làm đường dây cao thế với một người bạn kỷ sư và bây giờ theo anh Th . làm nghề khai thác gỗ  . Thú thật cháu đã chán ngán caí lý thuyết  caí gì gọi là duy vật biện chứng, duy vật sử quan.. vạn vật tương quan , caí gì là xã hội  CN hay CS chủ nghĩa  hoàn toàn là những điều hoang tưởng: Bơỉ vì chủ nghĩa  Cộng sản lấy tiền đề lỗi thời làm đối tượng đấu tranh .  Vì thế không có nơi nào trên thế giới đã áp dụng thành công chủ nghĩa Cộng sản. Cho nên cháu biết các chú không  sai lầm, và thật tế nhất ta hãy nhìn  Nam  và Bắc Hàn ; Đaì Loan  và Trung Quốc . Những người Miền Bắc bị bịt mắt trong suốt 20  năm, khi tiếp quản Miền Nam họ  mới vỡ lẽ… Do vậy sau thời gian  sống làm việc taị Miền Nam cháu đã  học hỏi và biết thêm những  thực tế cuả một  thể chế mà từ trước  tụi cháu bị mê hoặc   bởi một hệ thống  tuyên truyền lừa bịp nay thì  ngược laị ..Hiện nay taị Miền Bắc  có rất nhiều trí thức trong hàng ngủ đảng đẵ  thức tỉnh  vì đã hy sinh và cống hiến công sức  cho một chế độ phi nhân phi nghĩa.  Trong đó có Lý thuyết gia Marx Lénine  Giáo sư Trần Văn Giàu  có lần đã  than rằng <<Tôi là  thằng đã từng dạy chủ nghĩa Marx Lénin hàng ngàn lần , nhưng cũng chẳng biết giảng thế nào, đớ là một học thuyết thầy chẳng muốn dạy , trò chẳng muốn học  >>
          Chúng cháu bị giáo dục bằng những hận thù và ghen ghét trong suốt  tuổi học trò . Nhưng nhờ các chú , nhờ Miền Nam đã làm  cho cháu  được  biết đâu là chính nghĩa , đâu là  phi nghĩa.
 Sau khi nghe  cậu ta  nói qua về quá khứ của  y, chúng tội bán tín , bán nghi nhưng mặc kệ cứ uống và  trò chuyện  thật lý thú  . Thằng  Th  giật cây đàn trên tay tôi ,  so giây  dạo baì “ Baì học đầu tiên  “  phổ thơ Đỗ Trung Quân   và cất tiếng ….
                             Quê hương là gì hở mẹ ?....  Ai đi xa cũng nhớ về
              .. . .. . Quê hương là đường đi học . . Con về  rợp bướm vàng bay
   . . . . . . . .Quê hương là con đò nhỏ  . .. .êm đềm khua nước ven sông
 . . . . . . . . .Quê hương nếu ai không nhớ . Sẽ không lớn nổi thành người.
 Tuy không phải là ca sỹ ,  nhưng trong lúc nầy tuị tôi cảm thấy âm thanh cuả nó đã vổ cánh bay lên giữa không gian của Saì gòn ồn aò  đêm  Tân Niên .  Thằng Xuân   gõ nhịp  trên vành cái thau nhôm  hắn dừng lại khi baì hát chấm dứt và bảo “ cho mầy độc diễn đêm nay…”
Hắn biết  chúng tôi thích nghe nhạc thính phòng  cho nên  nó ca  những baì phổ nhạc cuả Phạm Duy phỏng theo thơ của Apolinaire , Paul Verlaine và nhất là baì <<  Tiển  em >> cuả  nhạc sĩ họ Phạm phổ thơ  Cung Trầm Tưởng cho tôi cảm nhận được  caí gía buốt cuả muà Đông Bắc Mỹ nơi mà tôi sẽ đến  trong ngày mai:
  . .( . Tuyết rơi phủ con taù .. Ga Lion đèn mờ )… chập chờn một nổi xót xa trong âm thanh viển mơ đó.

        Đúng 2:30 sáng  có tiếng ồn aò từ  ngòai cưả  tiếp đến là tiếng gõ cưả  . Tôi  chửi thề …  
    Trong bụng  !  không biết giờ nầy đứa naò đến nữa  đây.. ?  Cưả  mở   thì một toán Công an và  du kích vây phía  chung quanh nhà trọ.  Chúng bảo  :’ mọi người đứng yên tại chỗ đẻ chúng tội làm nhiệm vụ” một người cao nhưng ốm teo có lè chef  bảo chủ nhà  cho xem  hộ khẩu , bà chủ nhà là vợ cuả thằng bạn tôi  đêm  đó có chuyện cần nên ông  ta rời nhà lúc 12:00. Bà trình  tờ khai gia đình  , xem  xong  và trả lại, hắn ta baỏ “  Thế thì  các anh cư trú bất hợp pháp  và tụ họp trái phép“ mấy thằng bạn tôi đều cư ngụ Saì gòn chỉ riêng Thằng Liêm giáo sư sử địa cũng bị “mất dạy” .. không có   giấy tờ cư trú hợp lệ . Tôi  trình bày mọi sự việc và  gia đình tôi đến  cư ngụ  tại đây có trình giấy xin tạm trú cho chủ nhà
   Tên Công An khu vực   bảo  không có:  bây giờ ông phải đóng tiền phạt mỗi người là 20.000 đồng .  Sở dỉ có việc kiểm tra nầy là  vì tôi bị đổi chuyến bay cho nên hôm đó dịch vụ lo phương tiện    , tìm điạ chi của tôi để thông baó không được ,  họ đến hỏi  Công An khu vực  cho nên tối đó họ đến kiếm  chát .  Thực sự lúc đó tôi cũng không còn tiền  ,  bà xã tôi  chỉ  giữ  20 Dollars  để làm lộ phí ,  tôi trả lời : tôi không còn tiền  vì ngày mai tôi đã rời khỏi chốn nầy ,chúng tôi tranh luận  qua lại   rồi họ     đòi  đưa  chúng tôi ra phường  , tôi cương quyết không đi vì tôi đã làm đủ các thủ tục  xin tạm trú  giao chủ nhà  sáng mai ông ta về  quí ông hoỉ lại thì rõ ,  hơn nữa  gia đình tôi  đã  có lệnh  xuất cảnh   trong chuyến bay   trưa ngày mai cho nên  vấn đề sức khỏe của người nhà  cần được  bảo vệ  ,  cuối cùng  họ  đòi thu tất cả giấy tờ    ngày mai đến phường giải quyết. Tôi nhất  định không giao   vì nếu giao ngày mai  tuị chúng  đòi cả triệu bạc   lấy gì mà trả. Hôm đó  mấy đứa con và gia đình tôi nằm ngủ ở trên gác  leo lên bằng cái thang ,  sau khi lên  thì dẹp  cái thang là xong chuyện cho nên  họ vẫn  ngủ yên chẳng biết gì  về chuyện xét nhà.
                   Tuị chúng  vẫn khăn khăn đòi phạt tiền về tội cư trú bất hợp pháp . Tội bực  và trả lời “”  tôi là người Việt Nam cư trú trên đất nước  Việt Nam taị sao là bất hợp pháp “ cho nên các ông  chờ ông chủ nhà về  rồi hẳn hay .  Không biết bà chủ nhà  nói  gì vơí  ông khóm trưởng     và hắn ta baỏ   , thôi  ngày mai ông chủ nhà  đến  phường để giải quyết. Bà chủ nhà ký Biên bản và  chúng rút lui trong trật tự .   Tôi nhìn đồng hồ  đã 3 giờ sáng , vặn  bếp châm ấm trà ,lúc nầy   cả bọn  dường như đã tỉnh rượu . Bay  đưá ngồi  uống trà  nhìn nhau mà không  nhắc đến chuyện vừa xảy ra.  Tôi nhắm mắt như để ghi vào ký ức hình ảnh cuả những  thằng bạn thân quen một thời đèn sách …. Và thế là  chúng tôi < Trắng  đêm >  không ngủ (  Blanc nuit )
 Nhưng vẫn nói chưa hết  những gì  thường  xãy ra trong cuộc sống hằng ngày trên  xứ sở mà người ta gọi là nghịch lý nầy  vì có lăm chuyện  thật buồn cười ….Có tiếng kẻng cuả người lâý rác ,  chúng tôi mở cửa và trời đã sáng dẫn nhau ra quán café  rồi tan hàng.

                   Sáng hôm sau ra  phường  tôi sợ  chủ nhà bị đóng tiền phạt cho nên tôi đi theo,  nhưng  không phaỉ   ông ta có đến  khu phố nơi khai báo và nọp giấy xin tạm trú cuả tôi có ghi trong sổ,  nhưng vì  thay đổi nhân viên  không bàn giao .  ông mang  sổ  ra phường và mọi việc  đều êm xuôi. Tôi trở về thu xếp hành lý và kiểm tra  giấy tờ tùy thân giao cho mỗi đứa con ./
                             Chuyến xe  chở 12 người đưa gia đình tôi đến phi trường dọc theo đường Lý Thường Kiệt , rồi qua Lê Văn  Duyệt (cũ) người Saì gòn đã baỳ bán đồ Tết  khắp nơi ; naò bánh  mức,  tiếng rao inh ỏi , người xe tấp nập ;  chợ hoa muôn sắc , nhưng họ có biết đâu có một người đã bỏ nước mà đi  giữa buổi Xuân về , Tết đến mang theo bao nổi nhớ thương vô bờ .

           Chúng tôi đã làm thủ tục ký gởi hành lý trước đó ba ngày  do vây  còn  nhiều thì giờ  trò chuyện ngoài hành lang  phòng đợi   và đủ thì giờ chụp  một vaì tấm hình lưu niệm cùng bạn bè và người thân. Trước khi vào phòng cách ly.
                   Chuyến bay khởi hành  lúc  1:30 PM . 1/1/1995 gia đình chúng tôi 7 người đi bộ ra phi đạo và  lên thang máy bay
 Đứng trên sân thượng  phi cảng Tân Sơn Nhất nhìn xuống, những người than và bạn bè cùng vẫy tay chào nhau , lòng buồn rũ rượi có lẽ tôi đang khóc ,  khóc cho thân phận quê hương đen tối , khóc cho những đồng đội bị ngược đãi phải cù bất cù bơ lê tấm thân tàn phế  trên khắp phố , khắp phường , khóc cho những người thèm khát tự do ,     khóc  cho đất nước có 4000 năm văn hiến  mà nay trở thành  đống gạch vụn bởi biết bao tệ nạn …và tôi  khóc cho chính tôi một thằng lỡ vận phải đành bỏ quê hương.
         
           Trên đường bay daì  8 tiếng đồng hồ , nhìn ra khoảng không gian mờ mịt nổi cô đơn đặt quánh trong tôi dường như tan dần theo những dòng  nghĩ suy về những biểu tượng , hình thái tâm cảm của thân phận quê hương ,  những vui buồn sướng , khổ ;  những thành công hay thất bại hòa cùng nhau trong tiếng động  cơ  aò aò và  những tiếng sột sạt của cánh máy bay lướt qua làn mây trắng ; như tiếng cựa mình của cây  lá    hay tiếng gõ nhịp gọi nhau mùa gặt đến.; những hôì tưởng một thời trên  xứ sỡ ;  nơi chôn nhau  cắt rốn , con đường đất  đỏ 105 của mấy chục năm về trước ,  những chuyến xe băng qua lớp bụi mờ của mùa hè 1972  xác chết cuả  dân lành  nằm ngổn ngang bên đường vì đạn pháo VC  ,hoặc những thành phố  tỉnh Đồng bằng Nam bộ những nơi mà tôi đã từng đi qua trong cuộc chiến không cho tôi một ranh giới  để phân biệt  .Xa hơn nữa  là những chiều Đà Thành  hay những sáng Hội an  cùng nhau bách phố  ghé quán Lộng Ngọc uống trà cúc nghe nhạc Trịnh hay xuống Cửa Đại bẽ bắp trộm…lên vườn ương  mò dưa hấu..      
            Tất cả đã kết thành một kỷ niệm  dưới mái trời quê hương và đã thấm vào hơi thở,  đã chảy vào huyết quản để  trọn đời vẫn hòai vọng , khắc ghi và ngậm ngùi khi xa cách.

                    Đến SEATAC  lúc 7 giờ sáng  hôm đó bạn bè  đến đón rất đông   chúng tội nhìn nhau ôm nhau mừng , tủi  vì giờ nầy là  giờ  tôi chính thức bắt đầu cuộc sống mới , trên  quê hương mới      Sau khi về  đến nơi  là một bửa tiệc thật linh đình và thịnh sọan  nhất trong đời tôi  do Anh NQT tổ chức  .trước khi  về  nhà chính của tôi do người bảo trợ thuê  sẵn .

                   Hôm nay ngồi viết lại những dòng nầy  đã gần 9 năm trôi qua ; ngồi nhìn lại thời gian cái chốn mà mình đang ở ,  những việc mà mình đã làm và  được sắp xếp trước khi từ gỉa Tổ quốc và trong lòng tôi  giờ nầy vẫn rực rỡ   nhất  là hình ảnh quê hương   với  Đà Nẳng – Hội An – Saì gòn   của những ngày trưóc khi  bị  giặt cưỡng chiếm  mà tôi chưa được một lần về thăm /

                                                                    
    (1) 1961 Stalin city  trả laị tên cũ  Volga







   ĐÓN XUÂN NẦY LẠI NHỚ XUÂN XƯA


Trời Tây Băc Mỹ đã vào Xuân, dường như muà Đông không muốn ra đi ; đã tháng hai mà khí trời vẫn lạnh cóng xương. Mỗi sáng các kiếng xe đều bị đông đá phải cào sạch và nổ máy ít nhất 15 phút trước khi cho xe chạy . Tôi có thói quen không thể bỏ quên được là mỗi khi đưa bà xã đến sở trên đường về phải ghé quán cafe Lavie, nơi tập trung của những ngườilớn tuổi, hình như mỗi người  là mỗi cá thể đơn thuần  mang trong mình  những cái nhìn riêng lẽ về những suy tư cuộc đời . Họ ngồi tụm năm, tụm ba hút thuốc lá, uống cafe nghe nhạc, đánh cờ tướng , tán gẫu, nói những chuyện trên trời dưới đất, qúa khứ hiện tại , vị lai.
          Có một sáng tôi đến sớm  ngồi một mình nhìn ra ngoài đường phố sương mai mờ mịt những chấm sáng của những chiếc đèn xe nối đuôi chớp nháy hai chiều tù xa đến gần và từ gần đến xa, cứ thế mãi nối  tiếp nhau , đi đâu, về đâu .. hởi những cổ xe bất định làm sao tôi biết được, lúc nầy tôi đang đứng giữa hai đầu nổi nhớ . Bởi vì chính sáng nay tôi tình cờ đọc được Email cuả một thằng bạn học cũ, nó là một phế binh hiện sống tại quê nhà:
Nội dung  bức điện thư chỉ có mấy dòng “Kính ông “:…T”   Tôi dược người bạn đồng cảnh ngộ cho hay la nó được một hội từ thiện tại My õtrợ giúp tài chánh cho những thương binh VNCH và cho địa chỉ để tôi liên lạc . Tôi thấy địa chỉ giống tên cuả thằng bạn học cũ , nếu đúng như vậy thì cho tôi gởi lời thăm hỏi và nhắn tin là tôi vẫn còn sống và kéo lê cuộc đời bất hạnh để gặm nhắm những nổi đau cuả những kẻ bị bỏ quên khi tàn cuộc chiến ! ! !  Nguyễn Thanh H..”. Chính những lời nầy khiến lòng tôi ray rứt, ngồi thừ người và cầm điếu thuốc trên tay mà không bao giờ châm lửa, cố đào lại những đọan đường quá khứ ròng rã 40 mươi năm qua ; tuổi học trò, đời lính, tù đày, lưu vong . Nhớ lại những năm tháng tù đày tôi chưa bao giờ rơi nước mắt, nhưng khi được thả về đi giữa quê hương hoà bình nhưng điêu tàn, xơ xác hơn thời chiến, trường cũ thay tên, phố xưa đổi chủ, bạn bè lưu lạc. Đất nước nầy không còn chỗ cho tôi an thân, 12 năm học sáu năm lính, sáu năm tù, để rồi phải tha hương biệt xư ở độ tuổi không còn để vươn lên, nhưng phải tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã..  Quê hương tôi đó, nơi chôn nhau cắt rốn , nhớ tuổi thơ với những chiếc lá me bay, màu cỏ xanh sân trường , cây phượng già cuối xóm mà mỗi buổi trưa hè đánh bi dưới tàng bóng mát.. tất cả vẫn còn đó nhưng đã nhuốm mau øthời cuộc. Nhớ Đà Nẳng những buổi trưa hè thả bộ dưới hàng phượng đỏ ghé ngang tiệm Ngọc Hưng lấy vài cục nước đá lén bỏ vào trong các cặp sách cuả các cô ả nữ sinh trước giờ vào lớp; hoặc những buổi chiều mưa những tuị học sinh con trai tập trung trưóc thềm giờ tan học lén  đẩy các ả ra mưa cho aó ướt thấm vào da để tìm một chút thoả mãn vụng trộm trên thân thể những cô gaí đang  độ tuổi biết thẹn thùng và hả hê một tran cười trừ qua nhũng lời chuỉ mắng thậm tệ.. Chiều hôm sau  một thằng đồng bọn cùng lớp, anh chàng nhà quê Đaị Lộc  trồng cây si một cô nữ sinh con một ông chủ tiệm may có tiếng  tại Đà Nẳng , cô rất kiêu sa  có cách phục sức theo kiểu con gái nhà giàu .  Tuị chúng tôi cá với  hắn ta  là”mầy  tán được con đó thì bao mầy và cô ta một chầu phỡ Ngã Năm” . Hôm đó nó gọi chúng tôi lại cho xem bức thư của cô nàng hội đáp bức thư tỏ tình cuả hắn gồm bốn câu tứ tuyệt:
                   Chiều mưa ngập cả lối đi về
                   Mỗi chiều tan học thấy buồn ghê
                   Ngồi trong lớp học nhìn mưa đổ
                   Đọc mãi trang thư chẳng muốc về.
                                        
Tụi tôi baỏ hèn gì hôm qua không thấy cô ta phơi xác dưới mưa , may cho mầy.”. “ cảm ơn tụi bay, hôm qua  nàng bận ở lại lớp đọc thơ tau mà khỏi bị tuị  mày làm quê! hắn trả lời” . Cũng chính những trò chơi ngỗ nghịch nầy  mà chúng tôi bị thầy giám thị chiếu cố phạt một giờ  làm công tác tạp dịch tại trường vào ngày thứ bảy trong dó có cả anh chàng nhà quê Đại Lộc Nguyễn Thanh H. . Tôi và H ở trọ nhà gần nhau cho nên ngày hai buổi đến lớp đều có nhau song hành trên Đại lộ Độc Lập thẳng  tới Trung học Sao Mai
          Cuối năm 1966. H . hỏng Tú tài và  bị gọi nhập ngủ khóa 67 hạ sĩ quan Nha trang và chúng tôi chia tay nhau vào muà hè năm ấy .  Năm 1968 tôi cũng phải xô ghế nhà trường vào lính ngành XDNT nhưng có cơ duyuên phiêu bạt khắp nơi tại các tỉnh phía Nam Miền Nam tuy không lâu lắm nhưng cũng có nhiều kỷ niệm ...
 Tháng  7 năm 1972 . Từ vùng cực Bắc Hoà vang tôi được  lệnh thuyên chuyển về phía Tây tận cùng cuả quận Quế sơn  các bạn tôibảo : mầy bị đày đến vùng đất chết . Chiến cuộc  rất  khốc lietä trong  cái gọi là “muà hè lưả đỏ 1972” Khu Tây Quế Sơn bị Bắc quân tấn .kich  phải bỏ mà chạy kéo theo toàn thể dân chúng về khu quận lỵ, đồng bào chưa  lập xong các  trại tạm trú thì lại bị cuộc tổng công kích  vào toàn diện lãnh thổ quận Quế sơn tháng 8/72 với hai sư đoành chính quy Băc Việt.  
          Chiều hôm đó mưa phaó  dồn dập đổ về  quận đường một trái đạn  đụng ngay kho vũ khí cuả bộ chỉ huy cảnh sát tạo nên một đám cháy cùng những tiếng nổ kinh hoàng . Tôi cùng Nguyễn Văn T.. , Trần Thanh L.. núp phía sau một chiếc GMC trước  văn phòng quận đoàn dùng ống nhòm để quan sát hướng pháo cuả địch, ngoài đường lộ tấp nập  từng đoàn người gồng gánh chạy về ngã Hương An, co ùnhóm khác tách  sang ngã Thăng Bình chạy về phía Hà Lam. Đó là thói quen người dân Miền  Nam khi nghe  hai tiếng VC 

 Vì nhu cầu chiến trường lúc bấy giờ không đũ quân số tăng viện để giữ vùng nuí phía Tây Quế sơn cho nên  toàn bộ lực lượng phòng thủ phải bỏ khu quận ly rút về giử vùng biển vàù quốc lộ I . Sự rút lui nầy đã taọ nên cảnh tháo chạy vô trật tự làm chết không biế bao thường dân vô tội dọc theo con đường tỉnh lộ 105 vì bị pháo cuả Bắc quân, bọn chúng xả đạn thẳng vào đám dân lành  chạy trốn vì sợ  đạn cuả cả đôi bên .Trên đường tháo chạy tình cờ tôi gặp lại Nguyễn Thanh H.. thằng bạn cùng lớp ngày trước nó đang trên đường rút quân và dẫn theo một cô gái bị thương nhẹ vì mãnh pháo ,chúng tôi chưa kịp hỏi thăm nhau được gì, nó nhờ tôi đưa cô   về bệnh xá Hương An vì cô gái nầy có bà dì làm việc ở đó. Tôi bỏ cô ta xuống bệnh xá và quay xe laị để đón một số trẻ em ,vì lúc đó quân đội VNCH còn làm chủ từ sông Chợ Đụn trở xuống khu đông. Lúc quay lại tôi không gặp H. nữa vì đơn vị H  tái phối trí lại làm phòng thủ ngăn chặn bước tiến cuả địch cùng với sư đoàn 3 bộ binh. Chúng tôi đón dân tại Hương An đưa lên xe nhà binh chuyển về trại định cư Cẩm Hải . Đây là căn cứ cuả lử đoàn Thanh Long Đại Hàn trú đóng trước rút về nước.
 Lúc đó tôi là đơn vị trưởng một tổ chức bán quân sự chuyên  công tác dân sự vụ. Bởi vậy việc làm trước tiên là ổn định cuộc sống cho dân chúng lo công tác tiếp cư. Đơn vị tôi được trưng dụng công tác an dân  và cứu trợ khu 2  cũng là khu lớn nhất trong ba khu  tạm cư taị Cẩm Hải quận Hiếu Nhơn. Trưởng Trại là Thiếu Tá Ánh , trưởng ban an ninh là Đại uý Diễn ( CSQG) tôi làm trưởng Ban Y Tế xã hội, trong thời gian nầy là lúc bận rộn nhất trong đời mang súng cuả tôi ,nhưng ngược lại rất vui, vì trong trại gồm có dân của 6 xã Sơn Long , Sơn Hoà, Sơn Thành, Sơn Thượng, Sơn  Thắng, Sơn Lộc. Bảo vệ an ninh khu traiï là một tiểu đoàn Địa phương quân và các đơn vị nghĩa quân  tại địa phương quận Hiếu Nhơn
  Ngày 27 tháng 1 năm 1973  hiệp định Paris được bốn phe lâm chiến ký kết trước sự chứng kiến cuả Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.  Tôi nhớ rất rõ cái đêm hôm ấy là đêm rất dài vì trước 4 giờ chiều có lệnh cấm trại 100% để chờ lệnh mới . Chúng tôi lúc ấy gồm có 6 đứa chung đơn vị  chiếm một container sắt  mà trước đây quân đội Đại Hàn dùng làm phòng cấp cứu cho các thương binh ngoài chiến trường, nghe đâu  cái họp sắt nầy sẽ do trực thăng câu thả xuống chiến trường để xử dụng cho những ca giải phẩu khẩn cấp. Bọn chúng tôi dự trù sẽ dùng căn phòng nhỏ nầy chuẩn bị đón Xuân tại đơn vị . Vì muà Xuân hoà bình đang vẫy tay mời gọi
          Đất nước gần 20 năm chiến tranh khói lửa  người dân Miền Nam phải chịu biết bao tang thương bi đát; người lính chiến đã đặt tình yêu và nổi nhơ trên đầu điếu thuốc; trên  những lời hứa hẹn một ngày về khi đất nước thanh bình . Bởi vì suốt trong dặm dài gian khổ đánh bạn với hiểm nguy chưa một lần được ngủ yên trên một chiếc giường ngay ngắn . Nghe đến hai chữ Hòa bình ai ai không mở hội trong lòng, một đồng sự của tôi đề nghị mở party cả bọn đồng ý. Thật đơn giản chỉ một lít rượu đế vài lon thịt họp, và một nồi nước sôi cùng mấy gói mỳ tôm, đặc biệt hôm đó có Nguyễn Văn T   công tác ghé trại định cư và ở lại cùng tham gia tiệc tất niên.. Chúng tôi đánh chén ca hát đốt lửa cho đến nưả đêm xa xa có một vài tiếng súng nổ . Một thằng trong bọn hỏi  “hoà bình  rồi sao lại nghe súng nổ . ? Tôi trả lời biết đâu tụi VC đánh lưà cho nên  chiều nay tiểu khu ra lệnh cấm trại, thôi hãy chuẩn bị  dừng quá tin tụi chúng” Nói vưà dứt không bao lâu thì bọn Bắc quân bắt đầu khai hoả, tôi  chụp cây M 79 kèm theo túi với mấy quả đạn chạy thẳng bộ chỉ huy, các bạn tôi ra phòng tuyến  phía Đông nơi dành cho đơn vị chúng tôi và lực lượng Nhân dân tự vệ tác chiến khi hữu sự. Tại trại chỉ huy đã có mấy vị xã trưởng tập trung để theo dõi hệ thống truyền tin . Chúng tôi xin pháo binh phong toả bãi cát phía Bắc và Đông vì mặt Tây và Nam  giáp mặt lộ chính VC không thể nào tiến quân vào hai hương nầy được. Tuị chúng(VC)  dùng loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng quay về phiá cách mạng, sĩ quan trực chưỉ thề trên máy và xin pháo binh dẹp mấy cái loa cuả tụi chúng dùm... “ Bộ chỉ huy tiểu khu ra lệnh hãy giữ  vững hệ thống phòng thủ chờ sáng ra sẽ mở cuộc phản công . Thật sự  hôm đó VC chỉ bắn một vài trái pháo nhưng và rơi ngoài hàng rào mà thôi.  Trời vừa sáng ,sương mai mò mịt hai hướng Bắc và Đông của  trại  một rừng cờ  nửa đỏ nửa xanh  mọc lên ở trong rừng thông ngoài trại . Lúc nầy đơn vị phòng thủ được lệnh hành quân tảo thanh và tháo gỡ các cờ VC , chúng tôi gặp sự kháng cự nhỏ, nhiệm vụ chúng tôi là thay các cờ VNCH vào các cờ cộng sản, lúc đầu thì không gặp trở ngại nhưng bổng đánh ầm một tiếng khói bay mù mịt một tiếng la thất thanh ở phía bên cạnh đó là một đồng sự cuả tôi  Trần T đã đền nợ nước trên tay còn cầm chặt lá quốc kỳ thủng trăm vết, nằm kế chừng 5 mét là một quân nhân cuả đơn vị địa phương quân bị đứt một bàn chân và một chân bị gãy nát . Chỗ tôi đứng không xa nơi những anh em bị nạn cho nên tôi ghé lại để cùng giúp đõ công tác di chuyển vào trạm xá. Chứng kiến cảnh nầy tôi thật sự đã rơi nước mắt lúc nào tội chẳng hiểu vì sao phải hy sinh trong lúc hoà bình và vào những ngày giáp Tết, không những một đồng đội đã ra đi mà người bị thương không ai khác là thằng bạn học cuả tôi  gặp lại trong chuyến rút lui tháng 8 vừa qua  Nguyễn Thanh H lớp Nhị C Sao Mai, anh chàng nhà quê Đại Lộc hai chúng tôi gặp nhau lần thứ hai sau 7 năm lìa mái học đường, nó đã bị chiến tranh cướp đi hai bàn chân, tôi biết nó quí đôi chân nầy lắm vì nó là cầu thủ bóng tròn rất xuất sắc,chúng tôi có một thời kỳ cùng chơi chung trên sân bóng trường Kỷ thuật Đà Nẳng thuở chung lớp chung trường. Nó nhìn tôi nói với giọng yếu ớt” tại sao chúng ta gặp nhau trong hoàng cảnh nầy, đơn vị tau được tăng phái về đây ba hôm để giữ cho dân ăn Tết. Tôi an uỉ nó đôi câu và hẹn sẽ ra bệnh viện vì lúc đó trực thăng đã đến  đến đe åtản thương. Một tuần sau tình hình lắng dịu, tôi về Đà Nẳng thăm nhà sau Tết  và  thăm H .tìm hoài trong danh sách phòng lựa thương Tổng y viện Duy Tân không có tên nào là Nguyễn Thanh H..cả. Tôi nói chuyến  bay tải thương ngày giờ đó,họ xem lại chỉ có một người tên Lê Văn T đang điều trị tại ngoại thương 8 ,tôi đến thử để xem hư  thật không ngờ chính là hắn ta và chân còn lại thứ hai cuả nó cũng không giữ được, nếu giữ lại thì sẽ kéo dài sự hành hạ thể xác rất lâu mà cũng không có khả năng xử dụng cho nên phải đành bỏ luôn. Lần nầy chúng tôi trò chuyện rất lâu, nó kể về cuộc đời lính trận sau khị ra trường nó được bổ sung đến sư đoàn 25 BB      sau trận hành quân sang Campuchia, nó nhận được tin mẹ bệnh nặng và qua đời
   . Tôi hỏi  nó về cuộc tình giữa hắn với cô  nàng nữ sinh Phạm Tuyết Mai thế nào ? Hắn cười khổ “ đọc mấy câu thơ :
                   Yêu là chi nếu không là thoả mãn
                   Trắng tay rồi tình cũng sẽ ra đi
Tiềm thức nhỏ theo camê hờn trổi dậy
Tim sẽ buồn bật khóc giữa bơ vơ.
Cô ta cặp bồ với một quan ba haỉ quân nghe đâu đã cưới nhau.  Tớ và nàng sau nầy có sự cách biệt về giai cấp cho nên xãy ra một  cuộc cải vả không thể hàn gắn chính cô ấy đã thốt  “ Tant qui ‘il y a des homes” có nghĩa là khi không còn loài người  mới chọn ta
  Bởi vậy không còn gì để lưu luyến . Tôi không dám hỏi nhiều , bởi không hiểu vì sao tôi cảm thấy lúng túng vì đã vô tình khơi thêm vết thương lòng của bạn.  Chúng tôi im lặng nhìn ngoài trời mưa vẫn rả rích rơi không lớn lắm nhưng gió từ hướng sông thổi lên hắc nước vào hành lang cho   chúng tôi tìm lại chút dư  âm ngày cũ  lúc hai chúng tôi ngồi gặm bánh mì buổi trưa  trong hành lang Cổ Viện Chàm và nhìn mưa rơi trên sông Hàn  nó vẫn nghêu ngao  mấy câu : trời mưa ngập cả lối đi về- Mỗi chiều tan học thấy buồn ghê”-    Bỗng chốc nó trở thành hậm hực “ Hoà bình -- bình – hoà bình ư ? “ Bố mẹ nó  : tụi nó nâng ly chúc nhau ăn mừng tại Paris còn riêng chúng ta còn phải đổ máu, tụi chúng mình phải làm một con thiêu thân cho những tham vọng của bọn bất lương .
 Cay đắng và thật mỉa mai đôi chân nầy hy sinh có phải uổng phí hoặc là quá vô nghiã phải không ?  Tôi bảo  sự hy sinh nào cũng có giá trị đích thực cuả nó. Người lính Miền Nam trong suốt 20 năm  lấy “ Tổ Quốc- Danh Dự – Trách Nhiệm” gắn lên tầm đạn của kẻ thù. Người lính Cộng Hoà đã căn rộng tấm poncho che phủ vùng trời bình an cho đồng bào , lấy hết máu trong tim tưới thắm hoa lá ruộng đồng , đem những nắm xương khổ nạn cắm khắp nẽo đường quê hương, để cho chính nghĩa quốc gia  tự do được tồn tại. Để cho người dân Miền Nam sống ấm no  ở hậu phương trong  đó co cảù đôi chân cuả mầy làm sao mà vô nghĩa . Hãy cho đó là niềm tự hào là trả nợ nam nhi..dẫu sao mầy cũng  chọn cái nhân sinh quan cuả Nguyễn Công Trứ  trong những trận tranh luận với nhau kia mà.
          Từ giả hắn tôi về lại đơn vị  chuẩn bị khóa huấn luyện  về công tác đấu tranh chính trị tại trung tâm Vũng Tàu. Đây là một khóa huấn luyện đõan kỳ dành cho mọi cấp  rất là hào hứng . Trong dịp nầy sau khi về đơn vị chúng tôi được phối hợp công tác cùng các sinh viên khóa 28 võ bị Đà Lạt những chàng trai đã chọn con đường binh nghiệp để phục vụ tổ quốc, họ rất linh hoạt, năng động và đầy nghị lực và kiến thức phổ thông . Rất tiếc  cuối cùng chịu chung số phận cuả quê hương vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

          Đêm hôm nay , đêm ba mươi Tết và là đêm thứ mấy trong gần 20 mười năm làm tên lưu vong lạc xứ, bước ra ngoài ngồi nhìn vầng trăng khuyết để “ Cử đầu vọng minh nguyệt và Đê đầu tư cố hương”  người ta bon chen  tranh giành những hư danh, bôi mặt đấu đá nhau  hầu tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội phồn hoa nhưng tình người thì kém xa.  Quê hương còn đó nhưng rách nát tả tơi như lá Quốc kỳ phủ lên chiếc quan tài thằng bạn tôi trong chiến dịch cắm cờ giành đất năm xưa ; 36 năm tôi nhận được mấy lời nhắn ngắn gọn cuả thằng bạn học cũ. Ba mươi  sáu năm vòng thời gian oan nghiệt cuả đất nước, cuả đồng bào sau cái hiệp định lưà gạt cuả những tên trùm chính trị , có đến 12 quốc gia và hội đồng baỏ an liên hiệp quốc chứng kiến và kývao, ngược lại họ làm ngơ cho i bọn cộng sản phản bội cưỡng chiếm Miền Nam, chôn sống hàng triệu quân dân  trong trại tù trên đường vượt thoát..và có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập môn. 
          Phần chúng ta có cơ may có bầu trời tự do để thở, con cái có điều kiện học hành để thăng tiến không phải cầm xấp vé số đứng ở các bến xe hay bới từng đống rác  bẩn thỉu, hoặc cĩ thểû bị khai thác trong các nhu cầu  tình dục ở nước ngoài, huỹ diệt tương lai, chôn vuì tuổi thanh xuân ..
       Hiện nay có những người vô tích sự ngồi nghiền ngẫm viết những baì phân tích lộn ngược hàng mấy chục trang phê phán chỉ trích , hăm dọa nhữngb kẻ còn chút lưả trong lòng.. Tại sao họ không biết xử dụng cái thời gian nhàn rỗi trên phần đời còn lại làm một việc hữu ích có nên chăng ?. Tại sao không mở vòng tay góp sức cùng mọi người trong công tác lạc quyên gây quỹ giúp những người bạn năm xưa đã để lại những phần cơ thêû trên chiến trường khốc liệt phải chấp nhận cuộc  đời bất hạnh trong sự hành hạ đắng cay cuả những kẻ bị bỏ quên  ? Ngược lại còn bày trò ăn xén , ngăn chặn  vì tự aí ích kỷ nhỏ nhen..
          Mấy hôm nay tôi nhận rất nhiều Email cuả những đồng đội bất hạnh năm xưa cảm ơn   với những ngôn ngữ chân thành và thống thiết của những người nhận  quà “ cây muà xuân chiến sỹ cuả hội QN/ĐN ./ WA) .Qua thông tin dóđã cho tôi tìm lại tin tức người bạn học năm xưa hòa chung cùng nổi đau cuả quê hương triền miên trong đói nghèo và lạc hậu tôi vội vàng trả lời  cho H thằng nhà quê Dặi Lộc ,, nội dung rất ngắn gọn :
      
     Đúng mầy rồi vẫn cái giọng cay cú như ngày nào, tớ đây thằng Th.. mầy còn sống hả ? đã nhấm đủ muì vị khổ đau chưa ? Theo tớ hiểu đã quá thưà rồi phải không ,. ? Tớù sẽ tìm cơ hội chia xẻ cùng mầy, mầy cò nhớ bài hát cuả một cô giáo người Pháp mà thầy Phạm Ngọc Vinh thường đọc trong giờ Pháp Văn  ? Tớ chép  lại để nhắc nhau  một niềm mơ ước chưa thành sự thật ..

                     Quand tout renait à l ‘espérance
                   Et que l‘hiver fut loin de nous
                   Quand la nature est reverdie
                   Quand l‘hirondelle est de retour
                   J ‘aime à revoir ma Normandie
                   C‘est le pays qui m ‘a donné le jour
  Tạm dịch :    Khi nào hy vọng trở về
                   Và khi muà Đông đi xa
                   Khi thiên nhiên trở lại xanh thẳm
                   Khi chim én trở về cùng ta
                   Tôi mơ ước nhìn lại Normandie
                   Là nơi tôi đã chào đời.
Ta cũng mơ ước khi nào niềm hy vọng  trở về, ta và mầy ra laị cổ viện Chàm ngồi nhìn mưa đổ trên dòng Hàn Giang, ghé Cafe Nhân nghe Thái Thanh hát bài “Ngày trở về”à cuả Phạm Duy chắc chắn sẽ không xa...

 Viết những lòi tâm sự đầu Xuân nầy nàng Xuân đã chễm chệ giữa phòng khách vắng vẻ  vì ngày thứ tư có người phải bận ba bốn lớp aó để đi cày và tiếng nhạc từ nhà người hàng xóm vọng sang lời nhạc du dương :
  “ Đón xuân nầy ta nhớ xuân xưa
   Hẹn gặp nhau khi pháo giao thưà
   Em đứng chờ anh dưới song thưa
   Anh đi qua đầu ngõ hỏi nhau rằng : Xuân đã về chưa ? “

                 Cao Thy Yên
          
         



                      Môt thoáng kinh hoàng        

                                                                                 *      Cao Thy-yên
Viết đôi dòng tâm sự nầy vào lúc trời tháng 9, những cơn mưa đầu muà đã  xua điu những nóng bức muà Hạ. Vùng Tây Bắc năm nay Cộng đồng người Việt  rất bận rộn trước những biến chuyển thời cuộc, nhất là  việc chống VietWeekly tuần baó thân cộng và nhóm cò mồi cho “vẹm” Nguyễn Minh Triết  cùng như chuẩn bị “đón tiếp Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng  đến Hoa Kỳ vào hạ tuần tháng 9 . Ngồi trong quán café cạnh góc đường Yakima khu thương mại Việt. Nam thành phố Tacoma,WA  đọc qua các tờ tuần báo Việt ngữ tại địa phương; tờ nào cũng đưa những tin sinh họat nóng bỏng ấy  Bất chợt bỗng nhớ lại một người con gái rất xa lạ chỉ một lần gặp mặt trong một tình cờ, nhưng có nhiều việc thật đáng nhớ.  

Trời hôm đó nắng ấm và thật đẹp vô cùng, nhân chuyến đi tham dự Đại Hội Văn hóa Thế giới Lần thứ 16 tại Nữu Ước, ta thả bộ cùng phái đoàn dạo quanh, thăm viếng thủ đô của nền thương mại thế giới và là biểu tượng của sự phồn vinh Hoa Kỳ. Nữu Ước là nơi tập trung nhiều cơ sở Chính trị và Thương mại, đường phố người, xe tấp nập và thật ồn ào. Trong ký ức ta tìm gặp lại một chút gì của Sàigòn những năm, tháng trước khi bị đổi họ, thay tên. Đã 12  năm trôi qua thật sự bây giờ Sàigòn chỉ còn cái tên trong kỷ niệm. Đứng tại trạm chờ tàu ngầm ta ngâm nga đọc:

Ta nện bước  trên đường chiều Nữu Ước,
Nét rộn ràng nhớ đến Sàigòn xưa .  (một thoáng Sài gòn)

Nói đến New York  thì người ta phải nhắc đến tượng Thần Nữ và Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC).Hai kỳ quan nầy nằm đối diện nhau trên một vùng đất rộng chừng bốn cây số vuông mà hằng năm có chừng 30 triệu lần khách thăm viếng đóng góp cho sự phồn thịnh của Nữu Ước.
Nhưng những đổi thay thật bất ngờ  làm ta cảm thấy bàng hoàng. Có ngờ đâu mới hôm qua lá đại kỳ VNCH được các phi công Việt Nam Cộng Hòa kéo tung bay  quanh hai ngôi tháp chọc trời và tượng Nữ Thần Tự Do. Buổi sáng hôm đó ta thức dậy thật sớm để ghé khu China Town mua  một ít quà để trở về miền Tây cho kịp chuyến bay lúc 11::45   sáng ngày 11-9.  Lúc đó gần 9 giờ sáng một tiếng đánh ầm và tiếp theo những tiếng rên la. Đứng cách chân hai  cây tháp song sinh chừng 500 mét nhìn cảnh  hỗn loạn, tiếng còi hụ, tiếng người la ó mà người bạn ta vẫn cầm máy hình đi gần lại khu nhà cháy và bảo ta" hãy đứng  dưới cảnh nầy ta lấy cho một bức hình, ngày mai và mãi mãi sẽ không còn nó  nữa" và rồi một tiếng vèo vào ngôi tháp thứ 2 bị đánh sập bằng một chiếc máy bay phản lực và lúc nầy tôi mới biết thật sự là nước Mỹ đang bị tấn công. Những tang thương xảy ra tại New York chẳng khác gì Đà Nẵng của những ngày, tháng 3-75, Sài gòn tháng 4-75 và quê tôi Quế sơn mùa hè 72 .Thật  ngỡ ngàng chỉ trong nháy mắt hai tòa nhà song sinh biến mất trên bản đồ thế giới., hàng ngàn người bị chôn vùi dưới lớp đá vụn, hàng vạn người bị thương và mất tích, hàng trăm hành khách hiện diện trên các chuyến bay định mệnh đã vĩnh viễn ra đi mà chỉ trước đó một vài phút còn dùng điện thoại để liên  lạc chuyện trò với người thân..

 Đất nước tôi chiến tranh triền miên trong một phần tư thế kỷ cho nên tôi không  .
xa lạ gì với hoàn cảnh thương tăm ấy. Nữu Ước trong tình trạng giới nghiêm, phi trường bị đóng, chúng tôi bị kẹt phải lưu lại trong khách sạn. Tại phòng khách tối hôm đó điện thoại bị cắt, cả hệ thống viễn liên qua hand phone cũng bị cắt nữa, chẳng có ai gọi về gia đình được. Bọn chúng tôi những người Việt Nam đến từ khắp nơi trên thế giới về dự ngày Đại Hội, chưa về được, nên ngồi họp nhau  dưới phòng khách xem TV chiếu những cảnh kinh hoàng được chiếu đi chiếu lại nhiều lần dưới phụ đề America Under Attack.
Trong những ngày lưu lại vì kẹt chuyến bay chúng tôi có dịp trao đổi nhau nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống tha hương. Đặc biệt trong nhóm đa số là người Quảng Nam từ Hạ Uy Di, Gia Nã Đại, Nam và Bắc Cali, và ở các tiểu bang vùng Trung Mỹ chúng tôi dầu không quen biết nhưng qua âm ngữ  đã nhận biết  ra cội nguồn tổ tiên và cái bản chất "Quảng Nam hay cãi" vẫn là tiền đề cho những cuộc tranh luận của chúng tôi từ Tiên Phước, Quế sơn, Thăng bình, Hội An, Đà Nẵng, v.v..Buổi nói chuyện để giết thời giờ của chúng tôi thật lý thú. Hiện hữu nhiều thế hệ của xứ Ngũ Phụng Tề Phi nói về những ưu tư  đến quê hương, đồng bào, đất nước và thân phận lưu vong, v.v..như ấm lại hơi thở của một con dân xứ Quảng giữa lúc một biến cố khủng khiếp vừa xảy ra trên quê hương mới, liên tục trình chiếu trên màn ảnh làm ta chợt nhớ đến lời điêu khắc gia Lazarus tạc dưới chân tượng Thần Nữ " Hãy cho tôi những người mỏi mệt, nghèo nàn, những người muốn thở không khí tự do. Hãy gởi đến tôi những người không nhà, những người vì bão bùng trôi giạt ."
Có phải ta vì bão bùng trôi giạt về đây nương nhờ bóng dáng  Thần Nữ ? Ta nhớ hôm đó trời nắng, từng tia nắng chảy qua từng bực thềm cao ngất nơi  Nữ Thần ngự trị. Người ngươi mệt mỏi vì thang máy chỉ dành cho người khuyết tật, các bạn đều bỏ cuộc khi bước vào tầng thứ nhất của ngôi tháp. Ta bảo thầm đi tìm Tự do chớ bỏ cuộc, trên đỉnh tháp là nơi mà người Mỹ tự hào gọi là " Nước Mỹ nhìn ra thế giới bên ngoài".

Ta mỏi gối tìm nàng! Ôi Thần Nữ.
Trời vào thu tia nắng chảy qua thềm(lãng du)

Chính nơi nầy ta tình cờ gặp một du khách người Pháp, cô ta là một nghiên cứu sinh ngành xã hội học cũng ngồi nghỉ chân ở tầng thứ  ba, trên tay cô ta cầm cuốn sách "Les nuits d' Octobre et L 'April noir ".
Tánh hiếu kỳ và dòng tư tưởng có liên quan đến tháng Tư đen của Việt Nam, ta mở chuyện để làm quen và hỏi thăm về  tháng Tư đen (  April noir)  đó là tháng Tư của Ba Lan nói về cuộc đấu tranh của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. Cô ta nói rành tiếng Anh, cô biết tôi là người Việt Nam cho nên  hỏi qua một số vấn đề có liên quan  đến Việt Nam. Cô đã có một vài lần đến thăm viếng VN trong năm 1999. Tôi trình bày những vấn nạn của đất nước trong giai đoạn hiện tại về Tư ï do, Dân chủ , Nhân quyền và đời sống đồng bào tại quê nhà
Thật buồn cười  vì ngôn ngữ  eo hẹp cho nên tôi nói cả ba thứ tiếng Pháp, Anh, Việt xà bần như rau trộn  có điều cô ta hiểu được những gì tôi muốn nói. Cô gởi lời chia sẻ cùng đồng bào tôi. Cô có ghé thăm Non Nước quê tôi và  mở cặp lấy cho xem mấy bức hình cô ta chụp tại Ngũ Hành Sơn. Cảnh giành giật mua bán, cảnh người ăn xin bu quanh một người ngoại quốc  làm lòng tôi cảm thấy đau  đớn và xót xa cho thân phận quê hương, đã 26 năm không còn chiến tranh mà các tệ  nạn  lại càng ngày càng gia tăng. Tôi xin lỗi cô ta  bởi vì đồng bào tôi phải gánh chịu biết bao tang thương đổ vỡ  từ biến cố nầy đến thiên tai nọ không một giờ, một khắc sống trong an vui của cảnh thanh bình    
Cuộc tiếp xúc rất ngắn ngủi, song cũng đã cho tôi một sự suy gẫm dẫu sao một người ngoại quốc  nhìn quê hương và đất nước tôi từ bên ngoài mà họ cũng hiểu phần nào về chủ nghĩa Cộng sản, ngược lại có những người Việt Nam chính cống từng chạy trốn vì chế độ mà đến nay vẫn chưa sáng mắt để nhìn ra sự thật .
Gần một tuần sau phi trường Kennedy vẫn đóng cửa, chúng tôi phải dùng đường bộ để trở về nhà. Bốn ngày trường trải  bằng xe buýt trên đoạn đường dài gần 10 ngàn cây số. Chúng tôi phải dừng lại biết bao nhiêu trạm từ Đông sang Tây. Trời liên tục đổ mưa, mây mù  giăng che kín núi. Dường như đất trời cùng hòa với lòng người mà đổ lệ cho nước Mỹ. Nhìn lên TV tại những trạm nghỉ chân thấy cảnh đào xới ,tìm kiếm những người thân, mang hình người thân hỏi người qua lại, rồi những tiếng than khóc, những xác nạn nhân được bới lên bọc bằng những bao cao su xếp hàng, đầu óc tôi lại quay cuồng về một biến cố Mậu Thân 1968 tại Huế. Hai khoảng thời gian này cách một phương trời, những đồng cảm những bà mẹ, những góa phụ, những trẻ thơ..ràn rụa nước mắt, gần 40 năm trôi qua bằng một thảm trạng khủng bố được giữ lại trong ký ức.cuả mỗi một con dân Việt cũng rất kinh hoàng.

Lynda!! Người con gái chỉ một lần gặp mặt, hôm nay ta đặt bút viết những  dòng nầy, bỗng dưng qua khe cửa có chút trăng khuyết chiếu vào mà lòng dậy lên niềm đau về quê hương và than phận. Những người anh em, đồng hương ta đa số đã có một chút thành công còn ta cứ mãi xoay vần với những dòng suy nghĩ viển vông, vẫn nghiệt ngã không thôi: không phải  vì vô dụng, phế thải, bất lực như một  nhà báo thiên cộng đã dành cho  những người HO trong đó co’tôi mà vì những thao thức, trăn trở  cho một Tổ Quốc VN  thật sự Tự do và yêu thương  Lynda ! “la terre est ronde”ta nhớ mãi lời nầy của cô..nhưng chẳng biết bao giờ có duyên gặp lại người nữ sinh viên nầy….?

Sau bao nhiêu năm tháng dài biệt xứ chúng tôi vẫn ngồi nhắc lại những chặng đường oan khiên và nhận  biết được rằng ở cuối chân trời tạm dung nầy chỉ còn lại chúng tôi những đứa con Việt Nam mới bận lòng cho nhau hơn dẫu có bất đồng nhau về một định luận quan nào, dù sinh sống từ phương trời nào - sau cơn biến động nầy sẽ gần gũi nhau hơn  trong mọi hoàn cảnh cuả cuộc đời. Cho nên xin tạ ơn trời đất, tạ ơn đời, tạ ơn những người còn sống, những người đã chết hôm qua, vẫn mãi là nguồn ơn  tiếp sức cho chúng tôi trên bước đường lưu lạc chưa tìm ra lối quay về..
                                        


                              





                    QUÊ HƯƠNG KHUNG TRỜI KỶ NIỆM
                                                            Cao Thy Yên








 Hình như sắp tàn Thu từng cơn mưa nhỏ  đầu muà kéo theo những chiếc lá vàng rơi ngập lối đi. Nhìn từ xa trong vòm trời  ảm đạm  từng đàn chim thiên di dang đôi cánh mỏng như chuẩn bị cho một cuộc di tản tìm về một vùng trời ấm áp nào đó trước muà tuyết rơi     Loài chim nầy rất chung tình và không bao giờ quên cội nguồn , nơi trốn tuyết chỉ là  bến bờ tạm dung mà thôi. còn những con chim Lạc Viẹt lưu đày tren quê hương tạm dung đã gầmn 33 muà lá đổ  vẫn mõi mắt ngóng trông ra biển để nhớ thương và hoài niệm về một vùng trời quá khứ bi hùng để tích tụ cho một mơ ước  ngày trở về trên quê hương không còn  Cộng sản.

Muà  Thu  là muà cuả thi nhân, là muà cuả kỷ niệm ; đó là muà tựu trường  , đối với tuổi học trò có chút gì quyến rủ và mới lạ  như   Thanh Tịnh  trong Ngày Tựu trường“ hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , Mẹ tôi âu yếm năm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp…. Hôm nay tôi đi học” mà chính tôi cũng đã trải qua  những thu vàng chạy dài trên kỷ niệm tuỏi thanh xuân
 Ngày tháng cứ thản nhiên qua nhanh, nhớ nhung và phiền muộn  lúc nào cũng tràn trề phía sau cánh cửa cuộc đời tạm dung . Làm sao quên được những tháng năm triền miên khói lửa trên quê huơng , nơi chốn chôn nhau cắt rốn và đầy ắp những kỷ niệm cuả tuổi ấu thơ. Một vầng trăng khuyết , một đám mây chiều  lơ lửng trên mái đình hiu quạnh, và phía lủy tre xanh mái nhà ai đã lên khói cho bửa cơm chiều cuả những người dân quê chất phát  trên vùng đất khô cằn , quanh năm suốt tháng vớI đôi chân trần các ngón khẳn khiu bóm chặt vào lòng đất dính đầy buị phèn . Đó là nơi tôi cất tiếng khóc chào đờI và lớn lên trong từng chặn đường quanh co cuả lịch sử.
.






Khi xa Tổ quốc mới biết quê hương là quan trọng , hai tiếng ấy như chiếm trọn cả phần đời còn lại cuả tôi vì chính nơi đó đã sản sinh và cưu mang tôi trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khó khăn cuả đất nước.
  Th áng 12/ 1994 tôi rời xa Tổ quốc khi chiếc máy bay lươn một vơng trên phi cảng Sàigòn và mát hút trong không trung, tôi biết mình đã đánh mất một cái gì quan
trọng nhất trong đời, cái nơi chốn thân thương . Sau ngày giặc đến, sự đổi thay cuả chế độ, đa số người dân Miên Nam dường như từ chối sự hiện hữu nầy: một số  lớn viên chức trong quân dội  và chính quyền chế độ cũ bị cầm tù  không có bản án,không có ngày về, chết dần chết mòn trong sự hành hạ và trả thù cuả kẻ gọi là “ chiến thắng” như Tạ Tỵ kể lại trong Hồi  Ký ( Dưới đáy địa ngục) trong đó có tôi; một số khác bỏ nước ra đi trong thập tử nhất sinh   “ nếu cột đèn biết đi, nó cũng bỏ mà đi” câu trả lời cuả một bà cụ trước tòa án nhân dân về tội vượt biên trốn theo địch. Là thế đó quê hương không những bị chiến tranh tàn phá   mà chính sự cai trị hà khắc cuả  tập đoàn man di rừng rú đỏ tanh muì maú Maxít  quốc tế cộng sản  mang về áp lên đầu , lên cổ cuả nhân dân đã huỷ hoại cái truyền thống vốn có từ lâu cuả nền văn hóa Việt tộc. Tôi thầm mong rằng sẽ có một ngày bà con và đồng bào tôi được sống trong an bình, được đứng thẳng  không khom lưng , cuí đầu trước bất cứ một thế lực nào, được nhận lãnh những ân huệ cuả Thượng đế  ban cho loài người. Một xã hội trong thời đaị con người đi vào khám phá không gian  mà Việt Nam khẩu phân người dân  phải bị buột chặt theo tiêu chuẩn ăn chia công điểm, đôi tai bị bịt kín chỉ cho nghe những gì đảng nói, mắt chỉ được hướng về phía trước cái đích mà đảng đã đặt..Thời phong kiến vua là thiên tử nắm toàn quyền sinh sát nhưng phân phát quyền lợi đồng đều cho  thần dân, ngược lại cái gọi là” độc lập-tự do-hạnh phúc” là thế đó.  Đọc một vài diễn đàn tư nhân trong nước  nhân vật bất đồng chính kiến Hà Sỹ Phu  than thở “ “Việt Nam bây giờ như một đống bùn nhão, không định hình” thật sự là vậy đồng bào tôi đang ngụp lặn trong vũng bùn nhầy nhụa ấy với những bất công áp bức, tham nhũng, buôn lậu, ma-cô, đỉ điếm … thì làm sao có Tự do và công bằng . Có nỗi nhục nào bằng khi đất nước bị ngoại bang cưởng chiếm mà chính những người gọi là đại diện cho dân lại đi bịt mìệng , bịt mắt dân không cho ai được  bày tỏ lòng yêu nước của mình qua vụ Hoàng-Trường Sa vì đó là cái quyèn thiêng liêng đã ghi trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ; thậm tệ hơn còn bắt bỏ tù những ai đặt ra vấn đề đòi hỏi đó. Quân đội nhân dân, Cảnh sát nhân dân cái gì cũng cuả dân cả  , nhưng chỉ phục vụ cho Đảng một  thiểu số tự cho  là “ đỉnh cao trí tuệ  , họ xem đất nước như một vật sở hữu cuả riêng họ.  Có một lão thành chống Pháp tặi quê tôi có 40 tuổi đảng và đã về hưu, sau ngày tôi đi tù về  trong một cuộc trà dư tửu hậu ông nói rằng:’ ngày trước sống dưới chế độ thực dân Pháp, nhưng tôi đi đâu và ở đâu măc kệ, ngày nay hoà bình lập lại đất nước thống nhất , nhưng muốn đi đâu phải xin phép, cái phép đi thưa về trình thì có gọi là Tự do được không ?; thử hỏi đất nước mình đang đứng ở đâu ? Cộng sản nguyên thuỷ ư?  Như vậy đảng ta đến bao giờ mới tiến tới chủ nghĩa đại đồng, làm việc tuỳ sức , ăn tiêu tuỳ cần, phải thắt lưng buộc bụng đến bao đời để có   ? là một người tù tôi không có ý kiến   , thế mà sang  ngày hôm sau cũng bị kêu đi “làm việc”và cứ mỗI lần  như vậy thì phảI tốn một cuốn vở 50 trang để viết kiểm điểm, thế đó người dân sống trong sự giăng lưới bởi những đôi mắt cú-vọ chực chờ để cấu xé .

Quê tôi nằm bên dòng sông Ly-Ly , một vùng đất nghèo nàn trong thung lũng Quế Sơn  đất cày lên sỏi đá, những người dân quê mộc mạc một nắng hai sương  bóm lấy thửa ruộng, mảnh vườn để sinh tồn

 thửa ruộng, mảnh vườn để sinh tồn truyền tử lưu tôn..Trong chiến tranh cái làng nhỏ nầy hứng chịu bao nhiêu bom đạn, nhưng chưa ai bỏ xứ mà đi- Cây đa, bến nước, dòng sông, lũy tre xanh và nhất là ngôi đình làng nơi mà hằng năm vào ngày rằm tháng Ba Âm lịch  là ngày giỗ kỵ cuả vị khai sinh ra nó . Họ vật trâu đãi dân và hát xướng ba đêm ngày.  Rồi chiến tranh bùng lên, Việt Cộng về làng đã cướp đi mất cái không khí thanh bình cuả những người dân quê hiền hoà chất phát  , nhưng dẫu  sao đi nữa họ vẫn bóm trụ  để giữ lấy cái vùng đất đã gắn liền với cuộc đời họ.


Tôi ước mong sẽ có một ngày trở về ngâm mình trong dòng sông trong mát  để tắm gội những bụi đời trong những tháng năm biệt xứ đang bóm đầy trên thân thể. Cái dòng sông mang phù sa đem lại cho dân quê niềm vui mùa gặt mới. Bom đạn đi qua không làm cho đôi bờ loang lở, con nước vẫn êm đềm chảy xuôi về biển như mang theo ân tình của họ về với đại dương hoà trong dòng sinh mệnh cuả quê hương.
 Ngày nay dòng sông đã lên thac, xuống ghềnh cuồng nộ, đôi bờ tan nát vì nạn phá bờ để  trồng rau xanh hay dâm vài luống khoai để sinh kế. Bởi vì đất ruộng đã bị tịch thu vào chế độ công xã . Chủ nghĩa xã hội không những ảnh hưởng đến đòi sống dân chúng mà còn tác hại ghê gớm đến môi trường sinh thái  hặn hán .. lũ lụt  thiên tai triền miên. Đa số đã bỏ làng mà đi vì ông chủ mới đã tóm thu tất cả những gì mà họ đã chắt chiu gầy dựng từ bao đời nay

Tôi đã đi qua hai phần đời người, một phần còn lại ngồi đây để hoài niệm, những thăng trầm, những khúc khuỷu quanh co trong cuộc sống. Quá khứ không chỉ để hoài niệm mà  từ đó nhin lại và rút ra  những bài học cho tương lai. Với tôi tương lai chẳng có gì mà chỉ là một giấc mơ là sẽ có một ngày trở về thăm lại  quê hương, ngoặn du mọi miền đất nước trước khi ngả vào lưng mẹ ngủ giấc nghìn thu. Và giấc mơ đớ lớn theo thời gian và tuổi tác. Sự chờ đợi nào rồi cũng có hồi đáp Nhà Văn Nga Solzhenisyn Nobel Hòa Bình  
 sau mấy mươi năm lưu  lạc tạị Mỹ cuối cùng cũng được thấy nước Nga không còn Công sản 

 Tôi có một sai lầm là nghe theo lời mẹ tôi trở về làng cũ sau ngày giặc đến để bóm lấy  ruộng vườn , bà bảo rằng về  nhận phần  tài sản  mà cha mẹ tôi để lại nếu như cho người ta thuê mướn cũng đủ sống , nhưng có ngờ đâu sau 1 năm là họ thu vào hộp tác và tôi bị bắt đi tù kéo theo những thê lương cho cả vợ con


Thời gian trôi thật nhanh, mới đó mà đã mười mấy năm xa vùng trời kỷ niệm, mái tóc đã nhuộm màu năm tháng. Trong một phút giây tỉnh lặng nào đó chợt nhớ  về Đà Nẳng những chiều tan trường rảo bước trên đường Độc Lập với những lá me bay, rồi quẹo sang Hùng Vương ghé “ Bình Dân Thư Quán” mướn  một vài cuốn kiếm hiệp cuả Kim Dung về đọc vào những cuối tuần. Nhớ những muà thi khi đi xem kết quả, những trạng thái tâm lý vui buồn cuả những sỉ tử  với những ước mơ sau thời gian dài 12 năm cuả bậc Trung Học. Sự quyét định số phận cuả những nam sinh thời chiến lọan, Câu ca dao “ Rớt tú tài

anh đi trung sĩ” như muối xát vào lòng những chàng hỏng thi….và có niềm vui nào cho bằng khi được đề tên trên bản , Niềm vui và nỗi buồn  “ Khấp như thiếu nữ vu quy nhập;tiếu tự thư sinh lăạc đề thì” chuyện cười ra nước mắt cuả tuổi học trò là vậy .- Nhớ những  những lần ghé Đại học xá Nam Giao cùng  bạn đang lấy court và thi học kỳ cùng với đám bạn đi  ăn bánh bèo “Bến Ngự” rồi ngang ngã trường Đồng Khánh ngắm mấy cô Nữ sinh duyên dáng cuả xứ thần kinh.




  Trời đã vào Xuân có anh’ trăng treo đầu nuí , nghĩ phận mình  lưu vong , lạc xứ đã mười mấy năm . Ngẩng đầu về phương Đông mà ngâm câu “ Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung” Lý Dục bị lưu đày làm con tin thời chiến quốc   khi nhìn trăng  mà than  không biết trăng phương ấy có còn sáng soi trên đỉnh đầu nầy chăng ? Quê hương còn đó với biết bao đổi thay  37 năm một đàn kiến  cũng có thể cỏng gạo xây thành một ngọn dả sơn huống hồ gì là con người . Tôi vẫn nghe những tiếng kêu trầm thống từ trong nước  nhưng nỗi thương tâm cuả dân tốc đã gánh chịu . Họ đội đơn di khắp nơi cầu xin một chút công lý . Từ văn phòng 2 Quốc Hội, vườn hoa Mai Xuân Thưởng , Văn phòng tiếp dân , Thái Hà, Nhà thờ lớn ….Những tiếng thét gào cuả  giới trẻ bị bắt đẩy lên xe  khi họ lên tiếng bảo vê Tổ quốc trước nạn Bắc xâm. Những khuôn mặt nhăn nheo  vì khắt khao Tự do cuả Thượng toạ  Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, cuả những Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công  Nhân , Nguyễn Phong, Lê Nguyên Sang ,Cù Huy Hà Vũ. Lê Công Định và biết bao nhiêu thanh niên sinh viên đã hien ngang bước vào nhà tù như một niềm hãnh diện..
 “ Hãy xin đơi một nụ cười : Bài hát của Nam Lộc”
…..   Tự đo ơi Tự do : Ta trả bằng nước mắt
Tự do hởi Tự do  Ta trao bằng máu xương.
Tự do ơi Tự do     Em đổi bằng thân xác
 Vì hai chữ tự do   Ta mang dời lưu vong
“La politique est la science de la  liberté “( Pierre Joseph Proudha) Tự do là một yêu cầu cần thiết cuả loài người mà loài người phải đánh đổi bằng máu và nước mắt/,






                                 Ký sự Hành Hương
                               

          Hướng về năm đức tin (Year of Faith 24/11/2012- 24/11- 2013) cũng như xác tín niềm tin vào Chúa Kito phục sinh giữa lúc thế giới loài người đang lao vào những tham vọng quyền lực, tranh giành ảnh hưởng, chiến tranh chết choc, Thiên tai  liên tục  dẫn đến bến bờ diệt vong. Người Công giáo đứng trước tình hình băng hoại về đạo đức có thể đánh mất niềm tin.
          Cuộc hành trình  Đức Tin  do Cộng đoàn giáo xứ thánh Ann Tacoma Tổ chức cuộc hành hương  thăm viếng những Thánh tích phía trời Âu . Đó là những linh địa mà Thiên Chúa qua Mẹ Maria đã làm chứng cho Đức tin. Cuộc hành hương do Cha chánh xứ chủ xướng và  đã trù bị trước 6 tháng  , được tổ chức thành đoàn ngủ . Cha Linh hướng, Sr và Thầy phó tế  phụ tá gồm có 41 thành viên chia làm 4 tổ có tổ trưởng, tổ phó  trông coi và phụ trách các giờ kinh cũng như lo phần phụng vụ lời Chúa trong các thánh lễ xuyên suốt cuộc hành hương cũng như phân phát tài liệu - lịch trình và phòng nghĩ 2 người  một phòng.
 Trước khi lên máy bay cha sở  cho đọc kinh và ngài nhắn gởi đến phái đoàn  những điiều cần thiết:
(Đi hành hương không phải là đi du ngoạn ngăm cảnh, hương thụ những lạc thú trên đời mà là sự dấn thân và hy sinh. Mục đích chính  là hướng về năm Đức tin của Hội thánh, thánh hóa Đức tin để gần gủi với Thiên Chúa hơn. Cuộc hành trình dài 15 ngày  có thể có những trở ngại bất ngờ cần phải chuẩn bị trước)
(Đó là lời răn dạy của cha linh hướng trước giờ lên máy bay sau khi đọc kinh và ngài ban phép lành cho tất cả)
Chuyến bay Delta 615 khởi hành từ phi trường Seatac lúc 3:25 ngày thứ năm 10/10/2013 vươt Đại Tây Dương và hạ cánh tại phi trường quốc tế Charle Degaule lúc 1:30 sáng ngày 11/10 tức là 10:30 sáng giờ Paris.  Sau khi làm các thủ tục nhập cảnh phái đooàn lên xe bus do do hướng dẫn viên  đã chờ  Tại Parking lot   

  Paris

 Theo lịch trình ngày 11/10 trạm đầu tiên là dừng chân tai Paris Thủ đô nước Pháp  và sau đó tuần tự theo danh sách.  Pháp là quốc gia lớn nhất châu Âu , diện tích gần 700.000 Km2 . Dân số chừng 70 triệu và có nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới.
.Rời phi trường lúc 11.00   vào  thăm những di tích lịch sử của  kinh thành ánh sáng ,xe ngang qua nhiêù xa lộ phái đoàn đã dùng thời gian nầy để dâng lời kinh nguyện ban trưa . Vào Paris  băng qua cầu vượt nơi mà công nương Dana tử nạn, xe  rẻ vào Đại lộ Champs Elysees ngắm Điện Elyse, Bảo tàng viện Loui 14, Louis 15, Napoleon Đại đế; Khải Hoàng Môn, Tháp Eiffel , nhà Thờ Đức Bà ( Notre Dame) nhà thờ lớn  của giáo phận Paris, một kỳ quan của thế giới.  Mùa Thu dường như về chậm Vườn Luxembourg  cây lá vẫn còn xanh, hoa vẫn còn khoe sắc. Phái đoàn dừng lại tại khu thương xá Lafayette một trung tâm thương mại lớn của Thủ đô người xe tấp nập, đa số là những xe ngắn gọn để dễ dàng vào Parking, thường cư dân Pháp dùng sản phẩm của bản xứ là xe Renault , Peugeot, vì đường phố chật hẹp nên đa số dùng xe điiện ngầm, xe bus và nhất là xe hai bánh. Hôm đó là ngày thứ 6 cuối tuần nên khá đông đúc . Phái đoàn dừng chân nơi đây nghỉ trưa mua sắm và dùng bửa, giá sinh hoạt nơi đây rất đắc đỏ nên chẳng ai mua đươc gì chỉ ngắm để rửa con mắt, có người bảo” đến Pháp khi đi mua hàng chỉ nhìn chứ      không được dùng tay đụng vào thì người ta bắt phải mua”
 Chặng cuối cùng là trở lại ngắm cảnh du thuyền trên sông Sein chạy quanh thành phố với 22 cây cầu bắc qua.
 Khởi đầu là cầu Le1na dưới chân tháp Eiffl đến cầu Alma( Pont de L’Alma) nơi công nương Diana tử nạn rồi đi tiến đến Invalides tiếp theo là cầu Alexandre cầu nầy xây vào năm 1886 và hoàn thành vào năm 1900 , cây cầu nầy trang bị tốn kém nhất có 4 trụ cột vàng ở  4 góc tượng trưng nền công nghiệp khoa học nghệ thuật Pháp từ cầu nầy nhìn thẳng là Les Invalides nơi an nghĩ cuối cùng của hoàng đế Napolon cùng các danh tướng của nước Pháp, quay lưng với Les Invalides là hai cung điện Grand Palais và petit Palais , kế đến là cầu Concorde. Hạ viện đối diện cầu concorde , quảng trường Concorde là nơi chém đầu Loui 16. Dọc theo bờ sông Sein là vườn Tuileries. Nhà thờ Đức Bà nằm bên cạnh ngược dòng sông Sein ngắm Notre Dame tôi nhớ lại Tác phẩm Les miserables của Victor Hugo một hình ảnh tôi nhớ  mãi từ thời Trung Học. Lúc nầy là 4:00 chiều là giờ dâng Thánh lễ , đoàn quay ngươc xe  đến Thánh Đường Đức Bà làm phép lạ nơi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré năm 1830. Nơi đây đoàn được chiêm ngưỡng và cầu nguyện trước Thi hài thánh nữ còn nguyên vẹn trong hòm kính .

  Lyon
  Sau một ngày mệt nhọc và giờ giấc chưa quen, cho nên bà con đa số không ngủ được,  thức dậy rất sớm dùng  một bủa điểm tâm( Petit déjeuner) thật thịnh soạn, mùi cafe và bánh mì Pháp tuyệt như lời đồn,trong lúc điiểm tâm hành lý đã được nhân viên khách sạn đưa ra xe bus và chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình mới
Nhìn đồng hồ trên xe bus  8:00 sáng nhiệt độ bên ngoài là 10 độ C xe bắt đầu chuyển bánh ngươc về hương Đông Nam  dọc theo bờ sông Sein  qua cầu Verseille   và vào xa lộ   đến Lyon thành phố nằm hướng Đông Nam nước Pháp , đoạn đường dài trên 400Km xe phải chạy mất 5 giờ .Phái đoàn dành thời giian nầy để đọc kinh , cầu nguyện và còn lại là phần Văn nghệ giúp vui gồm ca nhạc hay chuyện kể hay chia xẻ nhưng kinh nghiệm sống đạo.. Tiếp theo Cha linh hướng sơ lược về cuộc đời của Thánh Nữ Cathherine và Thánh Gioan Veanney vị thánh quan thầy của các linh mục, bên ngoài trời đổ mưa, xe rẻ vào một làng nông nghiêp những cánh đồng ruộng bắp mênh mông với nhưng con đương ngoằn ngoèo chật hẹp và cuối cùng cũng đến được giáo xứ Cure Art nằm bên ngoài thành phố Lyon, nơi mà cha thánh Vianney đã sống một cuộc đời khó nghèo để rao giảng tiin mừng nhất là đem những người tội lỗi trở về với chúa trong bí tích hòa giải, Phái đooàn đi viếng từ nơi ăn, chốn ở, bàn làm việc những lễ phục ngài dùng rất đơn giản. Đặc biệt nơi đây còn trưng bày trái tim không hư nát cũng như thi hài của ngài. Phái đoàn đã dâng thánh lễ  ngay trong nguyện đường bên cạnh thi hài của ngài , một ngôi thánh đường không 1ớn lắm  nhưng rất uy nghi ngồi trong ngôi nguyện đường nầy riêng người viết bài nầy cảm thấy bình an lạ thường tâm hồn nhẹ nhõm không có chút gì âu lo. Sau thánh lễ cùng chụp hình lưu niệm phía trước nơi hòm kính đặt thi hài Thánh Vianney. Ngài được Đức Thánh Cha Pio XI phong thánh năm 1925
Từ giả Cure Art chúng tôi  theo lộ trình đến Lyon và nghĩ đêm tại đây. Lyon một thành phố miền đông nước Pháp  là nơi nỗi tiếng về các nhà hàng , một thành phố rất khang trang có kiến trúc theo kiểu Tây.Một buổi tối rất ấn tượng tại một nhà hàng mà thực khách không còn chổ chứa.
  ( Lộ Đức)  LOURDRES

  Khởi hành lúc 7:30 AM Từ Lyon  đi Lourdres nhiệt độ 7.6 C, khá lạnh đoạn đường dài 430 miles. Cũng như thương lệ là giờ kinh sáng cùng nhau dâng chuổi 50 với 5 sự vui. Trời vẫn tiếp tục mưa nhẹ 7 giờ sáng mà Lyon vẫn chưa tắt đèn,chiếc Bus Mercedes của Holy tour lướt qua trong mưa bay mù mịt. Đây là đoạn đương xe bus dài nhất trong chuyến hành hương 9 giờ chạy qua những thảo nguyên mênh mông, núi đồi  khúc khuỷu  , bà con phải qua 3 trạm nghỉ để ăn uống và làm vệ sinh cá nhân.3 giờ kinh sáng, trưa và chiều cũng như những tiếc mục giúp vui rất hào hứng. Có những hạnh phúc không đến bất ngờ một lần rồi ra đi để nỗi buồn mang theo từ quê hương ra hải ngoại hay những đau thương nghiệt ngã của cuộc đời; tất cả những dữ kiện ấy được Chúa Mẹ Maria chữa lành hoặc giải toả qua các câu chuyện kể của anh chị em trong phái đoàn mà chính bản thân mình đã trải nghiệm.
Lourdes ( Lộ Đức) là một thị xã của Pháp , nằm ​​trong bộ phận của Hautes -Pyrenees và vùng Midi-Pyrenees .
Trung tâm của Kitô giáo hành hương , Lourdes chào đón mỗi năm có hơn 5 triệu người hành hương và du khách từ khắp nơi trên thế giới và 60.000 bệnh và người tàn tật  đến để xin ơn
Lourdes cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với Bernadette Soubirous vào năm 1858 , đã làm cho thị trấn này, một nơi được biết đến trên toàn thế giới . Thành phố dự kiến ​​gần 10 triệu người hành hương và chuyến thăm của Giáo hoàng Benedict XVI trong tháng 9 năm 2008 .
Lourdes 15.000 dân nằm dưới chân của dãy núi Pyrenees, trong khu vực lịch sử của Bigorre , trên Gave de Pau , phía tây nam của Tarbes . Thành phố này được xây dựng xung quanh một núi đá lộ của người thừa kế dòng sông băng Argeles- Gazost mà trên đó các lâu đài, nhà thờ  được xây dựng tại Thị trấn nầy
 có 230 khách sạn được xếp hạng thứ ba của thành phố khách sạn ở Pháp sau  Paris và Nice và  có 22 tu viện lớn nhỏ
Hầu hết các nền kinh tế Lourdaise dựa trên cuộc hành hương du lịch liên quan đến sự màu nhiệm của  Đức Maria vô nhiễm tội truyền . Năm trăm cuộc hành hương mỗi năm , điểm cao nhất vào tháng Năm, tháng của Mẹ Maria, và vào tháng Tám , Hồn Xác Lên Trời . Mỗi buổi tối mùa hè lúc nào cũng cử hành đuốc Madonna .
Xung quanh đền thờ , thương mại lưu niệm tôn giáo rất phát triển .. Cửa hàng sang trọng đáng ngạc nhiên đối với một thành phố nơi nghèo trước đây chỉ có chừng 4000 cư dân và sống băng nghề chăn nuôi và  đẻo đá

. Đến Lộ-Đức  lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật vì để kịp dâng thánh Lễ , cho nên cất hành lý và nhận phòng tại khách sạn ,  đoàn lập tức đến Nhà thờ chính để viếng thăm và dâng lễ.   Lộ Đức là  trung tâm du lịch lơn nhất cho nên lương người quá đông nếu không có tổ chức kỷ lưỡng thì dễ bị lạc lối, do vậy cha linh hướng đi trước cầm cây cờ vẫy vẫy để làm hiệu, có người phía sau nói đùa rằng “ nếu cha Tuấn thêm cây gậy thì giống Môi-Sen khi dẫn dân Irael về đất hứa” và chính chúng tôi cũng có cảm nghĩ như vậy.Đức Mẹ Lộ Đức chính là biểu tượng cũa yêu thương của hòa giải, là những ngườiViệt Nam lưu vong đủ mọi thế hệ  mang tâm trạng của nhưng người Do Thái phiêu linh của hai ngàn năm trước.  Chúng tôi đi qua nhiều con phố phố nào cũng toàn là các cửa tiệm bán các vật dụng lưu niệm và đó là ngành kinh doan chính và biến nơi đây thành trù phú nhất.
          Chiều Chúa Nhật Lourdres có nắng ấm chúng tôi đến dâng thánh Lễ tại nguyện đường cạnh vương cung Thánh đường, phía bên ngoài khu Vương cung thánh đường từng đoàn người  đi rước kiệu đẩy theo những chiếc xe và trên đó là những bệnh nhân có lẽ là y khoa đã bó tay họ đến để cậy vào lòng từ ái Mẹ( có rất nhiều  trường hợp được công nhận chữa lành bởi phép lạ được giáo hội công bố) và thường những cuộc rước kiệu sẽ kéo dài đến nửa đêm.
  Xong thánh lễ chúng tôi đi viếng hang đá  phía sau núi  nơi Đức Mẹ hiện ra cùng Thánh Nữ Bernadette có tất cả 18 lần có sự chứng kiến của nhiều người và Đức Mẹ cho biết “ Ta là đấng vô nhiễm nguyên tội”  Những tảng đá nơi hang đá bóng láng vì nhiều bàn tay của khách hành hương sờ vào để xin ơn cứu chữa. Nhìn lên Hang đá tượng Mẹ vô nhiễm đứng rất uy nghi nhìn ra từ bốn phía. Nơi đây cách mỗi giờ có một thánh lễ Tạ ơn, đèn nến sáng rực không giờ nào tắt.
  Sau khi cơm tối xong chúng tôi mỗi người ý, có người tham gia kiệu mình Chúa, có người đi xin nước Thánh, có người đi đốt nến cầu nguyện nơi hang đá Massabielie.,tắm giếng Thánh..có ít nhất cả triệu người đến tắm hằng năm.
          Hai đêm và một ngày phái đoàn dừng chân nơi đây anh chị  em có dịp chứng kiến quyền phép của Thiên Chúa với những công trình xây dựng mang tính thời đại của giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã tiền bán thế kỷ thứ 19. Do vậy phái đoàn hành hương Giáo xứ Saint Anne Tacoma cùng hiệp thông với khách hành hương khắp nơi đốt sáng niềm tin qua hai đêm thắp nến và đi kiệu cũng như  đi viếng 14 chặng đường khổ nạn Chúa Ky tô vòng quanh trái núi. Đặc biệt ngày thứ 2 được dâng thánh lễ ngay trong nguyện đường Thanh Gioan Vianney cũng là bổn mạng của các linh Mục , sau đó đi thăm viếng những di tích 2 nơi ở của gia đình Thánh Nữ Bernadette sinh sống :Đó là  gia đình của  Ông Francoise Soubirous và Bà Louis Casterot   là thân phụ mẫu của Thánh Nữ. Ông bà sinh hạ 9 người con 6 trai 3 gái, có 3 người con chết trước 10 tuổi . Sau Cách mạng Pháp gia đình sơ sút gia đình không đủ tiền chi trả tiền nhà cho nên dọn về ở nơi một phòng giam trước cách mạng,một căn phòng chật hẹp chừng  6m vuông  mà chứa cả 6 người ăn ở cuộc sống rất khó khăn và nơi đây Thánh nữ nhận ơn rửa tôi và sau đó vào dòng tu
  Lộ Đứclà nơi bình an,chốn cầu nguyện không phải là công trình của loài người mà là quyền năng của Thiên Chúa qua trung gian Mẹ Maria truyền cho Bernadette:( Là ta không làm con sung sướng ở đời nầy mà là ở đời sau “)Bernadette chết 1879 và 30 năm sau được bốc xác một trong những bước phong thánh xác minh về thể nhục, có ba lần bóc xác lần cuối vào ngày 18/5/1925 trước sự chứng nghiệm của chính quyền và y, bác sĩ và thi thể hiện quàng tại nnguyện đường dòng kín để mọi người viếng thăm. Bernadette  đã được Đức GH  Pio XI phong thánh ngày  8/12/1933.
Phái đoàn được tham quan 3 nhà thờ lớn: Nhà Thánh Holy Rosary, Nhà Thánh Bernadette , Nhà Thờ Thánh Pio và ngôi nhà thờ  Thánh Phero nơi đây có giếng rửa tội Bernadette. Tất cả các công trình kiến trúc là một kiệt tác.
  
Tây Ban Nha

 Giả Từ Mẹ Lộ Đức  chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình  đến Thánh địa Fatima ( Bồ Đào Nha) sau 3 tiếng thì vào biên giới Tây Ban Nha  . Tây Ban Nha nằm về phía Tây Nam Châu Âu giáp Địa Trung Hải. Diện tích chừng 500 Km2 Dân số 47 triệu 75% theo đạo công giáo. Quê hương của danh họa Picasso và nằm trong dãy Picos Europes với những đồi núi và thảo nguyên tạo quang cảnh rất hùng vĩ của xứ mặt trời. Đoàn dừng chân tại thành phố Salamanca cách thủ đô Marid  250 Km. Salamanc a  chiềucuối Thu lá vàng đầy phố
   Salamanca chiều cuối Thu lá vàng đầy phố,Bà con phải đi bộ trên lá khô một đoạn khá xa để đến khách sạn vì không có lối để xe lớn vào. Hôm nay cha linh hướng phải dâng thánh lễ ngay tại phòng ăn của khách sạn không rượu lễ không chén thánh Cha sở dùng chén và ly tại khách sạn cũng như rượu vang ngoài chợ để làm của lễ cha con dâng lễ và bẻ bánh chia nhau làm tôi nhớ lại buổi tiệc ly của chúa cùng các môn đệ .
  Sang 16/10 trong giờ breakfast thì hướng dẫn viên du lịch đến , cô là người bản xứ nói tiếng anh rất thông thạo. Trước tiên cô đưa chúng tôi đến dâng thánh lễ sang tại nhà thờ của các Soeur dòng kín Dòng Elizaberth , nhà thờ tường mạ vàng và công trình xây dựng gần  một thế kỷ. Dâng Thánh lễ xong . Chúng tôi từ biệt các soeur và gởi gắm một số lời càu nguyện đến thăm trung tâm thành phố nơi đây là khu thương mại một quảng trường rộng không mái che , các thương nhân đến dọn quay và bày bán , xung quanh là những cao ốc là bản doanh của các cơ quan kinh doanh lớn , phía đông là hoàng cung của hoàng hậu cuối cùng của hoàng gia Tây Ban Nha sinh sống. Sau đó viếng nhà thờ chính tòa giáo phận Salamanca nhà thờ xây theo kiểu Gothic có tháp chuông cao và cửa vòng cung, nhà thờ xây dựng trong vòng 230 năm mới hoàn thành. Năm 1947 xãy ra động đất trong lúc dâng thánh lễ nên một cây tháp bị nghiêng ,nhưng không có thiệt hại về nhân mạng, do vậy mỗi khi cuối tháng Mân côi 30/10 hằng năm giáo dân cử một người bận áo quần trắng leo lên  nóc nhà thờ múa hát để tạ ơn. Phái đoàn chụp hình lưu niệm trước cửa trước khi lên xe đi Fatima Bồ Đào Nha , 11 giờ  ra khỏi địa phận Tây Ban Nha theo hướng  Tây Nam qua trạm kiểm soát vào Bồ Đào Nha phải vươt qua bao nhiêu đường hầm có hầm dài hơn cây số dọc theo rặng núi Picos De Europs

  Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha  là quốc gia ở Tây Nam bán đảo Iberia . Có 97% là Công giáo, Mẹ Maria được người dân tôn sùng là Nữ Thần , Đất nước BĐN là nơi gặp gỡ giũa đất liền và biển cả, là đất nước tương phản mà những vẽ đẹp được gìn giữ qua mọi thời gian, là nơi hòa hợp của những huy hoàng của quá khứ và những nét tân kỳ của hiện tại, xứ sở của những cây sồi , tức là cây Ô-Liu và Rượu vang Porto là rượu vang ngon nhất thế giới  . FATIMA là đất thánh  cách thủ đô Lisbon 125 Km. Đoàn ở lại với Mẹ Fatima một ngày và một đêm đi viếng vương cung thánh đường chính,  thánh đường nầy xây năm 1921 ,trong nhà thờ có mộ của Thánh Luxia, Jacinta và Francisco là ba người được Mẹ trao ba mệnh lênh Fatima : Hãy ăn năn đền tội, lần chuổi mân côi và tôn sùng mẫu tâm. Thăm và chụp hình bên gốc cây sồi mẹ hiện ra, Viếng thăm bảo tàng viện, xem video ghi lại bối cảnh lịch sử Fatima trong Chiến tranh thế giới 1914-1918, tham quan các phẩm và tặng vật của các quốc gia dành cho các triều đại giáo hoàng  vô số kể, viên đạn mà kẻ sát nhân ám sát ĐG.H. J Paul được gắn trên mão triều Thiên Mẹ  Fatima trưng bãy trong BTV nầy, nơi đây anh chị em đã ký vào sổ lưu niệm . Đối diện với Thánh đường Fatima là chapel mới xây là nơi dành cho khách hành hương đến cầu nguyện , một số anh em đến sấp mình nơi đây cầu xin Mẹ Fatima ban ơn và che chở cho gia đình, cho quê hương và dân tôc luôn được an bình , thịnh vượng- một số khác đốt nến cầu nguyện  tại địa điểm Mẹ hiện ra . Đặc biệt trên tường phía cửa ra vào có những lời nguyện bằng nhiều ngôn ngữ có cả tiếng Việt

 Ytaly
 Ngày 18/10  Thứ 5 :  5 giờ sáng dâng thánh lễ tại nguyện đường nơi mẹ hiện ra , mỗi phái đoàn chỉ có thời gian 30 phút  cho nên trong bài giảng cha sở chỉ nhắc những điều cần thiết và sau thánh lễ phái đoàn dùng điểm tâm tại Khách sạn và chuẩn bị một cuộc hành trình mới: Về giáo đô La Mã ( Rome)
 Trên đương ra phi trường hướng dẫn viên du lịch hương dẫn đi thăm làng Valinhos nơi mà các em bị bắt giữ nơi đây là một trái đồi trồng Ô-liu và là nơi Mẹ hiện ra lần thứ 4 không phải ngày 13 như thường lệ mà là ngày 19/8/1917 . Đây là khu di tích được bảo quản nguyên trạng từ 1917 đến nay  và chăm sóc  kỹ lưỡng những hành lang , lối đi  từng bậc rất đẹp mắt  chính giữa khu vườn là pho tương Đức Mẹ dành  làm nơi cầu nguyện cho khách vãng lai . Rời  khu vườn Vilinhos chúng tôi đi thăm làng Aljustre  nơi  ngôi nhà  và giếng nước phía sau  nhà Lucia chính đây Thiên Thần hiện ra với Lucia.  Các ngôi nhà củ kỷ , các di tích vẫn còn nguyên vẹn: từ chuồng lừa, bếp nấu, giường nằm vv. Một số anh chị em còn trò chuyện và chụp hình với cháu của Thánh Nữ Lucie  một trong ba người được Đức Mẹ tỏ  mình. Là Lucia, Fracisco và  Jacinta hai anh em Franciisco , Jacinta được Chúa gọi về trước chỉ còn Lucia nhận lãnh 3 mệnh lệnh bí mật vừa mới qua đời và đã được Đức  J Paul II công bố.
    Rời làng Aljustre quê nhà của Lucia, chúng tôi lên xe đi thảng đến Phi trường Lisbon trở lại Paris máy bay cất cánh lúc 11 giờ sáng giờ địa phương đến  Paris  lúc 3 giờ chiều và đổi đường bay đến Rome Thủ đô nước Ý lúc 7 giờ đêm, Cô Jack đại diện Holy Tour đã đem xe chờ chúng tôi và đưa về khách sạn lúc 10 giờ và nghĩ đêm tại nơi đây.
 Sáng ngày 18/10 đi San Giovanni Rotondo ở miền Nam nước Ý để viếng( đền thánh Pio năm dấu thánh (The Shrine Of ST Padre Pio) là Trung tâm hành hương đứng thứ ba trên thế giới. Khởi hành lúc lúc 8 giờ sáng đoạn đường dài 257 miles trên đường ngoài giờ kinh Cha sở review lại  ngày qua về những thu hoạch về đời sống tâm linh, về phong tục và đời sống những nơi đã viếng thăm cũng như nhắc lại những điều cần để ý.. Đến  Rotondo lúc 2:45  Dâng thánh Lễ dưới thi hài của Thánh Francisco và sau đó đi 14 chặng đường Thánh giá viếng thăm các đền thánh và các di tích về cuộc đời Thánh Pio, tham quan căn phòng nhỏ nơi trưng bày quần áo còn in vết máu của dấu thánh, các vật dựng hằng ngày, tòa giải tội, cây thánh giá mà từ đó ngài nhân lãnh ơn thông phần. Tất cả được bảo quản cẩn thận. Viếng thi hài còn nguyên vẹn đặt trong căn hầm  của Đền Thánh Pio đầy ánh hào quan ai bước vào tương chừng như lạc vào nhng chuyện cổ tích mà ta thường nghe tại quê nhà lúc còn nhỏ . Ngài nằm  như một người nằm ngụ rất an bình.
Cha thánh Pio là một tu sĩ đã cống hiến đời mình cho Thiên Chúa, ngài được nhận món quà siêu nhiên của Chúa Kito tặng năm dấu thánh khi ngài cầu nguyện trước tượng Chúa chuộc tội và những vết thương nầy đau đớn và chãy máu cho  đến khi ngài qua đời. Ngài cũng được Chúa và Mẹ đến thăm cá nhân và lien lạc hằng ngày qua thiên thần hộ mệnh. Ngài có năng lực siêu nhiên thông công nói chuyện với các linh hồn .Do vậy cha tận hiến cuộc đời cho những ai tìm đến ngài nhất là các linh hồn nơi luyện ngục. Ngaì qua đời năm 1968 Thọ 81 tuổi,sau 40 năm giáo hội cho khai quật thi hài ngài vẫn còn nguyên vẹn không bị phân hủy ngoài trừ một vài bộ phận nhỏ và cho vào hòm kính trưng bàyNhà Thờ Đức Mẹ đầy ơn sũng ( Santa Maria Delle Grazie) để mọi người chiêm ngưỡng,  nhà thờ xây dựng năm 1956 và khánh thành năm 1959 và được thánh hiến bởi  giám mục Foggia .   Vương cung thánh đường Mẹ đầy ơn sũng không những là một cơ sở tôn giáo mà là trung tâm du lịch đã làm cho miền núi San Giovanni Rontodo trở thành một vùng trù phú không những về phương diện kinh tế, đời sống xã hội mà cả y tế Bệnh viện Thương Khó cha Pio xây dựng năm 1940 và đưa vào hoạt động năm 1956 nhằm phục vụ người nghèo và được xem là bệnh viện hữu hiệu nhất tại Châu Âu
 Đền Thánh Pio  được hoàn thành năm 2004 là một cong trình kiến trúc tân kỳ bởi kiến trúc sư Renzo Piano  Genoan , có thể chứa 6500 chỗ ngồi và ngoài sân chứa 30.000 người. Cả ngoài lẫn bên trong trang trí rất đẹp, các cột được trang trí các hình ảnh về cuộc đời cua Cha Thánh Pio và Thánh Fracisco Assisi.Năm 2010 Thi hài cha Pio dời về chính đền thánh của ngài

Ngày thứ 10( Thứ bảy 19/10).

  Rời San Giovanni Rotondo trên đường đến Loretto 180 miles  viếng Thánh đường Mẹ đầy ơn phước. Trên đường  ghé  thăm  hang Tổng lãnh Thiên Thần Micae nằm sâu trong hang núi, sách có ghi nơi đây Thiên thần hiện ra và giúp đỡ dân địa phương chống lại thú dữ và dịch bệnh và từ dó trở thành linh địa hằng năm có nhiều khách  đến tham quan và xin ơn.  Đây là một eo núi đèo heo hút gió nhờ vậy trỡ thành nơi ồn ào và nhộn nhịp trù phú. Rời hang Tổng lãnh Thiên Thần chúng tôi đến viếng thăm Vương cung thánh đường Mẹ Đầy Ơn Phước tại Thành Phố Loretto, thăm phòng nguyện nguyện và dâng thánh lễ ngay trong ngôi nhà Nazarette, ngôi nhà nầy được thiên thần mang Loretto, khách hành hương rất đông ngày hôm nay .Bài Phúc âm hôm nay “ Mọi tội lỗi có thể đươc tha nhưng xúc phạm đến thánh thần là không thể tha. Con người là loài thụ tao không sao tránh khỏi sự cám dỗ tội lỗi, nhưng không được xúc phạm thần khí Chúa. Phái đoàn nghỉ đêm tại khách sạn San Francesco.
Ngày thứ 11( Chúa nhật 20/10)
  Từ giả  Loreto lúc 7:50 - đi Assisi . trên đường đến Assisi ghé viếng Vương cung Thánh đường “ Đức Mẹ các Thiên Thần nằm giữa Loreto và Assisi nơi đây Thánh Phanxico về tu học và chết tại đây , xác ngài chôn tại đây. Đặc biệt sau nhà thờ có vườn hồng không có gai. Phái đoàn đã thăm viếng và chứng kiến Bức tượng ngài trên bàn tay lúc nào cũng có con chim bồ câu đậu trong lòng bàn tay. Truyền rằng Thánh Phanxico rất yêu thích thiên nhiên và chim trời ngài rất gần gũi với chúng . Ngài cũng được nhận ân huệ năm dấu thánh Như Cha Thánh Pio
 Assisi là thành phô có 30.000 dân, cách Rome 175 Km  là nơi sinh của thánh Francisco và Thánh Nữ Clare. Thánh  Phanxico con của một phú hộ chuyên nghề xuất nhập cảng tơ lụa ,sinh năm 1182 và mất 1226 .
Thánh Phanxico trải nghiệm và chứng kiến những mảnh đời nghiệt ngã trong xã hội. Từ đó đã nãy sinh ý tưởng phục vụ. Cha ngài muốn ngài phải trở thành một thương nhân để cai quản sự nghiệp , nhưng ông đã từ chối ,Ông gia nhập quân đội hai năm và sau đó giải ngũ và sau đó ngài sống đời tận hiến gom góp của cải để xây nhà thờ và lập dòng. Dòng Phanxico là do ngài lập ra và ngài là bổn mạng của Đức Thánh Cha Francisco hiện nay
 Thánh Nữ Clare sinh năm 1194 là một thiếu nữ xinh đẹp, con nhà giàu nhưng được ơn Chúa Bà đã từ bỏ và theo Thánh Phanxico lập dòng” chị em hèn mọn) nhằm chăm sóc bệnh nhân, giúp người hèn mọn, họ sống khắc khổ trong tinh thần phục vụ .Đến 20 tuổi Bà đươc Cha Phanxico cử làm bề trên. Thánh Nữ Clare từ trần ngày 11 tháng 8 năm 1253 chỉ hai năm sau được  phong thánh và được chôn tại nhà thờ San Giorgio. Ngày 15/6/1255  Đức giáo hoang Alexander IV Phong thánh là Saint Clare Thành Assisi. Nhà Thờ  Saint Clare hoàng thành năm 1260. Sáu trăm năm sau Thi hài Saint Clare được chuyển về nhà thờ mới là Basilica Of Saint Clare. Thánh Phanxico và Saint Clare là hai người bỏ gia đình, bỏ giàu sang quyền quý vát thánh giá chúa
 Để tưởng niệm công đức Thánh Phanxico Giáo hội cho xây Vương cung thánh đường Basilica of –St Phanxico Assisi hoàn thành 1280 có hai vương  thượng và vương cung hạ nằm trên trái núi trước đây là khu vực dùng làm bải xử tội nhân cho nên người ta gọi là vùng địa ngục nhưng khi thánh Phanxico về lập dòng trở nên thành phố Thiên Đàng đó là tên do dân đại phương thường gọi. Assisi chỉ võn vẹn có 2000 cư dân nhưng có đến 5 triệu khách hành hương mỗi năm thật là ân huệ của Thiên Chúa dành cho.
Thánh đường rộng 50m X 80m cao 18 m xây hai tầng là một trong điểm của thế giới nghệ thuật, nội thất trang trí theo kiểu Gothic sáng sủa , đầy màu sắc, mặt tiền theo kiểu La Mã  có cửa sổ hoa hồng , khảm đá mosai vàng
Vương cung Thánh đường h xây trước và nơi đây  ghi lại những hình ảnh và cuộc sống khó nghèo của ngài và thi hài của ngài được bảo vệ kỷ lưỡng vì trước đây sợ đánh căp, Phái đoàn dâng thánh lễ nơi đây lúc 3 giờ chiều. Xong Thánh  lễ tiếp tục tham quan các nơi xung quanh Thánh đường và sau đó về lại khách sạn  .
Ngày thứ 11 thứ hai (21/10).
 Đây là chặng cuối cùng trong cuộc hành hương phái đoàn trở về  Roma Thủ đô của Nước Ý và Vatican giáo đô của giáo hội. công giáo  .Trong 11 ngày  Chúng tôi đã dùng chiếc xe bus để làm nơi cầu nguyên , những tiếng cầu kinh đi từ đông sang Tây, từ nam xuống bắc, qua bao nhiêu đồi núi, phố phường mà chúng tôi để lại  những lời  kinh nguyện của những đứa con của Mẹ Việt nam có quá nhiều  thương đau và khổ lụy ! Xin Chúa thương xót chúng con.
Ý Đại lợi là một đất nước có bề dày lịch sử Thiên Chúa giáo , đã giữ lại vô số di sản  của nền văn minh cổ đại, những kiến trúc theo kiểu Gothic. Giáo đô La Mã có khoảng 80 nhà thờ lơn nhỏ
 Giáo đô Vatican nằm quận của Rome được bao bọc bằng bức tường cao, là  quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, và cũng là quyền lực nhất thế giới, được cai trị bởi Đức Giáo Hoàng, đó vị vua tuyệt đối của châu Âu.  Có cơ chế chính quyền và quân đội riêng chừng 100 vệ binh người Thụy Sĩ, quân  phục sọc đỏ, vàng, và màu xanh truyền thống, và cầm pikes thế kỷ 15, trong thực tế có những người lính được đào tạo chịu trách nhiệm về an toàn cá nhân của Đức Giáo Hoàng.  Vatican bao gồm các nhà thờ lớn nhất là nhà thờ  St Peter xây dựng từ năm 1506 đến năm 1626 mới hoàn tất rộng 80 mẫu, bên trong trưng bày những hình ảnh  của nhưng danh họa lừng danh trên thế giới như Raphael; Bemini, Michelanglo với kiệt tác “La Pieta Mẹ sầu bi” nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo, nơi thu hút khách hành hương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Không chỉ là các tỷ lệ áp đảo (mái vòm, được thiết kế bởi Michelangelo tháp cao 136m trên sàn) nhưng như vậy  có  hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được trang trí bên trong nhà thờ. Properties của Tòa Thánh- thành phố Roma được hưởng quyền xuyên biên giới là một phần của di sản thế giới UNESCO.

 
 La Mã là thủ đô của đế chế La Mã ngày nay là Roma là thủ đô Ý  nằm trung tâm của  đất nước có hình dáng giống chiếc giày và là một trung tâm văn hóa – kinh tế, thương mại, chính trị hàng đầu của nước Ý. Dân số vào khoảng 2,5 triệu người, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu. Thành phố tọa lạc trên hợp lưu của sông Aniene vào sông Tiber. Rome cổ đại được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau nên được gọi là thành phố 7 quả đồi. Trong thành phố có công trình kiến trúc cổ như quảng trường, nhà thờ, tu viện, hoàng cung, trường đấu mãnh thú, miếu thần, pháo đài cổ, các tượng thần, vòi phun nước Trevi

Đến thăm Rome, quý khách sẽ được chứng kiến tận mắt các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, có cảm giác như đang
viếng thăm  một viện bảo tàng khổng lồ. Rome cũng khá nổi tiếng với những món ăn ngon, khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới không những được biết đến với kiến trúc đẹp mà còn được dịp nếm thử một số món ăn truyền thống của rome. Tất cả các con đường đều hướng về Rome nên có câu” đi đâu cũng về La Mã là vậy)
Ngày thứ 12/ Thứ hai (21/10)
    Viếng hang Toại đạo( nghĩa trang chôn những người chết vì đạo) nằm ngoại thành Roma nơi chôn cất hơn 120 ngàn nạn nhân trong đó có cả  Thánh Phao lo Lô và Phero, Hang nằm sâu 20 mét  dưới lòng đất  với những ngôi mộ chất chồng . Nếu ai đã xem những phim  võ hiệp Hồng Kong  với những hang động bí mật cất giấu những bí kiếp  như phái cổ mộ trong Thần d9ieu hiệp lữ thì hang toại đạo giống như vậy , chúng tôi phải đi xuống hầm với nhiều lối đi ngoằn ngoèo nhờ có gắn dạ quang  nếu không sẽ bị lạc lối. Có một số anh chị em không dám vào. Ra khỏi hang ,cha sỡ đã dâng thánh lễ sáng tại nguyện đường xây trên hang vào thế kỷ thứ IV sau 1000 năm mới tìm lại và đã được Thánh hiến. 
    Tiếp tục đoàn đến viếng Điện Sistine là trái tim của bảo tàng viện Vatican rộng 55 ngàn mét vuông, xây vào thế kỷ 16 bởi Đ.G.H. Julius II là bảo tàng lớn nhất với những tác phẩm quý giá nhất thế giới trưng bày trong không gian rộng lớn ai bước vào ai cũng cảm thấy choáng mắt với những trang trí bên trong  giáo , hơn    850 ngàn quà tặng của các quốc gia và tôn giáo khác . Khách vào thăm viếng phải ăn bân chỉnh tề và phải qua hệ thống kiểm tra an toàn . tuyệt đối không quay phim, chụp hình.  Diện Sistine do nhiều triều đại giáo hoàng nên có nhiều màu sắc khác nhau.  
 Viếng Đền Thờ Thánh Phero ( St Piter)
Ðền Thờ Thánh Phêrô là thành quả công trình tái thiết đầy công phu ngôi Ðền Thờ cổ kính do Hoàng Ðế Costantino kiến thiết vào năm 320. Ðể xây Ðền Thờ mới, người ta đã mất khoảng 120 năm, tính từ đầu thế kỷ 16, dưới sự điều khiển của 12 kiến trúc sư, trong đó có những người nổi tiếng như Bramante, Michelangelo, Raffaello và Maderno. Cả Ðền Thờ cũ cũng như Ðền Thờ mới đều được xây trên mộ của Thánh Phêrô tông đồ, được an táng trên sườn đồi Vatican, trong khu vực nghĩa trang cạnh hí trường của Hoàng Ðế Nerone. Mái vòm to lớn của Ðền Thờ Thánh Phêrô do Michelangelo vẽ kiểu nhìn xuống thành Roma, trở thành điểm hội tụ lý tưởng nhắc nhớ ngôi mộ đơn sơ của Thánh Phêrô, là Ðá Tảng trên đó Chúa Kitô đã xây dựng Giáo hội của Ngài.
Hàng cột vòng do kiến trúc sư Bernini thiết kế giống vòng tay mở rộng như một dấu hiệu tiếp đón yêu thương, nhấn mạnh ý tưởng Mẹ Giáo hội, trong Chúa Kitô, trở thành một cộng đoàn các anh chị em, thuộc nhiều dân nước khác nhau.
1. Ðền Thờ Thánh Phêrô thời Hoàng Ðế Costantino  ( phỏng theo tài liệu )
Trong khu vực hí trường của Hoàng Ðế Nerone, giữa sông Tevere, đồi Gianicolo và Vaticano – nơi mà Hoàng Ðế La Mã đã ra lệnh hành hình các tín hữu Kitô, – theo truyền thống, cũng là nơi thánh Phêrô chịu tử đạo, và thi hài ngài được an táng tại nghĩa trang đó cùng với các vị tử đạo khác. Hí trường này do hoàng đế Caligola (37-41) khởi xướng và được Nerone (54-68) hoàn tất. Ban đầu hí trường được dùng làm nơi đua xe ngựa, và về sau làm nơi các giác đấu đánh nhau với các dã thú.
Ðức Anacleto, vị Giáo Hoàng thứ 3 của Giáo Hội, từ năm 77 đến 88, đã thiết lập một nhà nguyện nhỏ dâng kính Thánh Phêrô. Về sau, Hoàng Ðế Costantino cho thiết lập tại nơi đó ngôi thánh đường vĩ đại gồm 5 gian và tồn tại cho đến cuối thế kỷ 15.
Các văn sĩ thời đó kể lại: năm 324, Hoàng Ðế Costantino ngự xuống khu vực Vaticano với quân gia hùng hậu, và phủ phục trước mộ Thánh Phêrô, cởi bỏ hoàng bào, cầm chiếc xẻng lớn và chính ngài bắt đầu đào, xác định khu vực xây đại Vương Cung Thánh Ðường mới. Hoàng Ðế cũng đổ đầy và vác trên vai 12 giỏ đất như một cử chỉ tôn kính 12 Tông Ðồ. Con của ngài là Hoàng Ðế Costante đã được vinh dự hoàn tất công trình to lớn xây cất Ðền Thờ vào năm 349, sau 25 năm kiến thiết.
Các bức họa và hình khắc cổ kính cho thấy Ðền Thờ do Hoàng Ðế Costantino xây cất không khác lắm so với các Vương Cung Thánh Ðường Kitô khác ở Roma, xét về cơ cấu kiến trúc. Nhưng qua các thế kỷ, Thánh Ðường này càng trở nên phong phú nhờ sự quan tâm đặc biệt của các vị Giáo Hoàng cũng như của các ông hoàng Ý và nước ngoài.
Sự biến cải Ðền Thờ Thánh Phêrô diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong 12 thế kỷ, Ðền Thờ này được trang điểm phong phú hơn với những bức tường được gắn cẩm thạch, các bàn thờ được tô điểm hơn, và các hậu cung Ðền Thờ được trang trí bằng những bức tranh khảm. Ðá cẩm thạch quí giá được gỡ từ các đền đài dinh thự ngoại giáo hoặc được đưa từ Ðông Phương về, các gỗ hương được cắt từ những rừng xứ Liban, kim loại bóng loáng, những cánh cửa đồng từ vùng Bizantine với vải vóc do các thương gia miền Venezia nhập cảng, các men từ các công xưởng miền Lomoge, kiếng từ vùng Renana, các bức thảm từ Thổ Nhỉ Kỳ, Arập Sicilia, vải vóc của Ý, Anh, Tây Ban Nha, các đèn và bình hương bằng vàng bạc, tất cả được dùng để trang trí cho Ðền Thờ, nhà dành cho Linh Mục, cũng như các nhà nguyện, bàn thờ và các tượng đài khác.
Các Hoàng Ðế và Vua Chúa đến Ðền Thờ Thánh Phêrô để được các Ðức Giáo Hoàng phong vương: Carlo Ðại Ðế là vị đầu tiên được Ðức Leo III (795-816) đội triều thiên tấn phong vào dịp lễ Giáng Sinh năm 800. Sau khi chào Hoàng Ðế với danh hiệu “Carlo Augusto Ðại Hoàng Ðế Thái Bình của dân Roma”, ÐGH dùng dầu thánh xức cho Hoàng Ðế và thắt gươm cho ông giữa tiếng reo vui mừng của người Pháp và Ý. Sau vị Ðại Ðế này, những người kế vị ông là Lotario và Ludovico II, và bao nhiêu vị khác cho đến Federico III đều được phong vương trước mộ Thánh Phêrô Tông Ðồ. Cũng như hòn đá ở Campidoglio (nay là Tòa Ðô Sảnh Roma), giữ gìn tinh hoa sống động nhất của tinh thần Roma trong thời Trung Cổ và Phục Hưng, tảng đá phủ thi hài Thánh Phêrô được coi là nơi cực thánh của thế giới Kitô giáo, được bao nhiêu tín hữu sùng mộ, hầu như hơn cả Thánh Mộ ở Giêrusalem.
 2. Xây Ðền Thờ Thánh Phêrô mới
Vaticano chỉ là nơi các vị Giáo Hoàng cư ngụ từ năm 1377 và trước khi giáo triều được chuyển sang Avignon (1309-1377) miền nam nước Pháp, dinh của các vị Giáo Hoàng tọa lạc tại Laterano.
Trong 73 năm Ðức Giáo Hoàng ở Avignon, Ðền Thánh Phêrô bị bỏ hoang đến độ hầu như không thể trùng tu được. Thực vậy, sau một ngàn năm huy hoàng, Ðền Thánh Phêrô do Hoàng Ðế Costantino xây bắt đầu có những dấu hiệu tàn lụi, nhất là nơi các bức tường, đặc biệt là những tường phía nam. Những tường này được xây trên những gạch vụn của hí trường và các dinh thực cổ kính khác.
Vì thế, các vị Giáo Hoàng đã nảy ra ý tưởng xây lại hoàn toàn một Ðền Thờ mới. Nói đúng ra, không phải chỉ vì nhu cầu cần phòng ngừa nguy cơ Ðền Thờ cũ sụp đổ, nhưng còn vì tinh thần thời đó không nhận ra nơi Thánh Ðường cũ kỹ ấy sự huy hoàng vĩ đại như thời Phục Hưng đòi hỏi. Ðức Giáo Hoàng Nicolo V (1447-1455) là người đầu tiên đã đi tới quyết định tiến hành việc xây Ðền Thánh Phêrô mới, và ủy thác cho kiến trúc sư Bernardo Rossellino nhiệm vụ xúc tiến. Theo dự án của nhà kiến trúc này, Ðền Thờ mới có một cổng phía trước và có hình thánh giá Latinh, với một mái vòm lớn ở giữa và khu hậu cung có hình bán nguyệt.
Sau khi phá hủy một số phần của Ðền Thờ, người ta bắt đầu xây khu hậu cung Ðền Thờ mới. Nhưng Ðức Giáo Hoàng Nicolo qua đời vào tháng 3 năm 1455, nên công trình xây cất bị ngưng lại. Các vị kế nghiệp dường như từ bỏ ý tưởng xây Ðền Thờ mới, và chỉ nghĩ tới việc trang trí và phong phú hóa Ðền Thờ cũ. Mãi cho đến thời Ðức Giáo Hoàng Giulio II della Rovera (1503-1513) mới tiếp tục công trình bị bỏ dỡ dang, do ý muốn tìm một chỗ xứng đáng cho lăng tẩm của mình, và Michelangelo dã trình bày họa đồ cho ngài. Khi Michelangelo tới Ðền Thánh Phêrô xem nơi nào có thể đặt mộ của ÐGH Giulio II, ông thấy nơi thích hợp nhất chính là khu hậu cung mới do Ðức Nicolo V khởi công xây cất và ông khuyên Ðức Giáo Hoàng tiếp tục xây cất. ÐGH hỏi phí tổn sẽ là bao nhiêu, Michelangelo trả lời là 100 ngàn đồng vàng. Ðức Giulio đáp: “Hãy làm với 200 ngàn đồng”, và ngài sai hai kiến trúc sư San Gallo và Donato Bramante đi xem địa điểm, và ngài muốn xây lại Ðền Thờ hoàn toàn mới.
Khi Bramante nhận lệnh của ÐGH Giulio II (1503-1513) phá bỏ Ðền Thờ cũ để xây Ðền thờ mới, tức là Ðền Thánh Phêrô ngày nay. Dân Roma kinh ngạc theo dõi việc phá Ðền Thờ cũ và họ đặt tên cho ông Bramante là “Kiến trúc sư phá nhà”.
Trong những năm ấy, nhiều dự án nối tiếp nhau, cho đến khi Michelangelo lúc đó đã gần 70 tuổi, bắt đầu xây mái vòm. Sau khi Michelangelo qua đời (1564), 4 kiến trúc sư khác tiếp tục. Mặt tiền do Carlo Maderno làm xong năm 1614.
Ngày 18-11-1626, Ðức Giáo Hoàng Urbano VIII thánh hiến Ðền Thờ mới, nhân kỷ niệm 1300 năm thánh hiến Ðền Thờ do Hoàng Ðế Costantino thiết lập.
Về sau, kiến trúc sư Giuseppe Valadier đã thực hiện hai đồng hồ ở mặt tiền đền thờ vào năm 1822. Dưới đồng hồ bên trái có quả chuông chu vi 7.2 mét, nặng 9.3 tấn.
II. Vài Ðặc Tính Của Ðền Thờ
1. Ðền Thánh Phêrô vẫn được coi là thánh đường có kích thước lớn nhất thế giới Kitô giáo. Theo kiến trúc sư Giuseppe Valadier (1812): từ nền tầng hầm Ðền Thờ tới mái vòm cao 136 mét, từ nền Ðền thờ là 133 mét. Nguyên diện tích đền thờ, không kể nhà mặc áo, có diện tích hơn 2 hécta, tức là 22,067 mét vuông. Mặt tiền đền thờ, giống như một sân bóng đá, cao 46 mét và chiều ngang 115 mét. Các coat cao gần 29 mét, đường kính 2.65 mét. Tiền đường từ vòng cung Carlo Magno tới vòng cung Costantino dài 140 mét. Chiều ngang đền thờ là 150 mét; chiều dài đền thờ là 187 mét (Ðền thờ Thánh Phaolô của Anh Giáo ở London dài 152.20 mét, nhà thờ Chính Tòa Milano dài 134.17 mét, nhà thờ Chính Tòa Cologne dài 132 mét, nhà thờ thánh Petronio ở Bologna dài 131.73 mét, đền thánh Phaolô ngoại thành ở Roma dài 126.64 mét). Ðền Thánh Phêrô có thể chứa được 54 ngàn người nếu đứng chật hết mọi chỗ kể cả các gian lối đi, nhưng thực tế, trong các đại lễ ÐTC cử hành, thường chỉ có 10 ngàn người ngồi dự lễ.
2. Trong Ðền Thờ có 46 bàn thờ, bàn thờ cuối cùng được Ðức Piô 9 (1846-1878) thánh hiến ngày 16-1-1856. Có 9 bàn thờ dâng kính Ðức Mẹ dưới nhiều tước hiệu khác nhau.
Tầng hầm đền thờ: nền tương ứng với nền nguyên thủy từ thời hoàng đế Costantino. Trong tầng hầm này có nhiều nhà nguyện chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ. Mộ của 147 trong tổng số 264 giáo hoàng cũng được đặt tại đây.
3. Cửa Thánh. Trong số 5 cửa vào Ðền Thờ, có một cửa chỉ được mở ra vào Năm Thánh. Cửa năm Thánh 2000 đã được ÐTC mở trong đêm vọng giáng sinh 24-12-1999. Cửa này được đóng lại vào ngày 6-1-2001.
4. Mái vòm Ðền Thờ có chu vi bên trong là 42.7 mét và chu vi bên ngoài là 58 mét, và cao 50.35 mét. Tính từ nền tới đỉnh cao nhất của mái vòm với thánh giá là 135.2 mét. Thánh giá trên đỉnh cao 4.87 mét và thanh ngang rộng 2.65 mét. Trọng lượng của mái vòm theo các nhà toán học Boscovich, Le-Leur và Lacquer, là 56,208,837.46 kílô.
Ngoài 2 cầu thang vòng mà các du khách leo lên mái vòm, còn có 9 cầu thang khác, 7 cái lớn và 2 cái nhỏ, mặc dù đi từ bên trong Ðền Thờ, nhưng đều dẫn tới cùng một đích điểm.
Bàn thờ chính của Ðền Thờ, được gọi là bàn Thờ Tuyên Xưng đức tin, được xây ngay bên trên mộ Thánh Phêrô theo lệnh của Ðức Clemente VIII (1592-1605). Bàn thờ có tán che và 4 cột vòng bằng đồng chống đỡ, do Bernini thực hiện. Tượng các thiên thần ở trên mỗi góc cao 3.5 mét. Tán che đền thờ được khánh thành ngày 29-6-1633.
Dưới bàn thờ này, có một bàn thờ khác của Ðức Giáo Hoàng Callisto II (1119-1124), và bên dưới đó, lại có một bàn thờ khác nữa của Ðức Gregorio Cả (590-604). Ði xuống sâu hơn, người ta gặp một khối hình vuông, bọc cẩm thạch trắng và đá vân đỏ. Ðó là đài do Hoàng Ðế Costantino thực hiện để kính nhớ Thánh Phêrô Tông Ðồ và có lẽ trong dịp lễ tưởng niệm chiến thắng của ông tại Cầu Milvio ngày 28-10-312.
5. Tượng thánh Phêrô bằng đồng, có từ thế kỷ 13, được tôn kính trong Ðền Thờ: chân phải của ngài bị mòn nhiều vì sự hôn kính của hàng triệu tín hữu qua dòng thời gian, kể từ khi Ðức Piô IX ban ân xá 50 ngày cho những ai hôn chân này sau khi đi xưng tội.
Theo một truyền thống cổ kính, ngày 29-6 mỗi năm, lễ thánh Phêrô, người ta mặc phẩm phục giáo hoàng cho tượng thánh Phêrô. Năm 1798-1799, lễ nghi mặc áo bị chính quyền cộng hòa cấm, tạo nên sự bất mãn rất lớn nơi dân Roma, vốn rất trung thành với truyền thống, khiến cho bộ trưởng tư pháp phải cho mặc áo, ngoại trừ chiếc mũ ba tầng.
6. Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi (Pietà) – ở bên tay phải, khi mới bước vào Ðền Thờ -, bằng cẩm thạch trắng, diễn tả Mẹ Maria đang ẵm xác Chúa Giêsu từ trên thánh giá mới tháo xuống, do Michelangelo thực hiện năm 1500 khi mới 25 tuổi và là tác phẩm duy nhất mang chữ ký của ông. Tên ông được khắc vào vệt áo băng qua ngực Ðức Mẹ. Cho đến năm 1972, du khách có thể đến gần ngắm tượng, nhưng một người điên Hungari, quốc tịch Úc, đã leo qua rào dùng búa đập vào tượng nhiều lần trước khi bị cản lại. Mũi Ðức Mẹ bị đập vỡ. Người ta thu thập các mảnh vở và gắn lại. Hiện nay người ta đặt kính chắn đạn để bảo vệ kiệt tác nghệ thuật này, nhưng khách viếng thăm cũng khó chiêm ngưỡng pho tượng này hơn so với trước kia.
7. Trong số ngôi mộ của các nhân vật trong Ðền Thờ thánh Phêrô, có 3 phụ nữ là nữ bá tước Matilde di Canossa, hoàng hậu Cristina Thụy Ðiển, và Maria Clementina, hoàng hậu Anh Quốc. Hoàng Hậu Cristina thoái vị sau khi trở lại Công Giáo và được mời tới sống trong triều đình Giáo Hoàng và qua đời tại Roma năm 1689. Tượng trình bày cảnh bà chịu phép rửa lần thứ hai Innsbruck.
III. Mặt Tiền Ðền Thờ
Mặt tiền Ðền Thờ Thánh Phêrô được thực hiện trong vòng 8 năm trời với 700 công nhân và hoàn thành năm 1614.
Ðể chuẩn bị đón mừng Năm Thánh 2000, Ban Quản Ðốc Ðền Thánh Phêrô đã cho tu bổ toàn diện mặt tiền Ðền Thờ, lần đầu tiên kể từ khi được hoàn tất, không kể một lần thanh tẩy vào năm 1985 với kinh phí 2 triệu mỹ kim do Hội Hiệp Sĩ Colombo tài trợ. Lần thanh tẩy đó có nhiều thiếu sót vì dụng cụ không thích hợp.
Công trình thanh tẩy tu bổ toàn bộ được hoàn tất cuối tháng 9-1999 sau gần 2 năm rưỡi tiến hành, từ tháng 3-1997.
Trong giai đoạn đầu tiên, mấy chục chuyên viên đã sử dụng các dụng cụ tối tân để trắc nghiệm mặt tiền Ðền Thờ với phương pháp siêu âm, âm hưởng điện từ và kính hiển vi điện tử. Các kỷ thuật này từ lâu vẫn được ENI, Công ty dầu hỏa Ý, dùng trong lãnh vực dầu hỏa. Quang tuyến X được xử dụng để xác định cơ cấu phân tử của mặt tiền Ðền Thờ và những ô nhiễm. Tiếp đến, họ tẩy sạch lớp đá cẩm thạch trắng đã bị hoen ố, bụi bặm và khói xe bám vào với thời gian, bằng cách dùng các dụng cụ như máy xịt cát mịn, các vòi nước, hoặc các máy khoan nhỏ và máy cạo.
Việc thanh tẩy và tu bổ toàn diện là điều cần thiết vì không khí tại Roma bị ô nhiễm cao độ. Mặt tiền Ðền Thờ Thánh Phêrô được xây bằng lớp đá cẩm thạch có những lỗ li ti rất dễ bị thương tổn vì những lớp sương mù trộn với khói xe ở Roma. Thêm vào đó, mưa át-xít cùng với mốc meo ở trong những lỗ nhỏ trên lớp đá tiếp tục ăn mòn các cột, các góc cạnh và 13 pho tượng trên mặt tiền Ðền Thờ. Vì thế, chỉ trong vòng 10 năm sau khi thanh tẩy, mặt tiền Ðền Thờ cũng đã bị hư hại nhiều và cần được chỉnh trang toàn bộ và sâu rộng hơn.
Một lý do khác khiến cho các vị hữu trách quyết định tiến hành việc tu bổ, đó là một cơ hội tốt đẹp nhân dịp Ðại Năm Thánh 2000, và đặc biệt là có sự tài trợ của ENI, Công ty dầu hỏa Ý có chi nhánh tại 80 quốc gia. Công ty này ý thức trách nhiệm của mình vì đã sản xuất và buôn bán dầu hỏa, nên cũng đã góp phần gây nên nạn không khí ô nhiễm làm hư hại mặt tiền Ðền Thờ Thánh Phêrô, nên cũng cảm thấy có trách nhiệm phải góp phần sửa chữa thiệt hại bằng cách dành một phần tài nguyên kỹ thuật của mình cho công cuộc tu bổ này. Tổng số tài trợ lên tới 9 triệu mỹ kim.
 IV. Quãng Trường Thánh Phêrô
Quãng trường Thánh Phêrô hình bầu dục, một chiều dài 196 mét, và chiều rộng 148 mét, với diện tích khoảng 4 hécta và có hàng cột vòng cung bao quanh như vòng tay chào đón tín hữu. Hàng cột này do kiến trúc sư Bernini kiến thiết, tổng cộng có 284 cột, mỗi bên 142 cột, đường kính ở vòng lớn nhất đường kính 1.45 mét. Các cột được xếp thánh hàng 4, với 3 lối đi, lối giữa rộng nhất. Hàng cột cao 18.60 mét, bên trên có 140 pho tượng, cao 3.24 mét do các môn đệ của Bernini thực hiện trong khoảng thời gian từ 1656 đến 1667.
Từ cây tháp bút ở giữa quảng trường tới mặt tiền Ðền Thờ có khoảng cách 191 mét, trong khi khoảng cách giữa hai tượng thánh Phêrô và Phaolô là 76.73 mét.
Trên mặt tiền Ðền Thờ, có các pho tượng cao 5.65 mét. Các tượng này nếu nhìn gần thì thấy rất là thô kệch và sơ sài. Nhưng chúng được tạc để nhìn từ xa.
V. Tháp Bút
Tháp bút ở giữa quảng trường Thánh Phêrô là một khối đá hình kim tự tháp bằng đá vân cương đỏ ở Ðông Phương, thoạt đầu được Caio Cornelio Gallo, tổng trấn Ai Cập, dựng lên để tôn vinh bản thân. Về sau được Eliopoli đưa về Roma theo ý muốn của hoàng đế Nerone, với mục đích tuyên dương hí trường do ông khởi xướng. Tháp bị đổ và bỏ rơi trong nhiều thế kỷ, cho đến khi được một vài vị Giáo Hoàng để ý tới (Nicolo V 1447-1455, Phaolô II 1464-1471, Phaolô III 1534-1549). Các vị muốn cây tháp này được đặt trước Ðền Thờ Thánh Phêrô, nhưng sự khó khăn trong việc di chuyển và dựng tháp khiến cho nhiều kiến trúc sư nản chí, mãi cho đến đời ÐGH Sisto V (1585-1590), dự án đó mới thành hình.
Tháp được khởi công di chuyển ngày 30-4-1585 và được dựng tại quảng trường ngày 10-9-1585. Công trình này đòi sự hợp lực của hơn 900 người, với 140 con vật và dùng 47 cần trục cùng với 5 đòn bẩy thật mạnh. Qui luật được ban hành trong công trình dựng tháp là các công nhân phải tuyệt đối giữ im lặng và chỉ được nhận lệnh từ kiến trúc sư Domenico Fontana mà thôi. Ngoài ra, dân chúng hiếu kỳ không được đến gần. Ðức Sisto V còn ra lệnh phạt tử hình những người vượt quá ranh giới, và gây tiếng ồn ào.
Theo một lưu truyền từ năm 1770, trong khi tiến hành công việc, thì những sợi dây thừng đỡ tháp bút bắt đầu giãn ra và có nguy cơ bị đứt. Tình trạng thật nguy hiểm. Một trong những người thợ là ông Bresca, vốn là một thủy thủ đã quen với các dây chão, ông ta hô lớn: “Hãy đổ nước vào các dây thừng”. Nhận thấy tình trạng nguy ngập, kiến trúc sư Domenico Fontana vội ra lệnh thi hành ngay lời khuyên đó, và tai nạn được tránh thoát.
Sau khi hoàn thành công việc dựng tháp, thủy thủ Bresca ấy đã được thưởng thay vì bị tử hình. Ông được triệu tới trước mặt ÐGH và ngài yêu cầu ông hãy xin một ơn. Ông Bresca đã xin cho mình và dòng dõi được đặc ân cung cấp lá dừa cho Tòa Thánh để làm lễ nghi Chúa Nhật Lễ Lá. Lời thỉnh cầu được chấp nhận và ngày nay gia tộc Bresca ở miền Liguria vẫn cung cấp lá dừa cho Vaticano.
Năm 1586, Ðức Sisto cho đặt trên tháp một cây thánh giá lớn bằng sắt, trong có chứa mảnh thánh giá thật của Chúa Giêsu. Ở bệ tháp có khắc chữ: “Ðây là thánh giá của Chúa. Các quyền lực đối nghịch hãy trốn chạy. Sư tử của chi tộc Giuda đã chiến thắng”. Ngoài ra còn có câu: “Chúa Kitô chiến thắng. Chúa Kitô hiển trị. Chúa Kitô thống trị. Chúa Kitô bảo vệ dân ngài khỏi mọi nghịch cảnh”.
Tổng cộng từ bệ lên tới đỉnh tháp bút cao 41.23 mét và nặng 312 tấn.
Hai bên có hai bể nước (fontaine) khổng lồ giống nhau, mỗi phút có 38,400 lít nước đổ vào. Vòi nước phun có thể lên cao 14 mét.
VI. Mộ Thánh Phêrô
Như đã nói trên, khu vực xây Ðền Thờ Thánh Phêrô trước kia là một nghĩa trang thời La Mã, và được khám phá trong thập niên 1930, được khai quật trong hai đợt: từ 1939 đến 1949, rồi từ 1953 đến 1958. Hai hàng nhà mồ với những hốc mộ được khám phá, với rất nhiều bích họa, tranh khảm, cùng với một khu vực với những ngôi mộ đơn sơ hơn.
Các cuộc khai quật dưới Bàn Thờ tuyên xưng Ðức Tin đưa tới sự khám phá mà Ðức Phaolô VI tuyên bố ngày 26-6-1968: “Hài cốt thánh Phêrô được nhận diện đến độ chúng tôi coi là có lý”.
Từ đó đến nay, công việc này vẫn được tiếp tục và đồng thời cũng được mở cho các du khách thăm viếng kể từ năm 1975. Nhưng trong những thập niên gần đây, nghĩa trang dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô đang bắt đầu có lỗ và bị lở. Theo các chuyên gia, một vấn đề lớn là sức nóng do hệ thống đèn điện cùng với sức nóng do cơ thể của 250 du khách mỗi ngày đến viếng thăm phát sinh ra. Sức nóng đó làm nảy sinh rêu và mốc từ tường của các ngôi mộ, đồng thời tạo nên các lỗ nhỏ, các nấm mốc, muối và dần dần làm hư hỏng các di tích lịch sử này. Thực tế là nhiều bức bích họa vẽ trên tường các ngôi mộ cổ dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô đã bị phai nhạt, cùng với các hàng chữ viết trên tường. Một số nhà mồ trước kia được mở cho du khách thăm viếng, nay bị đóng lại, vì bị hư hỏng. Một phần của nghĩa trang ở dưới mức sông Tevere gần đó, nên sự ẩm thấp là một vấn đề liên tục, nhất là ở khu vực phía đông của nghĩa trang.
Ðể góp phần tu bổ và cứu vãn mộ Thánh Phêrô cũng như các ngôi mộ khác, công ty điện lực của Ý, tên là ENEL, đã tình nguyện tài trợ dự án với phí tổn khoảng 1 triệu 700 ngàn mỹ kim. Trong những năm gần đây, Công ty ENEL đã góp phần tài trợ việc thiết lập các hệ thống đèn điện cho các đền đài công cộng và nhiều nhà thờ tại Ý. Những ngân khoản đó được rút tù số tiền lời do sự gia tăng tiêu thụ năng lượng điện ở nước này.
Dự án tu bổ Mộ Thánh Phêrô và cải tiến việc bảo trì nghĩa trang bên dưới Ðền Thờ kéo dài nhiều năm trời, và trong giai đoạn thứ nhất, cho tới tháng 11 năm 1999, có biện pháp giới hạn số người thăm viếng nghĩa trang dưới hầm Ðền Thờ Thánh Phêrô. Trong Năm Thánh 2000, việc viếng thăm đang được mở lại theo mức độ cũ, rồi sau đó, lại bị giới hạn. Hãng ENEL dùng những kỹ thuật tân kỳ nhất để thẩm định đầy đủ tất cả những vấn đề của nghĩa trang dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô, thiết lập thành hồ sơ. Tiếp đến các kỹ sư đề ra phương thức để giảm bớt tối đa sự thay đổi nhiệt độ trong khu vực này, và đồng thời kiến thiết một hệ thống đèn điện mới, cùng với hệ thống an ninh.
Cho đến nay, số người viếng thăm Nghĩa Trang bên dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô tương đối ít ỏi, và nhiều du khách không biết là có khu vực này. Ðể viếng thăm, cần phải giữ chỗ trước tại Văn Phòng khai quật của Vaticano, và có người hướng dẫn từng nhóm đi thăm.
Tuy số người viếng thăm ít ỏi, nhưng các chuyên viên công ty ENEL cho rằng 250 người mỗi ngày kể là quá nhiều. Họ đề nghị rằng trong tương lai, một hệ thống bằng máy điện toán các ngôi mộ trong nghĩa trang dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô sẽ được dùng để trình bày cho phần lớn các du khách, thay vì họ đích thân đi thăm các ngôi mộ như hiện nay.
Vào cuối công cuộc tu bổ, kinh nghiệm về các hoạt động này được trình bày trong 2 cuốn sách: một cuốn về mộ Thánh Phêrô được tu bổ và chiếu sáng, cuốn thứ hai về toàn bộ Nghĩa Trang Vaticano.
Cũng nên nhắc lại rằng, trong ngày kỷ niệm một năm lên ngôi Giáo Hoàng, 16-10-1979, chính Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho mở một cổng cao 2.5 mét rộng 2.3 mét để các tín hữu có thể bước vào mộ Thánh Phêrô dưới hầm Ðền Thờ.
Tóm lại, kính viếng Ðền Thờ Thánh Phêrô là một cuộc gặp gỡ với 2 ngàn năm lịch sử Giáo Hội. Qua bao nhiêu thăng trầm của Ðấng kế vị Thánh Phêrô không ngừng nâng đỡ đức tin của các anh chị em mình rải rác khắp nơi trên thế giới, trong các giáo hội địa phương.
Thực vậy, chính vì thánh Phêrô đã tới Roma và mộ ngài được lưu giữ tại đây sau khi chịu tử đạo, nên các tín hữu cũng đã tới hành hương nơi đây, và ÐGH người kế vị thánh Phêrô cũng ở gần mộ tiền nhiệm tiên khởi của ngài. Cả hai sự kiện có cùng một nguồn gốc. Ngoài ra, nơi xây Ðền Thờ không phải được chọn một cách tuỳ ý, nhưng chủ ý được xây trên mộ của Thánh nhân, và điểm hội tụ của Thánh Ðường này chính là nơi được gọi là “Bàn Thờ tuyên xưng đức tin”, ngay trên mộ của Thánh Phêrô.
Ngày 4 tháng 7 năm 1979, khi mừng lễ thánh Phêrô và Phaolô lần đầu tiên ở Roma, ÐTC Gioan Phaolô II nói rằng: “Tại đây, trung tâm của chính Giáo Hội, mầu nhiệm của ơn gọi đặc biệt này đã dẫn thánh Phêrô từ hồ Genezareth đến Roma, và cũng dẫn theo Phaolô thành Tarsa, theo vết của Thánh Phêrô, mầu nhiệm ấy mạnh mẽ nói với chúng ta về thực tại lịch sử của ngài… Tất cả chúng ta đang sống trong cơn lốc của nền văn minh hiện đại, trong sự lo âu của đời sống tân tiến, chúng ta phải dừng lại đây và suy niệm về thể thức phát sinh Giáo Hội này, một Giáo Hội do ý Chúa, đã trở thành trung tâm và “thủ đô” của một sứ mạng rất cao cả: Giáo Hội mà tất cả các Giáo Hội khác đến đây hành hương, tìm thấy trong đó nền tảng sự hiệp nhất của mình… Sự kế nhiệm trên ngai tòa Giám Mục này có một ý nghĩa, không những đối với Giáo Hội địa phương ở Roma này, nhưng cho cả Giáo Hội hoàn vũ nữa, nghĩa là mỗi Giáo Hội địa phương đều thuộc về cộng đồng hoàn vũ. Tất cả điều đó có một ý nghĩa rõ ràng, thực vậy, chính Chúa Kitô đã ban cho Thánh Phêrô quyền cởi mở và đóng lại”.



 Ngày thứ 13 ( thứ 3 22/10)

Viếng Thánh Đường Gioan Laterano . Thánh đường nầy là thánh đường cổ nhất trong lịch sử công giáo La Mã. Là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Roma. Giáo hoàng cũng là giám mục của Roma được phong chức tại đây. Khởi công xây dựng từ năm 311. Thời xưa ĐGH đã cư ngụ nơi đây từ thế kỷ thứ IV đến Thế kỷ thứ XIV mới đời về Vatican như hiện nay. Đàng sau dinh thự và giữa trung tâm quảng trường Laterano là cột tháp hoa cương bằng đá cẩm thạch cao  nhất thành Rome, hai bên là tượng 12 thánh tông đồ cao gần 5 mét. Quan trọng nhất là bàn  thờ dành riêng cho ĐGH dâng thánh lễ,phía trái cung thánh là Tương Mẹ sầu bi bằng đá cẩm thạch montanti. Bên kia đường là  Thang thánh ( Holy Stairs) theo truyền thuyêt thang có 28 nấc, bằng đá rộng 4 mét. Thang nầy  do thánh nữ Helena đã tìm thấy trong cuộc khai quât vào thế kỷ thứ IV những bậc thang nầy trong dinh Philato nơi Chúa GieSu đi lên nhiều lần để nghe phán xét . Thang nầy được mang về bọc gỗ và thiết trí nơi đây nếu ai quỳ leo lên và hôn vào dấu thánh giá ở nơi bậc cuối sẽ được tha tội. Đa số anh chị em trong đoàn đều leo lên thang nầy mặc dầu rất khó nhọc. Leo hết 28 bực thang  là vào nhà nguyện Holy of Holies xưa kia là nhà nguyện của ĐGH.
Cùng ngày đến viếng Vương cung thánh đường ĐỨC BÀ CẢ đây là thánh đường đầu tiên dâng kính Đức Mẹ với những đường nét kiến trúc thời phục hưng đã được trùng tu vào năm  thánh năm 2000. Cột tháp hoa cương trước sân cao 16 mét xây vào thời ĐGH Phaolo V. Trên đỉnh tháp là Tượng Đức Mẹ bằng đồng. Cột tháp phía sau cao 20 mét xây vào thời ĐGH Sixtus V. Đền có 42 hàng cột cẩm thạch, trên trần chạy từ cửa đến cung thánh được lát bằng vàng thật sáng lóng lánh, hai bên là 43 hoa,5 phẩm Mosaic diễn tả sự tích trong cựu ước và cuộc đời Chúa Kyto. Bàn thờ chính được thiết kế ngay trên hầm mộ nơi có đặt thánh tích Máng cỏ Chúa Hài đồng do thánh nữ Helena mang từ đất thánh sang Roma. Đặc biệt hôm nay cha sở dâng thánh lễ nơi nguyện đường bên phải dành cho các cặp hôn nhân trong phái đoàn tái tuyên hứa  có tất cả 10 đôi uyên ương dẫu tóc đã hai màu nhưng vẫn một lòng yêu thương và tôn trọng suốt đời. Sau Thánh lễ cha sở tặng mỗi đôi quà kỷ niệm của ngài  và cha con chụp hình lưu niệm trước bàn thờ . Tiếp tục cuộc hành trình là viếng  thánh đường Thánh Phaolo ngoại thành ( BasilicaOf Saint Paul ouside the walls)xây trên ngôi mộ thánh Phaolo, trong một nửa thế kỷ lại đây người ta đã đào  thấy bia mộ của thánh Phaolo. Thánh đường có 80 cột bằng đá cẩm thạch đường kính 1 mét , nhà thờ mở cửa lại năm 1840 sau trận rủi ro hỏa hoạn. Nơi đặt di ảnh của 266 vị giáo hoàng kể từ thánh Phero. Bên trong nhà thờ gồm 4 gian hình thánh giá Ai Cập rộng 55m dài 132m  và cao 30m. Trên có hình Chúa Giesu dang tay ban phép lành. Trước khải hoàn  môn là hai tượng Phhero và Phaolo. Bên cạnh nhà nguyện là thi hài các thánh. Thánh Phaolo là vị thánh ngoại đao vã trở lại. Ngài đã thực hiện 4 cuộc truyền giáo từ Jesusalem đến Roma và bị chém đầu vào năm 67. Bên cạnh bàn thờ là cửa Thánh ( holy door)  Cửa nầy chỉ mở vào các năm thán,DGH   J.Paul II mở vào năm 2000.


  
Ngày thứ  14( Thứ Tư 23/10) Tham dự  Papa Audience

 Hằng tuần vào Thứ Tư thì Đức Thánh Cha xuất hiện trước quảng trường Thánh Phêrô để ban phép lành Tòa Thánh cho giáo dân khắp nơi tụ về . Có gần 100 ngàn người từ mọi quốc gia - Quảng trường không còn chổ chứa phải kéo dài ra ngoài đường phố thuộc Roma. Để lấy được chỗ đứng gần hành lang ĐGH đi chúng tôi phải thức đậy trước 4:15 nhận khẩu phần sáng mang theo và 5:00 đã có mặt sắp hàng tại Quảng Trường. 10 giò Đức thánh cha mới xuất hiện ngài dùng xe đi theo các lối đi sắp sẵn trong quảng trường để chào mừng giáo dân. Có cả trăm phái đoàn trong  được giới thiệu bằng bốn ngôn ngữ La tin- Pháp- Anh và Tây Ban Nha. Trong bài giảng Đức Thánh cha nhắc lại vai trò của Mẹ Maria trong giáo hội và gia đình. Sau đó ngài ban phép lành tòa thánh .
  Đoàn nghỉ và dùng bửa trưa tại khung viên Quảng trường và sau đó đi thăm viếng các nơi trong thành phố. Chiếc xe bus chạy từ từ qua nhiều dãy phố  và chạy quanh Sân đấu súc vật, cổ thành mặc dầu đã qua bao lớp phế hưng nhưng còn giữ nguyên nét kiến trúc thời La Mã triều đại Constentinal.và sau đó thăm hồ Trevi ngoài thành . Hồ nầy lấy nước từ Giếng phun Trevi từ Vatican chảy ra. Nước trong lành có thể uống nếu ai ném một đồng tiền ken xuống hồ thì sẽ may mắn sẽ đến với mình nhất là ai có ước nguyện về tình yêu thì sẽ như ý . Trong đoàn đa số là người có tuổi nên rất ít người làm việc nầy. Tiếp đến viếng nhà thờ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội ngoài Vatican. Ngôi thánh đường nằm trên một ngọn đồi cao phải nhiều tam cấp, đoàn phải dùng thang máy để lên . Nơi   nào đoàn đến ngoài tham quan đều để lại lời cầu nguyện cho Cộng đoàn giáo xứ, cho giáo hội, cho quê hương và cho gia đình. Sau cùng về dâng thánh lễ tạ ơn tại Thánh đường thánh Phero xiềng xích. . Ngôi thánh đường rộng lớn với tượng Thánh Phero bị xiềng tay chân . Đây là bức hình trước khi ngài chịu nạn , người bị treo ngược trên thánh giá vì ngài không dám cho mình ngang hàng với chúa khi chịu nạn. Trong bài giảng cha sở cảm tạ Thiên chúa qua 14 ngày hành hương gặp nhiều may mắn về thời tiết cũng như mọi việc đều được viên mãn. Trong lời nguyện giáo dân : mỗi người được tự do dâng lời cầu xin của riêng mình với tôi không gì hơn trong tháng Mân côi hành hương qua bao nhiêu linh địa cảm thấy mình quá nhỏ bé, quá ích kỷ chỉ sống cho bản thân và gia đình nhiều hơn, sợ chúa hơn là kính mến Chúa , sợ mất nước Thiên đàng hơn là chia xẻ với tha nhân . Xin chúa và mẹ Maria mở lòng mở trí con để con được đem lòng mến chúa hơn và xin tình yêu ngài đồng hành trong sinh hoạt đời thường của con và con cauu62 xin Chúa giảm cơn thịnh nộ ban cho quê hương và giáo hội Việt Nam thoát ách thống trị Cộng sản vô thần.  Tạ ơn  là bữa cơm tối do Holy tour khoản đãi Tại một nhà hàng Thái với các món Á châu  thật thịnh soạn , một bữa ăn ngon trong suốt cuộc hành trình.

 Ngày thứ 15 ( thứ Năm 24/10)

    Suốt buổi tối ai cũng náo nức , có kẻ không ngủ lo sắp xếp quà biếu, kiểm tra hành lý hơn nữa là nỗi nhớ nhà, nhớ người thân..5 giờ đánh thức và nhận phần ăn sáng lên xe Bus ra phi trường cho kịp chuyến bay từ Rome bay sang Amsterdam Thủ đô  Hòa Lan quê hương  xứ ngàn hoa Tulip và tự hào về “:cối xay gió” Chúng tôi chờ nơi đây đổi máy bay
Chuyến Delta 233 đưa doàn về Seatac lúc 10:30 . Trong 10 giờ bay tôi có dịp xem lại các hình ảnh do Diệu Review qua máy điện toán của anh.
  Tạ ơn Chúa ! Cảm ơn Cha linh hướng xin Chuá ban nhiều hồng ân cho ngài, Soeur Theresse và Thầy 6 những người đã chịu nhiều khó nhọc trong chuyến hành hương nầy


                                                   
                                       Amsterdam- Hà Lan23/10/2014





 

















                                        







   Tuyển tập  truyện Ký  
Trôi theo dĩ vãng   
Cao thy yên



                               PHÓNG KHÚC ĐÊM NOEL

     Viết kính dâng  hương hồn cố Trung tá Nguyên Bình Trung đoàn Trưởng SĐ I BB
                                                  Bị Việt cộng sát hại tai trại Tù Tiên Lãnh 1978
           Trên ngọn đồi phía tây  trại tù thôn 1 Tiên Lãnh ,bỗng có 3 phát súng và tiếp theo sau là tiếng kẻng báo động ,các đơn vị lao động lẽ quanh trại phải  vào trong trại và đóng cửa buồng  . Yên lặng trở lại, ngồi cạnh khung cửa sổ tôi nhìn ra phía cơ quan lực lượng vũ trang thấy bọn công an bảo vệ đang tập họp .Giữa lúc đó tin bên ngoài Trung Quốc đang tấn công các tỉnh phía Bắc trong căn phòng nhỏ anh em chúng gốm 12 người thuộc tổ chuyên  môn làm việc riêng lẻ ngơ ngác nhìn nhau và có liên tương một việc gì bất an sẽ đến với  những người tù chính trị ,mỗi người một  nhận định. Người bạn nằm cạnh tôi BS Phùng Văn Hạnh cải tạo với tội danh Y sĩ Thiếu tá kê miệng bảo thầm tôi “”hãy đọc kinh ăn năn tội kẻo tụi nó bắn chết tươi không kịp trăn trốị ,ông kể lại những thủ đoạn thủ tiêu tù chính trị của chế độ Stalin thời cộng sản Xô-Viết . Người nhỏ tuổi nhất là Hồ Văn Sinh lúc đó chỉ mới 22 tuổi các anh có trối lại gì thì để lại cho Sinh chuyển cho , Sinh chưa muốn chết lúc nầỵ “Tôi xì một cái ”bộ  tụi chúng chừa mầy sao” ?
          Sinh bảo  chẳng lẽ chúng ta nhắm mắt  cho họ hành xử hay sao,.? Có chết cũng bằm thây một vài thằng rồi có ngũm cù tèo cũng hả dạ chứ và hơn nữa tôi còn muốn sống để làm chứng nhân  ; chúng ta có gần 1000 người tụi họ may ra chỉ  bốn măm chục thằng là cùng .Anh chàng xã trưởng” đầu bạc” phụ trách máy gạo nói nhỏ qua tai tôi “lúc nầy đi lao động xa hết , chỉ có mấy thằng mình  làm được  gì ?  , chúng muốn thịt  lúc nào chẳng được, chúng tôi  thì thầm với nhau mỗi người mỗi ý,một điều may là lúc đó anh chàng V ...đội trưởng (,anh nầy là tay chân của quản giáo)không có tại phòng, anh ta theo đội 7  ra  rẫy, cho nên không sợ  mật báo , những   tên  Juda nầy  chúng tôi gọi  là những tên thầy,  bán Chúa  . chúng tôi suốt một buổi sáng  được nghỉ  trong lo âu và sợ hải .  Đúng 1:00 chiều tên công an trực trại vào gọi tôi  sang cơ quan ,trên đường đi hắn ta bảo:” sáng nay nhà 10 đi vác  củi có  có   hai bông mai bạc và sáu bông mai  đồng ( có nghĩa là một trung tá và hai đại úy) đã   tình nguyện theo Quân đội giải phóng Trung  quốc  hắn  đùa vì lúc nầy Trung Quốc tấn công phía Bắc Việt Nam tôi  hiểu ngay là ông ta gọi tôi  giúp ông làm bản  báo cáo trốn trại, khi lập xong bản báo cáo tôi đọc lại cho ông ta nghe  và   ông cảnh cáo tôi không được tiết  lộ ra ngoài   .Buổi chiều chúng tôi được phép xuất trại  đi lao động bình thường trở lại  và  một ngày bình an đã trôi qua trong phập phồng lo sợ,sau khi cơm  chiều xong  chúng tôi  theo hiệu lệnh 3 tiếng kẻng phải tập trung ra trước phòng giam để điểm danh.Trong giờ nầy  họ dùng hệ thống phóng thanh loan báo tin trốn trại của Trung Tá  Nguyễn Bình Trung Đoàn trưởng Thuộc sư đoàn I Bộ binh và Đại úy Trần  Quy Đại Đội trưởng BĐQ, Đại úy Lâm Văn Chõi Tiểu đoàn trưởng địa phương quân kèm theo những lời răn đe với những ngôn ngữ thiếu văn hóa ,tôi  hậm hực  chửi thầm trong miệng, nhưng không dám nói nên lờị
    Tối hôm đó chúng tôi bò vào mùng sớm  ,Hồ Văn Sinh  chun chung vào  nằm  với tôi và người nằm kế là  Phùng Văn Hạnh  BS quân ỵ
 Sinh hỏi nhỏ mấy cha nội bây giờ chạy đến đâu rồi? Còn nằm trong rừng (tôi trả lời)
 Sinh  nói nhỏ vừa đủ nghe  :” em có cho anh Bình cái  họp quẹt  trên đó có khắc tên Đặng Thái nhà mình, rủi ra bắt lại ,anh ấy khai ra vào cùm cả lũ, cầu xin mọi sự may mắn đến với các anh  Tôi nằm yên lặng  ,nhắm mắt  và cầu kinh ,lâm râm khẩn nguyện cho cuộc vượt thoát của những người đồng cảnh trót lọt bởi vì chúng  tôị đang chuẩn bị đón hài nhi Giêsu giáng trần để cứu chuộc muôn dân….. .tôi cầu nguyện cho chính tôi cho bạn bè,bằng hữu và nhất là cho những người tù khốn khổ không chịu nỗi cảnh hành hạ phải chấp nhân hiểm nguy tìm đường vượt thoát hôm nay  , xin  Chúa Hài Đồng soi đường dẫn lối  và chúc lành cho  họ đến bến bình an..
    Mấy ngày tiếp theo trong tuần đội bảo vệ An ninh chính trị Ty  công An Quảng Nam Đà Năng dùng chó đi săn lùng,nhưng không kết quả. Rồi một ngày qua ..ngày qua vẫn im hơi  vắng tiếng.Chúng tôi những tưởng là các anh đã trót lọt lưới bọn Công An.  Hôm ấy Chúa Nhật chúng tôi ở nhà nghỉ ngơi ,thằng bạn học cùng lớp khi còn ở Trung Học với Tôi tên N.Thái là Trung úy biệt phái nha tuyên úy  Tin Lành Quân khu I ,  lẻn sang láng của tôi ăn trưa và  khẳng định  các bạn ấy có thể thoát nạn truy lùng .Vì  Thái cho  biết họ tổ chức từ lâu có bản đồ, la bàn dụng cụ mưu sinh  v v v  lộ trình là  lên núi cao định hướng  đi về hướng Kontum và nhập vào biên giới Lào tìm gia nhập lực lương Fulro  hay vượt biên sang  Thái Lan tôi xì một tiếng và nói nhỏ :Sao mầy không đi cùng họ” ?
  -N.Thái  trả lời yên chí lớn nếu tụi nó lọt thì mình tính chuyện mình..
   Tôi bảo mầy có tin tao đị báo cáo để họ treo cổ mầỵ ? Tao thách mầy Ng Thái  nói)   vì  mầy là  Thiên Chúa Giáo ghét mấy tên Juda  hơn nữa  chúng mình có một thời gian dài chung lớp,chung trường nỡ nào làm chuyện phi đạo nghĩa phải không?  (  Autre temps . . .autre meur)  mỗi lúc mỗi khác  mầy hiểu câu đó chứ ? (tôi hỏi) Thái  cười khề  mầy có thể hiểu rằng con người  đến một lúc nào đó không còn nghĩ gì  cho chính mình nữa không ? Tao không tin .Thái  tâm sự với tôi sở dĩ  nó không trốn đợt nầy là vì vợ con nó,chàng ta móc túi đưa cho tôi bức thư của vợ phía dưới có mấy hàng chữ lơn do con gái  nó viêt  cho nó,cháu mới học lớp mẫu giáọ . Đọc xong bức thư  tôi nhận thấy sự hy sinh và sức chịu đựng của nàng quá to lớn so với chúng tôi trong tù.Bà ta kể những khó khăn bất hạnh mà bà ta phải gánh chịu kể cả hai phía: gia đình và Xã hội, phải nuôi con,nuôi mẹ chồng  trả thêm phần nợ của chồng là sĩ quan (ngụy)trong lúc túng bấn vì  sinh kế  bị bọn công an kinh tế thu luôn cả vốn lẫn lời   bởi không thỏa mãn theo yêu cầu dục tính của chúng, giữa lúc tóc còn xanh má còn hồng. Hết đường cô phải đi bán máu mình lo chạy thuốc cho con chỉ có 12.000 đồng  mua môt lọ thuốc ngừa bệnh” phong đòn gánh” mà  chạy mượn chẳng ra. Tôi buông tiếng thở dài và Lạy Chúa tôi  có cách nào cứu vớt  và giải thoát cho những con người khốn khổ không còn lối đi  và đất sống trên chính quê hương mình .và tôi hiểu bạn tôi  hơn với  lời chia xẻ..
    Trời hôm đó mừa mù chúng tôi nghỉ Lễ Giáng Sinh ,các buồng giam đều đóng kín cửa ,đa số thì ngồi tiêu khiển qua các trò giải trí ,cờ tướng  ,Domino , có người vá áo quần hay tán dzóc…..Đúng 11 giờ mới mở cửa cho các phòng đi  nhận cơm,nước các người già thì  ra sân làm một vài movement cho đỡ mõi ; Trời vẫn mưa mù. Anh  Trung Trynh ghé phòng BS Hạnh xin thước dạ dày  ngồi chờ anh  nói chuyện lung tung , hết chuyện nói anh chàng nỗi máu thi sỹ  anh ta ngâm nga:
     Trời buồn trời đỗ mưa -  con chim buồn con chim bay cao – Ta buồn ta  ta nghĩ mênh mang
 Hồ Ngọc Châu nhìn ra ngoài trời mưa  thấy ông Hạnh đi nhận thuốc ở trạm xá về và một  cô nữ tù đi theo để  lấy phần thuốc cho trai Nữ anh ngâm tiếp theo Trung Trynh:
                         Trời hôm nay mưa mù giăng khăp nẽọ
                       Thương nhìn về cô  gái bến Sông Tranh (1)

 Ông Hạnh bỏ họp carton đựng mấy lọ thuốc xuống  bàn  đếm  thuốc giao cho trại nữ xong ông ta nói  với Hồ N Châu .Mầy sửa lại hai câu mới đọc thế nầy:
                 Trời hôm nay mưa buồn giăng khăp lối
                     Thương nhớ về một kẽ mới ra đi..
  Tao ra trạm xá nghe tụi Công an nói trung tá Bình bị bắt lại và xử bắn rồị. Tôi hỏi còn Quy + Chõi  thì saỏ ? không rõ,  mình chỉ nghe vậy thôị . Thì ra khi trốn trại họ đã tính rất kỹ lưỡng nhưng không ngờ khi chiến tranh chấm đút các láng Thương di chuyển về chỗ cũ cho nên hôm ấy khi dừng nghỉ ở một ngọn đồi họ nhen lửa để nấu ăn ,du kích làng Thương phát hiện thấy khói và báo đông dân làng ra vây bắt hai anh.Lúc nầy sau khi ra khỏi trại cùm  Đại Uy Quy  và Chõi kể lại   rằng các anh định dùng 1chỉ vàng  để đổi cây súng nhưng  tên du kích không chịu .Họ bèn cướp súng nhưng ngặt nỗi cây súng chỉ ngụy trang chứ không có đạn cho nên các  anh bị bắt và giải giao lại cho Trại giam Tiên Lãnh ,khi dẫn về gần trại Thôn 5 (Dốc Sơn đường về trại 5) thì tên Liên Thượng sỹ từ phía sau bắn tới và Trung Tá Bình  trồng lên trước khi ngả xuống không kịp nói lại lời gì.Trung Tá Bình chết  lúc đó chỉ mới 33 tuổi  chưa có vợ ,thi thể giao Trại Thôn 5 chôn  beb6 cánh rừng nơi ông chết không hàm không vải .Nhà  ông ở  Đường Thanh Sơn Đà Nẳng ,sau nầy khi ra trại tôi có ghé nhà nhưng đã bị Việt Công trưng thụ
      Tôi nhớ mãi tối hôm đó thú Tư ngày 24 tháng 12 năm 1979.Chúng tôi   sáu người
gồm  hai nhà giáo,một Bác sỹ một Xã trưởng tôi và Hồ Văn Sinh ngồi nhìn trời mưa càng ngày càng nặng hạt,không biết làm gì cho hết thời gian.Tôi xuống nhà bếp xin người bạn tôi là tổ trưởng “cấp dưỡng” hai củ sắn đem về  mài ra và dùng lò lửa nâú kim chích của BS Hạnh nướng một bánh Giáng Sinh .Hồ Văn Sinh ôm đàn  và chúng tôi cùng hát bài” Đêm Đông Lạnh lẽo Chúa Sinh ra đờỉ “ cùng những bài thánh ca khác như Silent night…  cùng chia bánh để đón mừng  Chúa giáng trần. Khi bẻ bánh nhà giáo V.V.Phùng..  lấy một miếng để riêng và  đề nghị phần nây là chúng ta mời  Bình  có linh thiêng về cùng hưởng reveilloner giáng sinh trong tù.Mỗi người chúng tôi đều lặng thinh trong giây lác để cầu nguyện cho anh ấỵ Mỗi chúng tôi mỗi người một tôn giáo khác nhau,Tôi thì thâm nơi vủ trụ nhật quang, anh yên nghỉ có thể  giờ đây anh đang hòa nhập với không gian vô tân và  nương theo mây trắng về với quê hương và đồng đội bên kia thế giới,không còn phải chứng kiến cảnh hành hạ mắng chửi của một lũ vô lương, bất nhân và nguyện xin thiên Chúa ngôi hai  cứu vớt  linh hồn anh trong nước hằng sống,Phần chúng tôi còn phải tiếp tục đi sưôt chặn đường còn lại đẻ có thể làm một chứng nhân cho một thời kỳ đen tối của đất nước và tộc..

  Chúng tôi mỗi  người một câu  tạo thành một ca khúc :”gọi là Phóng khúc đêm Noel:để nhơ’ về một  đêm Giáng sinh trong tù cũng như tưỡng niệm một người bạn tù xấu số , nhạc sĩ trẽ Hồ Văn Sinh   người tù trè nhất trại Tiên Lãnh ôm đàn solpher và hát:
Đêm đông mịt mù
Núi rừng âm u
Có một người tù
Về cõi thiên thu

Đêm nay lạnh lùng
 Cùng ngồi vây chung
Xin dâng lời cầu
Bằng lời kinh chung
  Người ơi – ngủ đi
 Bên kia  bầu trời
Tên anh ngàn đời…
(1) Tên con sông lớn của Tỉnh Quảng Nam 

                     BÊN DÒNG KÝ ỨC
  Cứ mỗi lần  khu rừng phiá bên kia nhà,  cây cối trơ truị lá, chỉ còn lại những con chim qụa  cô dơn trên những cành trơ trong buốt giá .  Qua khung cửa kính nhìn những giọt sương mai như lệ đêm thoát xác, như những hạt kim cương trong hừng đông mỗi sáng, lòng tôi nhớ lại như một góc quê hương  hiện diện trước mắt. Tôi muốn gọi thầm những dòng ông đang chảy trong hồn , Ly Ly, Thu Bồn Hàn giang ….với những Trà mi Tiên phước Cửa Đại, Hội An - ĐàNẳng với ngôi trường cũ Sao Mai ngôi trường ba từng nầy nằm bên bờ Sông Hàn  chính nơi đây đã đào tạo tôi biết được lý lẽ cuộc đời biết nhận rõ chân tướng cuả thiện , ác..Có  người bạn học cũ nhà thơ Vũ Hoài Mỹ, gọi cho hay là ngôi trường sắp bị  xoá s để xây khách sạn. Thật buồn vô hạn ngôi trường đã cho tôi nhiều kỷ niệm, có phải đối với CS  chữ nghĩa không cần  mà  chỉ có có nhiều  tụ điểm ăn chơi cho đảng kiếm tiền là trên hết .  Một số chuyên gia chính trị nhận xét về hiện tình xã hội Việt nam hiện nay:yếu kém về Văn hóa, Y tế, xã hội nhưng lại đứng đầu về tham  nhũng đúng như lời nhận xét cuả Hà sĩ Phu trong : (Đôi điều suy nghĩ cuả một công dân): .Chủ nghiã vô hồn tạo ra một khoảng trống ghê rợn.về Văn Hóa, lý tưởng và nhân cách. . Chữ nghiã ích gì thời buổi ấy “ Các  lãnh đạo nhà nước Cộng sản không cần  đòi hỏi về học thức mà chỉ cần tính trung thành có nghiã là chỉ biết cầm gươm ôm sung xông tới” bất kể đó là nhân dân cuả mình.. Ngược lại các nhà lãnh đạo các quốc gia tư bản cần phải có kiến thức phổ thông khả dĩ ít ra là phải tốt nghiệp Đại học, nhưng ngược lại lãnh đạo Việt Nam một ông thử tướng 14 tuổi làm giao liên, 18 tuổi đi thanh niên xung phong  , rồi Công an Biên phòng và cuối cùng làm Thủ tướng thời gian  nào còn để trau dồi kiien61 thức phổ thông, nghe đâu ông cũng có bằng cử nhân; như vậy đất nước sẽ đi về đâu? Một nhà trí thức  không nhớ rõ bên Pháp từng nói v giới  lãnh đạo đảng công sản Viêt Nam:( Les occupants des postes dans l’administration ne brillent pas par leưr savoir ou leur competence, mais par leur inculture et leur ignorance = những kẻ giữ chức vụ trong chính quyền không sáng giá về kiến thức và năng lực, nhưng lại tỏ ra càng kém văn hoá và nhất là ngu dốt)  Điễn hình nhất là gần đây người ta bàn tán nhiều về những lời phát biểu cuả ngài cựu chủ tịch nước nói về  Thánh Gióng.. về tham nhũng) Cùng lúc một nhân vật cuả quân đội Trung Cộng , Tướng Lưu Á Châu bí thư quân uỷ Bắc Kinh lại có cái nhìn khác, ông lên tiếng cảnh báo   Đảng cần phải chọn người lãnh đạo có kiến thức như các lãnh đao các nước tân tiến , đứng đầu là Mỹ để canh tân và xây dựng đất nước có hiệu quả hơn.
    Ngày ngày đọc nhiều bản tin từ trong nước  báo nào cũng  đưa tin về  nạn tham nhũng đang hoành hành   , chính ngài thủ tướng cũng đã lên tiếng cảnh báo, nhưng không trừng trị . . Năm 1945 khi đồng minh tiến vào Bá linh  ho gom thu tất cả chuyên gia trí thức để làm giàu cho họ, còn  Bắc quân khi cưỡng chiếm Miền Nam họ tống giam tất cả chất xám  Miền Nam vào tù cho đến xương tàn, thịt rửa  để đến bây giờ  37 năm cây rừng đã thay bao nhiêu lá mà  Việt Nam  một bài toán giải không xong,  quốc gia  còn lạc hậu, dân tộc vẫn còn nghèo đoi….?Văn hóa suy đồi  ,chính quyền  bóm vào đám tư bản đầu tư bán đất, bán biển, bán họp đồng để kiếm tiền chia chát cho nhau; xã hội thì bỏ ngỏ các thông tin về bạo lưc, sex.. ngược lai ngăn cấm về những thông tin văn minh bên ngoài, tuổi trẻ Việt Nam bị đầu độc bởi một nền giáo dục mà thầy lừa trò , trò  lừa cha mẹ  lao mình vào nếp sống sa đọa thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu trước họa ngoại xâm ?

                                                         Nhân  ngày Chúa nhật Muà vọng Giáng sinh , lục lại trong ký ức kéo theo cùng vận nước ; nhớ lại những năm tháng trong chiến tranh, Gia đình tôi phái lìa bỏ quê cha nơi chôn  nhau cắt rốn, cái vùng đất nghèo nàn đã bị chiến cuộc tàn phá  và đã nhận lãnh không biết bao nhiêu bom đạn có thể nói từng tất đất  là mỗi mãnh đạn , Vì nơi đây diẽn ra nhiều trận đánh ác liệt  1965 mỡ màn với liên đòan  61 Biệt động quân , cùng với trung đòan 5 Sư đòan 2 BB Quân lực VNVH, địa phương quân, nghiã quân đối địch với công trường 2 Bắc Việt và lực lượng chủ lực huyện , ngôi nhà ba gian mà cha mẹ tôi đã khom lưng cả cuộc đời tần tão để có được đã bị  tiêu tan thành mây khói bởi  bom đạn hai bên, vì chính ngôi nhà nầy là  Bộ chỉ huy Bắc quân trú đóng. và khởi đầu đánh dấu một khúc quanh trong cuộc đời tôi . Mẹ tôi bóm ruộng vườn, cha tôi dắt anh em chúng tôi chạy trốn giặc, vì ông là một viên chức xã trong  nền đệ nhất công hoà.  Từ một điền chủ cha tôi phải làm thuê  để nuôi hai con . Trà Kiệu ,Hội An  rồi Hoà Khánh  là những nơi chúng tôi đã đi qua trong cuộc chạy nạn nầy
 Tết 1966 , cha tôi tin vào lệnh hưu chiến cuả đôi bên , ông bường bộ trở về quê với mục đích bán tháo ruộng vườn để lo cho anh em chúng tôi ăn học . Nhưng nào ngờ đây là chuyến đi vĩnh viễn không trở về, Cộng quân đã bắt  giam và  cuối cùng đã thủ tiêu bằng cách chôn sống trong một hố bom, mãi đến 40 năm sau mới tìm được mộ vị và cải táng.  Do vậy mà anh em chúng tôi không có cơ hội bước vào Đại học , tốt nghiệp trung học phaỉ vào lính theo tiếng gọi cuả đất nước  và cuối cùng  chung số phận cuả quê hương  phải vào tù .qua biến cố 4/75
 …….…….
 Nhớ lúc đó cha trở về bán ruộng
Cho hai con ngày hai buổi đến trường
Nào ngờ đâu giữa đường bị chúng bắt
 Đem đi đày đến thịt nát xương tan
Mồ vô chủ bao năm rồi hoang lạnh
Xương đã tàn nơi rừng núi hoang vu
Đã bấy nhiêu năm không người chăm sóc
 chạnh long đau qua những tháng năm dài
             X                      
Và từ đó con bỏ ghế nhà trường
bước vào đời làm lính giữ biên cương
hoà bình về theo cha  vào ngục tối
sáu, bảy năm  trường  dày vò thân phận
ngày trở về trái đắng trải đồng xanh
nhà cũ vườn xưa thay ngôi đổi chủ
Mẹ cũng buồn rồi thác giữa đêm mưa
 …………………………… (   .. Tội tình    )….
Năm 1979 lúc còn ở trong tù,  khi Tàu Cộng tấn công vào phiá Bắc cuả Tổ  quốc.  ,tin nầy được mấy anh em theo xe lấy hang cho trại tù mang vào  , một số anh em tù nhân muốn trốn thoát  may ra tìm được ánh sáng cuối đường hầm. Trong chuyến trốn thoát nầy có hai sĩ quan cấp uý và một Trung ta; trung đoàn trưởng , nhưng con đường đi không trót lọt,  quí anh đã vào nhầm một làng cuả người thượng ( dân tộc) và đã bị bắt gọn trại tù lên nhận lại trên đường về trại bọn cai tù đã xả súng từ phía sau hạ sátTrung Tá Bình và lấp xác bên bờ suối  thuộc Xã Tiên Lãnh, Tiên Phước. Trung Tá Bình nguyên là  trung đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh.  Bọn chúng giết người một cách bừa bải nầy nhằm răn đe những ai muốn trốn thoát  vì chúng sợ tù sẽ nỗi lọan.. Đêm Giáng sinh năm ấy phòng giam chúng tôi thật buồn thảm nhóm chúng tôi nằm kề nhau , cưả phòng đóng kín mấy anh em  ngồi quay quần đón Chúa ra đời trong tù cùng nhau hát thánh nhạc và cầu nguyện cho người anh em vừa  ngã xuống hôm qua  Nhạc sĩ  H.V.S ôm đàn  và  nhóm ngũ quái chúng tôi mỗi người một đọan tạo thành bán nhạc  :
Đêm đông mịt mù – Nuí rừng âm u – có một người tù  - ngủ giấc thiên thu
Sương đêm lạnh lùng – mây giăng bịt bùng - Từng cơn gió thét – đau thương tột cùng
Thôi ngủ đi anh -  ngủ đi anh ,,một giấc bình yên = bên lưng Mẹ hiền - cuối trời vô biên....
  ( phóng khúc đêm Noel)
          Sau ngày ra tù tôi trở về quê , nơi chốn sinh ra làm một con người mới , như một  đứa trẻ thơ chỉ biết cuí đầu và  nghe những lời phỉnh gạt . Có một ngày Giáng sinh năm 1991 những người theo đạo Thiên Chúa được Ban Tôn giáo vận huyện  tập trung cho học tập về chính sách tôn giáo cuả nhà nước. Khởi đầu tên trưởng ban tôn giáo tỉnh  thuyết trình thao thao về những  đóng góp cuả đồng bào Thiên Chúa giáo vào công cuộc xây dựng XH/CN. Trong phần giải đáp thắc mắc có một bà cụ người theo đạo Tin Lành, bà nêu câu hỏi rất thực tế”:
“ Tôi nghe Cán bộ nói là đồng bào theo đạo Thiên Chuá đã đóng góp nhiều thành quả vào công cuộc xây dựng XHCN. Như thế tại sao con tôi là con cuả một liệt sĩ, chồng tôi là Cán bộ nông hội đã hy sinh trong chiến tranh, nhưng con trai tôi  xin thi vào Đại học đem lý lịch cá nhân lên Công An phê  thì ông trưởng CA nói rằng “ theo đạo tin lành thì chỉ có đi chăn trâu mà thôi, tôi không tin mang lên hỏi phòng tuyển sinh huyện họ cũng nói là như vậy: con bà theo đạo Thiên Chúa không thể đào tạo lâu dài được. Như vậy  thì đạo Thiên Chúa xấu ở chỗ nào mà phải đi chăn trâu . Tôi nghĩ chăn trâu cũng có giá trị cuả nó, chứ đâu có phải ăn cắp hay lấy vợ người ta “ cả hội trường cười ầm  , tên Cán bộ thẹn quá  ông xin phép ghi nhận câu hỏi và sẽ nhờ cấp trên trả lời sau. Tiếp đến một ông theo đạo công giáo cho ý kiến rằng “ trước đây tôi theo đạo công giáo , nhưng bây giờ xa nhà thờ quá nên tôi đã bỏ đạo xin quí vị sau nầy đừng bắt tôi phải đi học tập nữa, Ôngt cán bộ bảo thế thì tốt lắm. Một người khác lại hỏi lại . “ Tại sao ông gọi bỏ đạo là tốt, như vậy từ sang đến giờ quí ông cho chúng tôi ngậm củ cà rốt bây giờ lấy gậy đập chúng tôi phải khổng” . Tôi ngồi bên anh ta  ghé tai nói nhỏ chỉ vừa hai người nghe (hãy ghi nhớ lời ông TT Thiệu nói .. đừng nghe những gì……”) Thôi biện giải làm gì, cư để cho hết giờ mà về duy vật biện chứng là thế đó …. Biết mà không nói là kẻ ác ông biết không .? Tôi trả lời  “ Tôi chỉ có tai để nghe, có mắt để nhìn nhưng cái miệng bị bịt rồi” Ông Cán bộ hướng dẫn thấy tôi và anh ấy nói xì xầm với nhau tưởng co; thắc mắc gì ông liền gọi tôi : “ anh gì ấy ơi , anh có ý kiến gì thu họach không ? Tôi đứng dậy và lễ phép thưa rằng : dạ không có ý kiến ạ ; ông nói anh nói gì bịt.. bịt  tôi nghe không rõ : Tôi thưa rằng  anh ấy hỏi tôi sao hút thuốc liên tục , tôi nói là trời sinh cái miệng để nói , nhưng tôi hay nói bậy nên trời bịt miệng lại bằng cách phải hút liên tục để kẻo lỡ nói điều gì phạm chính sách thì khổ thân . Ông ta cười  thế cũng lả cách học tập tốt đấy . Có một điều tôi ngộ ra rằng”: Học tập  dưới
 XHCN thật là tự do , m người  đêù mỗi cặp nói chuyện riêng Cán bộ ôm tài liệu đọc một mạch  xong  là hỏi lại có  tiếp thu được không mọi người thưa tốt  là xong và cũng thú thật mấy ông ấy đọc cũng có trời mới hiểu , hoặc Nhà thơ Bút Tre may ra mới cắt nghiã được ( Ví dụ ( ….nhà nước ta đang  . caỉ  ( nghỉ một lúc)…………….tạo xã hội …….).

          Lễ Têt của người Mỹ bắt đầu Giáng Sinh  trở đi cũng  là ngày những  ngày lễ quan trọng nhất  cuả những người Tây Phương có dấu ấn rất an bình và hạnh phúc, là nhận lãnh ơn cứu độ..;.phố xá giăng đèn đèn  Từ Trung Tâm thương maĩ New-York đến Thủ đô Hoa Thịnh Đốn  cây Giáng Sinh cao hàng trăm fêet với hơn 3000 bóng đèn là nơi để cho những du khách chiêm ngưỡng và người dân tổ chức đêm thánh. Trong một xã hội nhân bản mọi quyền tự do được tôn trọng nhất là Tự do tín ngưỡng  không những được tôn trọng đúng mức mà chính phủ có trách nhiệm bảo vệ trong mọi nhu cầu về tổ chức khác với nhà nước cộng sảnVN  mà tôi thường thấy:
          Tại họ đạo cuả tôi Xuân Thạnh Quế Sơn, không cho cử hành Thánh Lễ nửa đêm 24/12  mà chỉ đước cử hành trước 9:PM và lúc nầy cái loa bên cạnh nhà thờ cùng lúc phát sóng cuả chương trình phát thanh hằng đêm nhằm phá họai  đạo qua các bài viết  ngụy tạo chỉ trích một số nhà  lãnh đạo tôn giáo nhằm phân hoá niềm tin cuả các tín hữu đối với các vị chủ chăn., họ tìm đủ mọi cách để tiêu diệt các tôn giáo. Người Cộng sản có lắm điều khôi hài, rêu rao tự do tôn giáo, song lại cho phép truyền bá tư tưởng duy vật chống tôn giáo. Marx phủ nhận Thượng đế, tôn giáo là thuốc phiện , là lừa bịp..Chủ nghĩa tư bản Tôn giáo là cái mốc dể răn đe, là toà án vô hình để hương dẫn nhân loại hướng đến chân, thiện ,mỹ, là tránh điều ác. người cộng sản VN không tin vào sự trừng phạt cho nên tha hồ làm những điều phi  nhân, phi nghiã  và dẫn đưa đất nước và dân tộc vào một thời kỳ phá sản cả về luân lý và đạo đức.  Thánh kinh Thiên Chuá  giá o có  ghi là  sẽ  có   giáng thế  2( tận thế) dể phán xét, ngày ấy sẽ diễn ra khi nào trái đất có những dấu hiệu, thiên tai, dịch bệnh,chiến tranh…; những tiên tri giả xuất hiện… Hiện nay những khoa học gia cũng đã tiên đoán  trái đất bị hâm nóng  băng hà ở Nam,Bắc cực sẽ tan ra dẫn  đến cho nhân loại một cơn đại hồng thuỷ thứ  hai , những động đất tại Hiti, Tân Tây Lan , lụt lội tại Úc, bão Sandy tại Mỹ… có phải là một cảnh báo trước
Trong thánh lễ Giáng sinh  tại  họ đạo của tôi rơi vào tuần  cho nên đồng hương lương giáo đều đến tham dự nhà thờ không còn chỗ chưă phải đứng ngoài hành lang. Họ đến để tham dự đêm canh thức Vọng Giáng Sinh và nghe thánh nhạc , phải là đêm cực thánh , đêm cuả ơn cứu độ , bài Silent Night được cất lên trong tiếng dương cầm du dương trầm bỗng cùng với tiếng chuông ngân thánh thót giữa đêm đông giá lạnh “”Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời… “ Sau phần thánh nhạc là phụng vụ lời Chuá, trong phần “ Lời nguyện giáo dân  , người phụ trách đọc đến phần cầu cho Tổ quốc  có đọan :  Xin Chúa ban phúc lành cho những nhà lãnh đạo VN được ơn an bình,……” một niên trưởng ngồi cạnh tội ông hậm hực nói nhỏ nhưng có nhiều người nghe:’ .. tống cổ tụi nó xuống chứ cầu con mẹ gì” Xong lễ trong phần tiệc Réveilloner  tôi tâm sự với ông rằng :’ năm rồi có một linh mục từ VN sang ghé thăm tôi, ông cũng là tù nhân chính trị bị bắt 1974 và sau 75 ông được thả về tôi hỏi ông về tình hình chính trị và sinh họat giáo hội VN , ông nói rằng “ cộng sản là cái roi Đức Chúa Trời đánh vào tội lỗi dân tộc ta, bởi vậy phải gánh chịu, v ề phần tôi là Linh Mục cũng luôn cầu nguyện cho Đảng biết tôn trọng những quyền lợi thiêng liêng cuả con người , đó  là ân sũng cuả Thượng đế ban cho và phải biết dặt quyền lợi cuả đất nước lên trên quyền lợi cuả đảng chứ biết làm sao trước họng súng .. , người Công giáo sống bằng lời cầu nguyện. Tôi rất cảm thông với vị Niên trưởng vi ông nguyên là Trung tá QLVN-CH bị câm tù 13 năm tại Miền Bắc. Ông hỏi tôi có bao giờ đọc E.M. Remarque  trong The Night in Lisbon” Khi thế giới còn những bọn dả man tàn bạo, mà mình còn khả năng chống lại mà không làm đó là tội ác biết không ?  Tôi rất tâm phục cõi lòng cuả  ông , cuả một quân nhân VNCH. Ngược lại có những người trước đây  là người đứng đầu một tổ chức hay điều hành cuộc chiến bảo vệ Miền Nam lại có lời cho rằng chúng ta lên án Việt Cộng có vội quá không ?, vì họ cũng yêu nước.
Trong quần đảo ngục tù cuả Solzenitsyn ông khuyên  đảng Cộng sản Liên Xô rằng “ Dẫu cho XHCN có tốt đẹp đến đâu mà phải xây dựng trên ngần ấy máu xương và nước mắt cuả dân tộc  thì có đáng lắm không? Đảng CS liên Xô đã gíác ngộ và cuối cùng phải sụp đỗ vào 1990 mở đầu cho cả khối CS Đông Âu  theo chân.
  Chúng ta cầu nguyện cho người dân Việt Nam biết theo chân  dân tộc Liên Xô và các nước Đông Âu mà vùng lên đòi quyền lãnh đạo đất nước như dân tộc Ba Lan tháng 4/89  Hy vọng bình minh sẽ ló dạng trên que hương một ngày không xa
 André Gide nói rằng con người phải vươn lên  theo ý hướng cuả mình ( Que chacun suit sa pente, mais en momen) Xin  tỉnh thức hởi quê hương yêu dấu. và dân tộc mến yêu..
 Tacoma Muà Giáng Sinh 2011




                                ĐÊM      TRẮNG         
                             Cao Thy Yên                                

           Chiều cuôí Đông Thành phố Sai gòn lên đèn rất sớm, mặc dầu phiá Tây mặt trời chưa chen vào nuí. Đứng trước hành lang Bưu điện trung ương Saì gòn , tôi nhìn sang dinh độc la , nơi tập trung quyền lực cuả VNCH trước 1975,  Dinh thự nầy  nay đã  đổi chủï, lòng buồn nhớ ; những tiếc nuối cho một thơi liệt oanh nơi vùng đất ấy chốn quê xưa, trong tuổi thanh xuân đầy dẫy hiểm nguy,  tang thương và quá đỗi nhọc nhằn, nhưng ta đã tìm ra chính trong những khổ đau khốn khó ấy niềm hạnh phúc êm đềm  bên đồng baò, đồng đội mà tất cả đã quyện nhau chiến đấu và đứng vững bên bờ sống chết ,  bên bờ vực thẳm hiểm nguy bằng một thứ tình cảm  tuyệt vơì trong sáng : đó là tình quê hương , tình bè bạn  và nhất là tình đồng đội đã dành cho Tổ quốc mến yêu.  Hai mươi năm một chuổi ngày daì cuả Miền Nam kiên cường  giữ vững  cho  Saì gòn  hòn ngọc viễn đông ngạo nghễ sánh vai  cùng bè bạn năm châu; mà bây giờ đã thay tên đổi họ và chỉ còn caí tên trong kỷ niệm, biết ngày nào Saì Gòn được phục hồi tên tuổi như  Volgagrad   hay  Peterburg ? ??  ( 1)
                   Ngày mai  đây  ta sẽ bỏ người mà đi, con đường phía trước  vẫn  là một bóng mờ trên bước 
          Lưu vong nơi vùng đất lạ chưa một lần mơ đến   Màn đêm đã xuống bao  giờ;  phố xá  thật ồn aò náo nhiệt cuả những ngày cuối năm.
                Tìm một chiếc ghế  ngồi chờ thằng bạn  đi nhờ  cơ quan chuyển dịch các văn kiện bằng Anh ngữ để  gởi tôi mang sang  cho gia đình hiện định cư bên Hoa Kỳ;  châm không biết bao  điếu thuốc ngồi nhìn  trời, nhìn dòng người xuôi ngươc cuả quê hương  qua lại  và chiêm nghiệm đoạn đường đã qua mà ta đã đi  trong những  bước truân chuyên   mãi hoài chưa tói đích , cuối cùng vì vận nước hẩm hiu phaỉ đành đọan  chấp nhận cuộc  ra đi, mang theo những  
           ngậm nguì chua  xót trước nghịch cảnh trái ngang cuả  một canh bạc  chưa chơi   mà  đã cháy tuí.  Anh ta trở lại  lúc nào , ø  vì maĩ nghĩ suy mà tôi không hay  biết,.  Nó cất tiếng :”
          Thôi về chứ  !      tôi bật dậy như  điện giật và  chúng tôi về đến nhà trọ  lúc 10 giờ tối . và chuẩn bị cho bửa cơm Việt Nam cuối cùng  với bà con ,bằng hưũ trước lúc chia tay . Thật  diệu  kỳ  đúng  tối ấy là đêm giao thừa  năm dương lịch ( (94-95) và là năm cuối cùng  bạo  quyền Hà Nội sẽ  cấm không cho đốt pháo, bởi thế  người ta  mang hết ra để chơi một lần  cạn tàu, raó mán như nổ tung  sự nghiệp   và cháy rụi niềm tin trong bóng tối quê hương, để rồi ngày mai và maĩ  maĩ không còn  được nghe tiếng pháo đêm trừ tịch , caí thông lệ vốn có tự ngàn xưa ..  cuả  phong tục Việt  . Đoàn Ngọc  H.. . sau khi  được thả về sau 16 tháng  tù , hắn ta hợp tác với  một người bạn  tù  về  hành nghề pháo  tại Nam Ô  , Hòa Vang ,  khi  nghe có  lệnh  đình chỉ việc sản xuất pháo ;   nó gom góp  số vốn   còn  lại  vào Lâm Đồng mua  mấy sao đắt trồng chè (trà)  để   kiếm sống, hắn ta than thở có vẻ tiếc rẽ. , Nhưng Võ Thanh  L..  ù tiếc làm gì  ? mầy biết không . taị sao hoà bình  mà không cho đốt phaó:  taị vì tuị  chúng  run  sợ   trước sự sụp đỡ  cuả bức tường Bá Linh,  Liên Xô  của  Đông Âu …  sợ  VN rồi cũng chung số phận…



                                                                    .  
Đúng 11 giờ  pháo bắt  đầu nỗ vang và sáng rực khắp phố như trút hết tâm can   một lần sau cuối , tôi  có linh cảm như  chính  bản thân tôi là cô dâu  ngày mai sẽ  bước lên xác phaó theo chồng  về xứ lạ      .    Chúng tôi quây quần  trên một tấm chiếu  đặt  dưới nền  xi măng ,thức nhấm  mỗi đứa tự mang đến   để   cùng nhau đánh chén ly bôi và tâm tình một lần sau cuối cùng tôi  trên quê hương ngàn đời yêu dâu , một lần được ngồi cùng nhau ôn lại  caí thuở vàng son của tuổi học trò và ngoaì kia pháo vẫn nổ liên hồi .           
                    Đến  khi  pháo giao thừa ngưng  ,   là lúc chúng tôi hơi men  đã  làm  chủ.
  Thật  một kỷ niệm khó quên Thằng   Xuân…  một giáo sư Triết..bị thất sủng sau ngày giặc đến
 Tháng 4/75,mất dạy di lang thang nghêu ngao khắp Saì gòn, lục tỉnh  như một người mất trí
           May nhờ  một người con gaí  và cũng là người  bạn đời sau này của hắn đa cưu mang và đưa hắn  thoát  ra khỏi vòng lẩn quẩn ,đứng dậy làm lại cuộc đời  , họ  hợp thức hóa hôn  nhân và dựng một quán ăn trên đường Âu  Cơ  . Hắn   gõ đuả trên vành chén ngâm nga  baì Hồ trường
           Cuả Tiêu Đấu Nguyễn Bá Trạc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
                                      Vỗ gươm mà hát,nghiêng bầu mà hỏi
                    Trời đất mang mang,ai người tri kỷ
                   Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
          Hồ trường, hồ trường- ta biết rót về đâu > ? ?
                                      . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
             chén tri kỷ  chúng tôi uống đêm nay như một lần ngồi lại  để dựơc nhìn nhau và nói chuyện thoả maí trên quê hương sau ngày giặc đến .Hắn ngâm xong bỏ  đuã  và nói  tiếp:
              <<  tuị tau còn ở laị  chỉ có  đầu để gật, có tay để nắm cuốc, nắm cày, có đôi vai để gánh trọn đắng cay và có đôi chân để kéo lê cuộc đơì khổ aỉ    trong  cái thiên đừơng   nầy   , mầy được  giải thoát ra ngoài vòng tăm tối mịt mù nầy ;  tụi tau chúc mầy va gia đình   thượng lộ bình an  và dựng lại cuộc đời mới  phía trời Tây  và  ở đó  có thể là một chiến trường hoàn toàn mới lạ đối với mầy >> 
 Tụi chúng tôi năm đứa  cùng   chung  nhau dươi mái trường trung học . một thời vàng son   trong  tuổi học trò và đời linh chiến , rồi rã gánh , tan hàng theo  mệnh nước; mỗi đứa mỗi   nơi trên vạn  neõ đường đất nước , mỗi dứa có mỗi điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau sau năm 1975, nhưng hầu hết la những  con chiên ghẻ cuả  xã hội mới , có những đắng cay naò mà họ chưa từng nhấm qua trong cuộc mưu sinh trầm luân khổ aỉ.. Tôi như đứng giữa ngả ba đường   cuả những  dòng suy tư cho mình   cho cả quê hương , cho bè bạn dưới vòm trời đầy ắp những  kỷ niệm vui  buồn một thời đã qua  và  tôi sẽ gom  góp  tất cả  kết lên     boong  tàu giả biệt làm hànhn trang  trong cuộc hành trình mới nầy, chúng tôi đã trút hết tâm tình cho nhau từ thượng vàng đến hạ cám, quá khứ vị lai..và cuộc ra đi nầy không phải
           là một chọn lựa,  dúng hơn là cuộc chạy trốn(escape) vì hai chữ tự do .        
                    Đúng   1 giờ sáng  ,có tiếng gõ cửa  Trần Kim Ng..một quan 3 Hải quân trốn “cải tao” ra mở cửa  không ai xa la đó là Phan Văn Th..,quan 1 binh chủng truyền tin( tù thiếu thước)   hắn  đèo theo một  cậu thanh niên  khoảng  30 tuổi  . Cậu  tạ  chắp tay và  thưa  :” chaú chaò các bác  ạ “   Tụi chúng tôi  hay bị dị ứng  bởi gịong Bắc  vì  e sợ những anh  Bắc Kỳ  75 thì không mấy ưa  . Thằng  Đoàn Ngoc  H..  mở miệng  ‘   không biết cậu là bắc aó đỏ hay là Bắc  aó xanh , (vì sau 1975  người Miền  Nam thường gọi  Bắc 54  là  aó xanh  và Bắc 75 là aó đỏ “) . Phan  Th  baỏ nó là loại đỏ vỏ nhưng xanh lòng các cụ yên trí.
  Cậu ta tâm sự  “ cháu là con  của một cưụ chiến binh  đã chiến đấu qua ba thời kỳ. Bây giờ  ngồi ở viã hè Hà nội  vá xe đạp  kiếm sống qua ngày bên cạnh  những con ông cháu cha tiêu tiền như  nước, còn cháu là một Y sĩ  sau khi  tốt nghiệp vì không có tiền chạy  lót  phải  được  cắt cử làm công tác diệt trừ sốt rét  Miền nuí  với mức lương bèo không dủ  hút thuốc lá. Cháu bỏ vaò  Nam làm đường dây cao thế với một người bạn kỷ sư và bây giờ theo anh Th . làm nghề khai thác gỗ  . Thú thật cháu đã chán ngán caí lý thuyết  caí gì gọi là duy vật biện chứng, duy vật sử quan.. vạn vật tương quan , caí gì là xã hội  CN hay CS chủ nghĩa  hoàn toàn là những điều hoang tưởng: Bơỉ vì chủ nghĩa  Cộng sản lấy tiền đề lỗi thời làm đối tượng đấu tranh .  Vì thế không có nơi nào trên thế giới đã áp dụng thành công chủ nghĩa Cộng sản. Cho nên cháu biết các chú không  sai lầm, và thật tế nhất ta hãy nhìn  Nam  và Bắc Hàn ; Đaì Loan  và Trung Quốc . Những người Miền Bắc bị bịt mắt trong suốt 20  năm, khi tiếp quản Miền Nam họ  mới vỡ lẽ… Do vậy sau thời gian  sống làm việc taị Miền Nam cháu đã  học hỏi và biết thêm những  thực tế cuả một  thể chế mà từ trước  tụi cháu bị mê hoặc   bởi một hệ thống  tuyên truyền lừa bịp nay thì  ngược laị ..Hiện nay taị Miền Bắc  có rất nhiều trí thức trong hàng ngủ đảng đẵ  thức tỉnh  vì đã hy sinh và cống hiến công sức  cho một chế độ phi nhân phi nghĩa.  Trong đó có Lý thuyết gia Marx Lénine  Giáo sư Trần Văn Giàu  có lần đã  than rằng <<Tôi là  thằng đã từng dạy chủ nghĩa Marx Lénin hàng ngàn lần , nhưng cũng chẳng biết giảng thế nào, đớ là một học thuyết thầy chẳng muốn dạy , trò chẳng muốn học  >>
          Chúng cháu bị giáo dục bằng những hận thù và ghen ghét trong suốt  tuổi học trò . Nhưng nhờ các chú , nhờ Miền Nam đã làm  cho cháu  được  biết đâu là chính nghĩa , đâu là  phi nghĩa.
 Sau khi nghe  cậu ta  nói qua về quá khứ của  y, chúng tội bán tín , bán nghi nhưng mặc kệ cứ uống và  trò chuyện  thật lý thú  . Thằng  Th  giật cây đàn trên tay tôi ,  so giây  dạo baì “ Baì học đầu tiên  “  phổ thơ Đỗ Trung Quân   và cất tiếng ….
                             Quê hương là gì hở mẹ ?....  Ai đi xa cũng nhớ về
              .. . .. . Quê hương là đường đi học . . Con về  rợp bướm vàng bay
   . . . . . . . .Quê hương là con đò nhỏ  . .. .êm đềm khua nước ven sông
 . . . . . . . . .Quê hương nếu ai không nhớ . Sẽ không lớn nổi thành người.
 Tuy không phải là ca sỹ ,  nhưng trong lúc nầy tuị tôi cảm thấy âm thanh cuả nó đã vổ cánh bay lên giữa không gian của Saì gòn ồn aò  đêm  Tân Niên .  Thằng Xuân   gõ nhịp  trên vành cái thau nhôm  hắn dừng lại khi baì hát chấm dứt và bảo “ cho mầy độc diễn đêm nay…”
Hắn biết  chúng tôi thích nghe nhạc thính phòng  cho nên  nó ca  những baì phổ nhạc cuả Phạm Duy phỏng theo thơ của Apolinaire , Paul Verlaine và nhất là baì <<  Tiển  em >> cuả  nhạc sĩ họ Phạm phổ thơ  Cung Trầm Tưởng cho tôi cảm nhận được  caí gía buốt cuả muà Đông Bắc Mỹ nơi mà tôi sẽ đến  trong ngày mai:
  . .( . Tuyết rơi phủ con taù .. Ga Lion đèn mờ )… chập chờn một nổi xót xa trong âm thanh viển mơ đó.

        Đúng 2:30 sáng  có tiếng ồn aò từ  ngòai cưả  tiếp đến là tiếng gõ cưả  . Tôi  chửi thề …  
    Trong bụng  !  không biết giờ nầy đứa naò đến nữa  đây.. ?  Cưả  mở   thì một toán Công an và  du kích vây phía  chung quanh nhà trọ.  Chúng bảo  :’ mọi người đứng yên tại chỗ đẻ chúng tội làm nhiệm vụ” một người cao nhưng ốm teo có lè chef  bảo chủ nhà  cho xem  hộ khẩu , bà chủ nhà là vợ cuả thằng bạn tôi  đêm  đó có chuyện cần nên ông  ta rời nhà lúc 12:00. Bà trình  tờ khai gia đình  , xem  xong  và trả lại, hắn ta baỏ “  Thế thì  các anh cư trú bất hợp pháp  và tụ họp trái phép“ mấy thằng bạn tôi đều cư ngụ Saì gòn chỉ riêng Thằng Liêm giáo sư sử địa cũng bị “mất dạy” .. không có   giấy tờ cư trú hợp lệ . Tôi  trình bày mọi sự việc và  gia đình tôi đến  cư ngụ  tại đây có trình giấy xin tạm trú cho chủ nhà
   Tên Công An khu vực   bảo  không có:  bây giờ ông phải đóng tiền phạt mỗi người là 20.000 đồng .  Sở dỉ có việc kiểm tra nầy là  vì tôi bị đổi chuyến bay cho nên hôm đó dịch vụ lo phương tiện    , tìm điạ chi của tôi để thông baó không được ,  họ đến hỏi  Công An khu vực  cho nên tối đó họ đến kiếm  chát .  Thực sự lúc đó tôi cũng không còn tiền  ,  bà xã tôi  chỉ  giữ  20 Dollars  để làm lộ phí ,  tôi trả lời : tôi không còn tiền  vì ngày mai tôi đã rời khỏi chốn nầy ,chúng tôi tranh luận  qua lại   rồi họ     đòi  đưa  chúng tôi ra phường  , tôi cương quyết không đi vì tôi đã làm đủ các thủ tục  xin tạm trú  giao chủ nhà  sáng mai ông ta về  quí ông hoỉ lại thì rõ ,  hơn nữa  gia đình tôi  đã  có lệnh  xuất cảnh   trong chuyến bay   trưa ngày mai cho nên  vấn đề sức khỏe của người nhà  cần được  bảo vệ  ,  cuối cùng  họ  đòi thu tất cả giấy tờ    ngày mai đến phường giải quyết. Tôi nhất  định không giao   vì nếu giao ngày mai  tuị chúng  đòi cả triệu bạc   lấy gì mà trả. Hôm đó  mấy đứa con và gia đình tôi nằm ngủ ở trên gác  leo lên bằng cái thang ,  sau khi lên  thì dẹp  cái thang là xong chuyện cho nên  họ vẫn  ngủ yên chẳng biết gì  về chuyện xét nhà.
                   Tuị chúng  vẫn khăn khăn đòi phạt tiền về tội cư trú bất hợp pháp . Tội bực  và trả lời “”  tôi là người Việt Nam cư trú trên đất nước  Việt Nam taị sao là bất hợp pháp “ cho nên các ông  chờ ông chủ nhà về  rồi hẳn hay .  Không biết bà chủ nhà  nói  gì vơí  ông khóm trưởng     và hắn ta baỏ   , thôi  ngày mai ông chủ nhà  đến  phường để giải quyết. Bà chủ nhà ký Biên bản và  chúng rút lui trong trật tự .   Tôi nhìn đồng hồ  đã 3 giờ sáng , vặn  bếp châm ấm trà ,lúc nầy   cả bọn  dường như đã tỉnh rượu . Bay  đưá ngồi  uống trà  nhìn nhau mà không  nhắc đến chuyện vừa xảy ra.  Tôi nhắm mắt như để ghi vào ký ức hình ảnh cuả những  thằng bạn thân quen một thời đèn sách …. Và thế là  chúng tôi < Trắng  đêm >  không ngủ (  Blanc nuit )
 Nhưng vẫn nói chưa hết  những gì  thường  xãy ra trong cuộc sống hằng ngày trên  xứ sở mà người ta gọi là nghịch lý nầy  vì có lăm chuyện  thật buồn cười ….Có tiếng kẻng cuả người lâý rác ,  chúng tôi mở cửa và trời đã sáng dẫn nhau ra quán café  rồi tan hàng.

                   Sáng hôm sau ra  phường  tôi sợ  chủ nhà bị đóng tiền phạt cho nên tôi đi theo,  nhưng  không phaỉ   ông ta có đến  khu phố nơi khai báo và nọp giấy xin tạm trú cuả tôi có ghi trong sổ,  nhưng vì  thay đổi nhân viên  không bàn giao .  ông mang  sổ  ra phường và mọi việc  đều êm xuôi. Tôi trở về thu xếp hành lý và kiểm tra  giấy tờ tùy thân giao cho mỗi đứa con ./
                             Chuyến xe  chở 12 người đưa gia đình tôi đến phi trường dọc theo đường Lý Thường Kiệt , rồi qua Lê Văn  Duyệt (cũ) người Saì gòn đã baỳ bán đồ Tết  khắp nơi ; naò bánh  mức,  tiếng rao inh ỏi , người xe tấp nập ;  chợ hoa muôn sắc , nhưng họ có biết đâu có một người đã bỏ nước mà đi  giữa buổi Xuân về , Tết đến mang theo bao nổi nhớ thương vô bờ .

           Chúng tôi đã làm thủ tục ký gởi hành lý trước đó ba ngày  do vây  còn  nhiều thì giờ  trò chuyện ngoài hành lang  phòng đợi   và đủ thì giờ chụp  một vaì tấm hình lưu niệm cùng bạn bè và người thân. Trước khi vào phòng cách ly.
                   Chuyến bay khởi hành  lúc  1:30 PM . 1/1/1995 gia đình chúng tôi 7 người đi bộ ra phi đạo và  lên thang máy bay
 Đứng trên sân thượng  phi cảng Tân Sơn Nhất nhìn xuống, những người than và bạn bè cùng vẫy tay chào nhau , lòng buồn rũ rượi có lẽ tôi đang khóc ,  khóc cho thân phận quê hương đen tối , khóc cho những đồng đội bị ngược đãi phải cù bất cù bơ lê tấm thân tàn phế  trên khắp phố , khắp phường , khóc cho những người thèm khát tự do ,     khóc  cho đất nước có 4000 năm văn hiến  mà nay trở thành  đống gạch vụn bởi biết bao tệ nạn …và tôi  khóc cho chính tôi một thằng lỡ vận phải đành bỏ quê hương.
         
           Trên đường bay daì  8 tiếng đồng hồ , nhìn ra khoảng không gian mờ mịt nổi cô đơn đặt quánh trong tôi dường như tan dần theo những dòng  nghĩ suy về những biểu tượng , hình thái tâm cảm của thân phận quê hương ,  những vui buồn sướng , khổ ;  những thành công hay thất bại hòa cùng nhau trong tiếng động  cơ  aò aò và  những tiếng sột sạt của cánh máy bay lướt qua làn mây trắng ; như tiếng cựa mình của cây  lá    hay tiếng gõ nhịp gọi nhau mùa gặt đến.; những hôì tưởng một thời trên  xứ sỡ ;  nơi chôn nhau  cắt rốn , con đường đất  đỏ 105 của mấy chục năm về trước ,  những chuyến xe băng qua lớp bụi mờ của mùa hè 1972  xác chết cuả  dân lành  nằm ngổn ngang bên đường vì đạn pháo VC  ,hoặc những thành phố  tỉnh Đồng bằng Nam bộ những nơi mà tôi đã từng đi qua trong cuộc chiến không cho tôi một ranh giới  để phân biệt  .Xa hơn nữa  là những chiều Đà Thành  hay những sáng Hội an  cùng nhau bách phố  ghé quán Lộng Ngọc uống trà cúc nghe nhạc Trịnh hay xuống Cửa Đại bẽ bắp trộm…lên vườn ương  mò dưa hấu..      
            Tất cả đã kết thành một kỷ niệm  dưới mái trời quê hương và đã thấm vào hơi thở,  đã chảy vào huyết quản để  trọn đời vẫn hòai vọng , khắc ghi và ngậm ngùi khi xa cách.

                    Đến SEATAC  lúc 7 giờ sáng  hôm đó bạn bè  đến đón rất đông   chúng tội nhìn nhau ôm nhau mừng , tủi  vì giờ nầy là  giờ  tôi chính thức bắt đầu cuộc sống mới , trên  quê hương mới      Sau khi về  đến nơi  là một bửa tiệc thật linh đình và thịnh sọan  nhất trong đời tôi  do Anh NQT tổ chức  .trước khi  về  nhà chính của tôi do người bảo trợ thuê  sẵn .

                   Hôm nay ngồi viết lại những dòng nầy  đã gần 9 năm trôi qua ; ngồi nhìn lại thời gian cái chốn mà mình đang ở ,  những việc mà mình đã làm và  được sắp xếp trước khi từ gỉa Tổ quốc và trong lòng tôi  giờ nầy vẫn rực rỡ   nhất  là hình ảnh quê hương   với  Đà Nẳng – Hội An – Saì gòn   của những ngày trưóc khi  bị  giặt cưỡng chiếm  mà tôi chưa được một lần về thăm /

                                                                    
    (1) 1961 Stalin city  trả laị tên cũ  Volga







   ĐÓN XUÂN NẦY LẠI NHỚ XUÂN XƯA


Trời Tây Băc Mỹ đã vào Xuân, dường như muà Đông không muốn ra đi ; đã tháng hai mà khí trời vẫn lạnh cóng xương. Mỗi sáng các kiếng xe đều bị đông đá phải cào sạch và nổ máy ít nhất 15 phút trước khi cho xe chạy . Tôi có thói quen không thể bỏ quên được là mỗi khi đưa bà xã đến sở trên đường về phải ghé quán cafe Lavie, nơi tập trung của những ngườilớn tuổi, hình như mỗi người  là mỗi cá thể đơn thuần  mang trong mình  những cái nhìn riêng lẽ về những suy tư cuộc đời . Họ ngồi tụm năm, tụm ba hút thuốc lá, uống cafe nghe nhạc, đánh cờ tướng , tán gẫu, nói những chuyện trên trời dưới đất, qúa khứ hiện tại , vị lai.
          Có một sáng tôi đến sớm  ngồi một mình nhìn ra ngoài đường phố sương mai mờ mịt những chấm sáng của những chiếc đèn xe nối đuôi chớp nháy hai chiều tù xa đến gần và từ gần đến xa, cứ thế mãi nối  tiếp nhau , đi đâu, về đâu .. hởi những cổ xe bất định làm sao tôi biết được, lúc nầy tôi đang đứng giữa hai đầu nổi nhớ . Bởi vì chính sáng nay tôi tình cờ đọc được Email cuả một thằng bạn học cũ, nó là một phế binh hiện sống tại quê nhà:
Nội dung  bức điện thư chỉ có mấy dòng “Kính ông “:…T”   Tôi dược người bạn đồng cảnh ngộ cho hay la nó được một hội từ thiện tại My õtrợ giúp tài chánh cho những thương binh VNCH và cho địa chỉ để tôi liên lạc . Tôi thấy địa chỉ giống tên cuả thằng bạn học cũ , nếu đúng như vậy thì cho tôi gởi lời thăm hỏi và nhắn tin là tôi vẫn còn sống và kéo lê cuộc đời bất hạnh để gặm nhắm những nổi đau cuả những kẻ bị bỏ quên khi tàn cuộc chiến ! ! !  Nguyễn Thanh H..”. Chính những lời nầy khiến lòng tôi ray rứt, ngồi thừ người và cầm điếu thuốc trên tay mà không bao giờ châm lửa, cố đào lại những đọan đường quá khứ ròng rã 40 mươi năm qua ; tuổi học trò, đời lính, tù đày, lưu vong . Nhớ lại những năm tháng tù đày tôi chưa bao giờ rơi nước mắt, nhưng khi được thả về đi giữa quê hương hoà bình nhưng điêu tàn, xơ xác hơn thời chiến, trường cũ thay tên, phố xưa đổi chủ, bạn bè lưu lạc. Đất nước nầy không còn chỗ cho tôi an thân, 12 năm học sáu năm lính, sáu năm tù, để rồi phải tha hương biệt xư ở độ tuổi không còn để vươn lên, nhưng phải tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã..  Quê hương tôi đó, nơi chôn nhau cắt rốn , nhớ tuổi thơ với những chiếc lá me bay, màu cỏ xanh sân trường , cây phượng già cuối xóm mà mỗi buổi trưa hè đánh bi dưới tàng bóng mát.. tất cả vẫn còn đó nhưng đã nhuốm mau øthời cuộc. Nhớ Đà Nẳng những buổi trưa hè thả bộ dưới hàng phượng đỏ ghé ngang tiệm Ngọc Hưng lấy vài cục nước đá lén bỏ vào trong các cặp sách cuả các cô ả nữ sinh trước giờ vào lớp; hoặc những buổi chiều mưa những tuị học sinh con trai tập trung trưóc thềm giờ tan học lén  đẩy các ả ra mưa cho aó ướt thấm vào da để tìm một chút thoả mãn vụng trộm trên thân thể những cô gaí đang  độ tuổi biết thẹn thùng và hả hê một tran cười trừ qua nhũng lời chuỉ mắng thậm tệ.. Chiều hôm sau  một thằng đồng bọn cùng lớp, anh chàng nhà quê Đaị Lộc  trồng cây si một cô nữ sinh con một ông chủ tiệm may có tiếng  tại Đà Nẳng , cô rất kiêu sa  có cách phục sức theo kiểu con gái nhà giàu .  Tuị chúng tôi cá với  hắn ta  là”mầy  tán được con đó thì bao mầy và cô ta một chầu phỡ Ngã Năm” . Hôm đó nó gọi chúng tôi lại cho xem bức thư của cô nàng hội đáp bức thư tỏ tình cuả hắn gồm bốn câu tứ tuyệt:
                   Chiều mưa ngập cả lối đi về
                   Mỗi chiều tan học thấy buồn ghê
                   Ngồi trong lớp học nhìn mưa đổ
                   Đọc mãi trang thư chẳng muốc về.
                                        
Tụi tôi baỏ hèn gì hôm qua không thấy cô ta phơi xác dưới mưa , may cho mầy.”. “ cảm ơn tụi bay, hôm qua  nàng bận ở lại lớp đọc thơ tau mà khỏi bị tuị  mày làm quê! hắn trả lời” . Cũng chính những trò chơi ngỗ nghịch nầy  mà chúng tôi bị thầy giám thị chiếu cố phạt một giờ  làm công tác tạp dịch tại trường vào ngày thứ bảy trong dó có cả anh chàng nhà quê Đại Lộc Nguyễn Thanh H. . Tôi và H ở trọ nhà gần nhau cho nên ngày hai buổi đến lớp đều có nhau song hành trên Đại lộ Độc Lập thẳng  tới Trung học Sao Mai
          Cuối năm 1966. H . hỏng Tú tài và  bị gọi nhập ngủ khóa 67 hạ sĩ quan Nha trang và chúng tôi chia tay nhau vào muà hè năm ấy .  Năm 1968 tôi cũng phải xô ghế nhà trường vào lính ngành XDNT nhưng có cơ duyuên phiêu bạt khắp nơi tại các tỉnh phía Nam Miền Nam tuy không lâu lắm nhưng cũng có nhiều kỷ niệm ...
 Tháng  7 năm 1972 . Từ vùng cực Bắc Hoà vang tôi được  lệnh thuyên chuyển về phía Tây tận cùng cuả quận Quế sơn  các bạn tôibảo : mầy bị đày đến vùng đất chết . Chiến cuộc  rất  khốc lietä trong  cái gọi là “muà hè lưả đỏ 1972” Khu Tây Quế Sơn bị Bắc quân tấn .kich  phải bỏ mà chạy kéo theo toàn thể dân chúng về khu quận lỵ, đồng bào chưa  lập xong các  trại tạm trú thì lại bị cuộc tổng công kích  vào toàn diện lãnh thổ quận Quế sơn tháng 8/72 với hai sư đoành chính quy Băc Việt.  
          Chiều hôm đó mưa phaó  dồn dập đổ về  quận đường một trái đạn  đụng ngay kho vũ khí cuả bộ chỉ huy cảnh sát tạo nên một đám cháy cùng những tiếng nổ kinh hoàng . Tôi cùng Nguyễn Văn T.. , Trần Thanh L.. núp phía sau một chiếc GMC trước  văn phòng quận đoàn dùng ống nhòm để quan sát hướng pháo cuả địch, ngoài đường lộ tấp nập  từng đoàn người gồng gánh chạy về ngã Hương An, co ùnhóm khác tách  sang ngã Thăng Bình chạy về phía Hà Lam. Đó là thói quen người dân Miền  Nam khi nghe  hai tiếng VC 

 Vì nhu cầu chiến trường lúc bấy giờ không đũ quân số tăng viện để giữ vùng nuí phía Tây Quế sơn cho nên  toàn bộ lực lượng phòng thủ phải bỏ khu quận ly rút về giử vùng biển vàù quốc lộ I . Sự rút lui nầy đã taọ nên cảnh tháo chạy vô trật tự làm chết không biế bao thường dân vô tội dọc theo con đường tỉnh lộ 105 vì bị pháo cuả Bắc quân, bọn chúng xả đạn thẳng vào đám dân lành  chạy trốn vì sợ  đạn cuả cả đôi bên .Trên đường tháo chạy tình cờ tôi gặp lại Nguyễn Thanh H.. thằng bạn cùng lớp ngày trước nó đang trên đường rút quân và dẫn theo một cô gái bị thương nhẹ vì mãnh pháo ,chúng tôi chưa kịp hỏi thăm nhau được gì, nó nhờ tôi đưa cô   về bệnh xá Hương An vì cô gái nầy có bà dì làm việc ở đó. Tôi bỏ cô ta xuống bệnh xá và quay xe laị để đón một số trẻ em ,vì lúc đó quân đội VNCH còn làm chủ từ sông Chợ Đụn trở xuống khu đông. Lúc quay lại tôi không gặp H. nữa vì đơn vị H  tái phối trí lại làm phòng thủ ngăn chặn bước tiến cuả địch cùng với sư đoàn 3 bộ binh. Chúng tôi đón dân tại Hương An đưa lên xe nhà binh chuyển về trại định cư Cẩm Hải . Đây là căn cứ cuả lử đoàn Thanh Long Đại Hàn trú đóng trước rút về nước.
 Lúc đó tôi là đơn vị trưởng một tổ chức bán quân sự chuyên  công tác dân sự vụ. Bởi vậy việc làm trước tiên là ổn định cuộc sống cho dân chúng lo công tác tiếp cư. Đơn vị tôi được trưng dụng công tác an dân  và cứu trợ khu 2  cũng là khu lớn nhất trong ba khu  tạm cư taị Cẩm Hải quận Hiếu Nhơn. Trưởng Trại là Thiếu Tá Ánh , trưởng ban an ninh là Đại uý Diễn ( CSQG) tôi làm trưởng Ban Y Tế xã hội, trong thời gian nầy là lúc bận rộn nhất trong đời mang súng cuả tôi ,nhưng ngược lại rất vui, vì trong trại gồm có dân của 6 xã Sơn Long , Sơn Hoà, Sơn Thành, Sơn Thượng, Sơn  Thắng, Sơn Lộc. Bảo vệ an ninh khu traiï là một tiểu đoàn Địa phương quân và các đơn vị nghĩa quân  tại địa phương quận Hiếu Nhơn
  Ngày 27 tháng 1 năm 1973  hiệp định Paris được bốn phe lâm chiến ký kết trước sự chứng kiến cuả Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.  Tôi nhớ rất rõ cái đêm hôm ấy là đêm rất dài vì trước 4 giờ chiều có lệnh cấm trại 100% để chờ lệnh mới . Chúng tôi lúc ấy gồm có 6 đứa chung đơn vị  chiếm một container sắt  mà trước đây quân đội Đại Hàn dùng làm phòng cấp cứu cho các thương binh ngoài chiến trường, nghe đâu  cái họp sắt nầy sẽ do trực thăng câu thả xuống chiến trường để xử dụng cho những ca giải phẩu khẩn cấp. Bọn chúng tôi dự trù sẽ dùng căn phòng nhỏ nầy chuẩn bị đón Xuân tại đơn vị . Vì muà Xuân hoà bình đang vẫy tay mời gọi
          Đất nước gần 20 năm chiến tranh khói lửa  người dân Miền Nam phải chịu biết bao tang thương bi đát; người lính chiến đã đặt tình yêu và nổi nhơ trên đầu điếu thuốc; trên  những lời hứa hẹn một ngày về khi đất nước thanh bình . Bởi vì suốt trong dặm dài gian khổ đánh bạn với hiểm nguy chưa một lần được ngủ yên trên một chiếc giường ngay ngắn . Nghe đến hai chữ Hòa bình ai ai không mở hội trong lòng, một đồng sự của tôi đề nghị mở party cả bọn đồng ý. Thật đơn giản chỉ một lít rượu đế vài lon thịt họp, và một nồi nước sôi cùng mấy gói mỳ tôm, đặc biệt hôm đó có Nguyễn Văn T   công tác ghé trại định cư và ở lại cùng tham gia tiệc tất niên.. Chúng tôi đánh chén ca hát đốt lửa cho đến nưả đêm xa xa có một vài tiếng súng nổ . Một thằng trong bọn hỏi  “hoà bình  rồi sao lại nghe súng nổ . ? Tôi trả lời biết đâu tụi VC đánh lưà cho nên  chiều nay tiểu khu ra lệnh cấm trại, thôi hãy chuẩn bị  dừng quá tin tụi chúng” Nói vưà dứt không bao lâu thì bọn Bắc quân bắt đầu khai hoả, tôi  chụp cây M 79 kèm theo túi với mấy quả đạn chạy thẳng bộ chỉ huy, các bạn tôi ra phòng tuyến  phía Đông nơi dành cho đơn vị chúng tôi và lực lượng Nhân dân tự vệ tác chiến khi hữu sự. Tại trại chỉ huy đã có mấy vị xã trưởng tập trung để theo dõi hệ thống truyền tin . Chúng tôi xin pháo binh phong toả bãi cát phía Bắc và Đông vì mặt Tây và Nam  giáp mặt lộ chính VC không thể nào tiến quân vào hai hương nầy được. Tuị chúng(VC)  dùng loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng quay về phiá cách mạng, sĩ quan trực chưỉ thề trên máy và xin pháo binh dẹp mấy cái loa cuả tụi chúng dùm... “ Bộ chỉ huy tiểu khu ra lệnh hãy giữ  vững hệ thống phòng thủ chờ sáng ra sẽ mở cuộc phản công . Thật sự  hôm đó VC chỉ bắn một vài trái pháo nhưng và rơi ngoài hàng rào mà thôi.  Trời vừa sáng ,sương mai mò mịt hai hướng Bắc và Đông của  trại  một rừng cờ  nửa đỏ nửa xanh  mọc lên ở trong rừng thông ngoài trại . Lúc nầy đơn vị phòng thủ được lệnh hành quân tảo thanh và tháo gỡ các cờ VC , chúng tôi gặp sự kháng cự nhỏ, nhiệm vụ chúng tôi là thay các cờ VNCH vào các cờ cộng sản, lúc đầu thì không gặp trở ngại nhưng bổng đánh ầm một tiếng khói bay mù mịt một tiếng la thất thanh ở phía bên cạnh đó là một đồng sự cuả tôi  Trần T đã đền nợ nước trên tay còn cầm chặt lá quốc kỳ thủng trăm vết, nằm kế chừng 5 mét là một quân nhân cuả đơn vị địa phương quân bị đứt một bàn chân và một chân bị gãy nát . Chỗ tôi đứng không xa nơi những anh em bị nạn cho nên tôi ghé lại để cùng giúp đõ công tác di chuyển vào trạm xá. Chứng kiến cảnh nầy tôi thật sự đã rơi nước mắt lúc nào tội chẳng hiểu vì sao phải hy sinh trong lúc hoà bình và vào những ngày giáp Tết, không những một đồng đội đã ra đi mà người bị thương không ai khác là thằng bạn học cuả tôi  gặp lại trong chuyến rút lui tháng 8 vừa qua  Nguyễn Thanh H lớp Nhị C Sao Mai, anh chàng nhà quê Đại Lộc hai chúng tôi gặp nhau lần thứ hai sau 7 năm lìa mái học đường, nó đã bị chiến tranh cướp đi hai bàn chân, tôi biết nó quí đôi chân nầy lắm vì nó là cầu thủ bóng tròn rất xuất sắc,chúng tôi có một thời kỳ cùng chơi chung trên sân bóng trường Kỷ thuật Đà Nẳng thuở chung lớp chung trường. Nó nhìn tôi nói với giọng yếu ớt” tại sao chúng ta gặp nhau trong hoàng cảnh nầy, đơn vị tau được tăng phái về đây ba hôm để giữ cho dân ăn Tết. Tôi an uỉ nó đôi câu và hẹn sẽ ra bệnh viện vì lúc đó trực thăng đã đến  đến đe åtản thương. Một tuần sau tình hình lắng dịu, tôi về Đà Nẳng thăm nhà sau Tết  và  thăm H .tìm hoài trong danh sách phòng lựa thương Tổng y viện Duy Tân không có tên nào là Nguyễn Thanh H..cả. Tôi nói chuyến  bay tải thương ngày giờ đó,họ xem lại chỉ có một người tên Lê Văn T đang điều trị tại ngoại thương 8 ,tôi đến thử để xem hư  thật không ngờ chính là hắn ta và chân còn lại thứ hai cuả nó cũng không giữ được, nếu giữ lại thì sẽ kéo dài sự hành hạ thể xác rất lâu mà cũng không có khả năng xử dụng cho nên phải đành bỏ luôn. Lần nầy chúng tôi trò chuyện rất lâu, nó kể về cuộc đời lính trận sau khị ra trường nó được bổ sung đến sư đoàn 25 BB      sau trận hành quân sang Campuchia, nó nhận được tin mẹ bệnh nặng và qua đời
   . Tôi hỏi  nó về cuộc tình giữa hắn với cô  nàng nữ sinh Phạm Tuyết Mai thế nào ? Hắn cười khổ “ đọc mấy câu thơ :
                   Yêu là chi nếu không là thoả mãn
                   Trắng tay rồi tình cũng sẽ ra đi
Tiềm thức nhỏ theo camê hờn trổi dậy
Tim sẽ buồn bật khóc giữa bơ vơ.
Cô ta cặp bồ với một quan ba haỉ quân nghe đâu đã cưới nhau.  Tớ và nàng sau nầy có sự cách biệt về giai cấp cho nên xãy ra một  cuộc cải vả không thể hàn gắn chính cô ấy đã thốt  “ Tant qui ‘il y a des homes” có nghĩa là khi không còn loài người  mới chọn ta
  Bởi vậy không còn gì để lưu luyến . Tôi không dám hỏi nhiều , bởi không hiểu vì sao tôi cảm thấy lúng túng vì đã vô tình khơi thêm vết thương lòng của bạn.  Chúng tôi im lặng nhìn ngoài trời mưa vẫn rả rích rơi không lớn lắm nhưng gió từ hướng sông thổi lên hắc nước vào hành lang cho   chúng tôi tìm lại chút dư  âm ngày cũ  lúc hai chúng tôi ngồi gặm bánh mì buổi trưa  trong hành lang Cổ Viện Chàm và nhìn mưa rơi trên sông Hàn  nó vẫn nghêu ngao  mấy câu : trời mưa ngập cả lối đi về- Mỗi chiều tan học thấy buồn ghê”-    Bỗng chốc nó trở thành hậm hực “ Hoà bình -- bình – hoà bình ư ? “ Bố mẹ nó  : tụi nó nâng ly chúc nhau ăn mừng tại Paris còn riêng chúng ta còn phải đổ máu, tụi chúng mình phải làm một con thiêu thân cho những tham vọng của bọn bất lương .
 Cay đắng và thật mỉa mai đôi chân nầy hy sinh có phải uổng phí hoặc là quá vô nghiã phải không ?  Tôi bảo  sự hy sinh nào cũng có giá trị đích thực cuả nó. Người lính Miền Nam trong suốt 20 năm  lấy “ Tổ Quốc- Danh Dự – Trách Nhiệm” gắn lên tầm đạn của kẻ thù. Người lính Cộng Hoà đã căn rộng tấm poncho che phủ vùng trời bình an cho đồng bào , lấy hết máu trong tim tưới thắm hoa lá ruộng đồng , đem những nắm xương khổ nạn cắm khắp nẽo đường quê hương, để cho chính nghĩa quốc gia  tự do được tồn tại. Để cho người dân Miền Nam sống ấm no  ở hậu phương trong  đó co cảù đôi chân cuả mầy làm sao mà vô nghĩa . Hãy cho đó là niềm tự hào là trả nợ nam nhi..dẫu sao mầy cũng  chọn cái nhân sinh quan cuả Nguyễn Công Trứ  trong những trận tranh luận với nhau kia mà.
          Từ giả hắn tôi về lại đơn vị  chuẩn bị khóa huấn luyện  về công tác đấu tranh chính trị tại trung tâm Vũng Tàu. Đây là một khóa huấn luyện đõan kỳ dành cho mọi cấp  rất là hào hứng . Trong dịp nầy sau khi về đơn vị chúng tôi được phối hợp công tác cùng các sinh viên khóa 28 võ bị Đà Lạt những chàng trai đã chọn con đường binh nghiệp để phục vụ tổ quốc, họ rất linh hoạt, năng động và đầy nghị lực và kiến thức phổ thông . Rất tiếc  cuối cùng chịu chung số phận cuả quê hương vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

          Đêm hôm nay , đêm ba mươi Tết và là đêm thứ mấy trong gần 20 mười năm làm tên lưu vong lạc xứ, bước ra ngoài ngồi nhìn vầng trăng khuyết để “ Cử đầu vọng minh nguyệt và Đê đầu tư cố hương”  người ta bon chen  tranh giành những hư danh, bôi mặt đấu đá nhau  hầu tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội phồn hoa nhưng tình người thì kém xa.  Quê hương còn đó nhưng rách nát tả tơi như lá Quốc kỳ phủ lên chiếc quan tài thằng bạn tôi trong chiến dịch cắm cờ giành đất năm xưa ; 36 năm tôi nhận được mấy lời nhắn ngắn gọn cuả thằng bạn học cũ. Ba mươi  sáu năm vòng thời gian oan nghiệt cuả đất nước, cuả đồng bào sau cái hiệp định lưà gạt cuả những tên trùm chính trị , có đến 12 quốc gia và hội đồng baỏ an liên hiệp quốc chứng kiến và kývao, ngược lại họ làm ngơ cho i bọn cộng sản phản bội cưỡng chiếm Miền Nam, chôn sống hàng triệu quân dân  trong trại tù trên đường vượt thoát..và có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập môn. 
          Phần chúng ta có cơ may có bầu trời tự do để thở, con cái có điều kiện học hành để thăng tiến không phải cầm xấp vé số đứng ở các bến xe hay bới từng đống rác  bẩn thỉu, hoặc cĩ thểû bị khai thác trong các nhu cầu  tình dục ở nước ngoài, huỹ diệt tương lai, chôn vuì tuổi thanh xuân ..
       Hiện nay có những người vô tích sự ngồi nghiền ngẫm viết những baì phân tích lộn ngược hàng mấy chục trang phê phán chỉ trích , hăm dọa nhữngb kẻ còn chút lưả trong lòng.. Tại sao họ không biết xử dụng cái thời gian nhàn rỗi trên phần đời còn lại làm một việc hữu ích có nên chăng ?. Tại sao không mở vòng tay góp sức cùng mọi người trong công tác lạc quyên gây quỹ giúp những người bạn năm xưa đã để lại những phần cơ thêû trên chiến trường khốc liệt phải chấp nhận cuộc  đời bất hạnh trong sự hành hạ đắng cay cuả những kẻ bị bỏ quên  ? Ngược lại còn bày trò ăn xén , ngăn chặn  vì tự aí ích kỷ nhỏ nhen..
          Mấy hôm nay tôi nhận rất nhiều Email cuả những đồng đội bất hạnh năm xưa cảm ơn   với những ngôn ngữ chân thành và thống thiết của những người nhận  quà “ cây muà xuân chiến sỹ cuả hội QN/ĐN ./ WA) .Qua thông tin dóđã cho tôi tìm lại tin tức người bạn học năm xưa hòa chung cùng nổi đau cuả quê hương triền miên trong đói nghèo và lạc hậu tôi vội vàng trả lời  cho H thằng nhà quê Dặi Lộc ,, nội dung rất ngắn gọn :
      
     Đúng mầy rồi vẫn cái giọng cay cú như ngày nào, tớ đây thằng Th.. mầy còn sống hả ? đã nhấm đủ muì vị khổ đau chưa ? Theo tớ hiểu đã quá thưà rồi phải không ,. ? Tớù sẽ tìm cơ hội chia xẻ cùng mầy, mầy cò nhớ bài hát cuả một cô giáo người Pháp mà thầy Phạm Ngọc Vinh thường đọc trong giờ Pháp Văn  ? Tớ chép  lại để nhắc nhau  một niềm mơ ước chưa thành sự thật ..

                     Quand tout renait à l ‘espérance
                   Et que l‘hiver fut loin de nous
                   Quand la nature est reverdie
                   Quand l‘hirondelle est de retour
                   J ‘aime à revoir ma Normandie
                   C‘est le pays qui m ‘a donné le jour
  Tạm dịch :    Khi nào hy vọng trở về
                   Và khi muà Đông đi xa
                   Khi thiên nhiên trở lại xanh thẳm
                   Khi chim én trở về cùng ta
                   Tôi mơ ước nhìn lại Normandie
                   Là nơi tôi đã chào đời.
Ta cũng mơ ước khi nào niềm hy vọng  trở về, ta và mầy ra laị cổ viện Chàm ngồi nhìn mưa đổ trên dòng Hàn Giang, ghé Cafe Nhân nghe Thái Thanh hát bài “Ngày trở về”à cuả Phạm Duy chắc chắn sẽ không xa...

 Viết những lòi tâm sự đầu Xuân nầy nàng Xuân đã chễm chệ giữa phòng khách vắng vẻ  vì ngày thứ tư có người phải bận ba bốn lớp aó để đi cày và tiếng nhạc từ nhà người hàng xóm vọng sang lời nhạc du dương :
  “ Đón xuân nầy ta nhớ xuân xưa
   Hẹn gặp nhau khi pháo giao thưà
   Em đứng chờ anh dưới song thưa
   Anh đi qua đầu ngõ hỏi nhau rằng : Xuân đã về chưa ? “

                 Cao Thy Yên
          
         



                      Môt thoáng kinh hoàng        

                                                                                 *      Cao Thy-yên
Viết đôi dòng tâm sự nầy vào lúc trời tháng 9, những cơn mưa đầu muà đã  xua điu những nóng bức muà Hạ. Vùng Tây Bắc năm nay Cộng đồng người Việt  rất bận rộn trước những biến chuyển thời cuộc, nhất là  việc chống VietWeekly tuần baó thân cộng và nhóm cò mồi cho “vẹm” Nguyễn Minh Triết  cùng như chuẩn bị “đón tiếp Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng  đến Hoa Kỳ vào hạ tuần tháng 9 . Ngồi trong quán café cạnh góc đường Yakima khu thương mại Việt. Nam thành phố Tacoma,WA  đọc qua các tờ tuần báo Việt ngữ tại địa phương; tờ nào cũng đưa những tin sinh họat nóng bỏng ấy  Bất chợt bỗng nhớ lại một người con gái rất xa lạ chỉ một lần gặp mặt trong một tình cờ, nhưng có nhiều việc thật đáng nhớ.  

Trời hôm đó nắng ấm và thật đẹp vô cùng, nhân chuyến đi tham dự Đại Hội Văn hóa Thế giới Lần thứ 16 tại Nữu Ước, ta thả bộ cùng phái đoàn dạo quanh, thăm viếng thủ đô của nền thương mại thế giới và là biểu tượng của sự phồn vinh Hoa Kỳ. Nữu Ước là nơi tập trung nhiều cơ sở Chính trị và Thương mại, đường phố người, xe tấp nập và thật ồn ào. Trong ký ức ta tìm gặp lại một chút gì của Sàigòn những năm, tháng trước khi bị đổi họ, thay tên. Đã 12  năm trôi qua thật sự bây giờ Sàigòn chỉ còn cái tên trong kỷ niệm. Đứng tại trạm chờ tàu ngầm ta ngâm nga đọc:

Ta nện bước  trên đường chiều Nữu Ước,
Nét rộn ràng nhớ đến Sàigòn xưa .  (một thoáng Sài gòn)

Nói đến New York  thì người ta phải nhắc đến tượng Thần Nữ và Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC).Hai kỳ quan nầy nằm đối diện nhau trên một vùng đất rộng chừng bốn cây số vuông mà hằng năm có chừng 30 triệu lần khách thăm viếng đóng góp cho sự phồn thịnh của Nữu Ước.
Nhưng những đổi thay thật bất ngờ  làm ta cảm thấy bàng hoàng. Có ngờ đâu mới hôm qua lá đại kỳ VNCH được các phi công Việt Nam Cộng Hòa kéo tung bay  quanh hai ngôi tháp chọc trời và tượng Nữ Thần Tự Do. Buổi sáng hôm đó ta thức dậy thật sớm để ghé khu China Town mua  một ít quà để trở về miền Tây cho kịp chuyến bay lúc 11::45   sáng ngày 11-9.  Lúc đó gần 9 giờ sáng một tiếng đánh ầm và tiếp theo những tiếng rên la. Đứng cách chân hai  cây tháp song sinh chừng 500 mét nhìn cảnh  hỗn loạn, tiếng còi hụ, tiếng người la ó mà người bạn ta vẫn cầm máy hình đi gần lại khu nhà cháy và bảo ta" hãy đứng  dưới cảnh nầy ta lấy cho một bức hình, ngày mai và mãi mãi sẽ không còn nó  nữa" và rồi một tiếng vèo vào ngôi tháp thứ 2 bị đánh sập bằng một chiếc máy bay phản lực và lúc nầy tôi mới biết thật sự là nước Mỹ đang bị tấn công. Những tang thương xảy ra tại New York chẳng khác gì Đà Nẵng của những ngày, tháng 3-75, Sài gòn tháng 4-75 và quê tôi Quế sơn mùa hè 72 .Thật  ngỡ ngàng chỉ trong nháy mắt hai tòa nhà song sinh biến mất trên bản đồ thế giới., hàng ngàn người bị chôn vùi dưới lớp đá vụn, hàng vạn người bị thương và mất tích, hàng trăm hành khách hiện diện trên các chuyến bay định mệnh đã vĩnh viễn ra đi mà chỉ trước đó một vài phút còn dùng điện thoại để liên  lạc chuyện trò với người thân..

 Đất nước tôi chiến tranh triền miên trong một phần tư thế kỷ cho nên tôi không  .
xa lạ gì với hoàn cảnh thương tăm ấy. Nữu Ước trong tình trạng giới nghiêm, phi trường bị đóng, chúng tôi bị kẹt phải lưu lại trong khách sạn. Tại phòng khách tối hôm đó điện thoại bị cắt, cả hệ thống viễn liên qua hand phone cũng bị cắt nữa, chẳng có ai gọi về gia đình được. Bọn chúng tôi những người Việt Nam đến từ khắp nơi trên thế giới về dự ngày Đại Hội, chưa về được, nên ngồi họp nhau  dưới phòng khách xem TV chiếu những cảnh kinh hoàng được chiếu đi chiếu lại nhiều lần dưới phụ đề America Under Attack.
Trong những ngày lưu lại vì kẹt chuyến bay chúng tôi có dịp trao đổi nhau nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống tha hương. Đặc biệt trong nhóm đa số là người Quảng Nam từ Hạ Uy Di, Gia Nã Đại, Nam và Bắc Cali, và ở các tiểu bang vùng Trung Mỹ chúng tôi dầu không quen biết nhưng qua âm ngữ  đã nhận biết  ra cội nguồn tổ tiên và cái bản chất "Quảng Nam hay cãi" vẫn là tiền đề cho những cuộc tranh luận của chúng tôi từ Tiên Phước, Quế sơn, Thăng bình, Hội An, Đà Nẵng, v.v..Buổi nói chuyện để giết thời giờ của chúng tôi thật lý thú. Hiện hữu nhiều thế hệ của xứ Ngũ Phụng Tề Phi nói về những ưu tư  đến quê hương, đồng bào, đất nước và thân phận lưu vong, v.v..như ấm lại hơi thở của một con dân xứ Quảng giữa lúc một biến cố khủng khiếp vừa xảy ra trên quê hương mới, liên tục trình chiếu trên màn ảnh làm ta chợt nhớ đến lời điêu khắc gia Lazarus tạc dưới chân tượng Thần Nữ " Hãy cho tôi những người mỏi mệt, nghèo nàn, những người muốn thở không khí tự do. Hãy gởi đến tôi những người không nhà, những người vì bão bùng trôi giạt ."
Có phải ta vì bão bùng trôi giạt về đây nương nhờ bóng dáng  Thần Nữ ? Ta nhớ hôm đó trời nắng, từng tia nắng chảy qua từng bực thềm cao ngất nơi  Nữ Thần ngự trị. Người ngươi mệt mỏi vì thang máy chỉ dành cho người khuyết tật, các bạn đều bỏ cuộc khi bước vào tầng thứ nhất của ngôi tháp. Ta bảo thầm đi tìm Tự do chớ bỏ cuộc, trên đỉnh tháp là nơi mà người Mỹ tự hào gọi là " Nước Mỹ nhìn ra thế giới bên ngoài".

Ta mỏi gối tìm nàng! Ôi Thần Nữ.
Trời vào thu tia nắng chảy qua thềm(lãng du)

Chính nơi nầy ta tình cờ gặp một du khách người Pháp, cô ta là một nghiên cứu sinh ngành xã hội học cũng ngồi nghỉ chân ở tầng thứ  ba, trên tay cô ta cầm cuốn sách "Les nuits d' Octobre et L 'April noir ".
Tánh hiếu kỳ và dòng tư tưởng có liên quan đến tháng Tư đen của Việt Nam, ta mở chuyện để làm quen và hỏi thăm về  tháng Tư đen (  April noir)  đó là tháng Tư của Ba Lan nói về cuộc đấu tranh của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. Cô ta nói rành tiếng Anh, cô biết tôi là người Việt Nam cho nên  hỏi qua một số vấn đề có liên quan  đến Việt Nam. Cô đã có một vài lần đến thăm viếng VN trong năm 1999. Tôi trình bày những vấn nạn của đất nước trong giai đoạn hiện tại về Tư ï do, Dân chủ , Nhân quyền và đời sống đồng bào tại quê nhà
Thật buồn cười  vì ngôn ngữ  eo hẹp cho nên tôi nói cả ba thứ tiếng Pháp, Anh, Việt xà bần như rau trộn  có điều cô ta hiểu được những gì tôi muốn nói. Cô gởi lời chia sẻ cùng đồng bào tôi. Cô có ghé thăm Non Nước quê tôi và  mở cặp lấy cho xem mấy bức hình cô ta chụp tại Ngũ Hành Sơn. Cảnh giành giật mua bán, cảnh người ăn xin bu quanh một người ngoại quốc  làm lòng tôi cảm thấy đau  đớn và xót xa cho thân phận quê hương, đã 26 năm không còn chiến tranh mà các tệ  nạn  lại càng ngày càng gia tăng. Tôi xin lỗi cô ta  bởi vì đồng bào tôi phải gánh chịu biết bao tang thương đổ vỡ  từ biến cố nầy đến thiên tai nọ không một giờ, một khắc sống trong an vui của cảnh thanh bình    
Cuộc tiếp xúc rất ngắn ngủi, song cũng đã cho tôi một sự suy gẫm dẫu sao một người ngoại quốc  nhìn quê hương và đất nước tôi từ bên ngoài mà họ cũng hiểu phần nào về chủ nghĩa Cộng sản, ngược lại có những người Việt Nam chính cống từng chạy trốn vì chế độ mà đến nay vẫn chưa sáng mắt để nhìn ra sự thật .
Gần một tuần sau phi trường Kennedy vẫn đóng cửa, chúng tôi phải dùng đường bộ để trở về nhà. Bốn ngày trường trải  bằng xe buýt trên đoạn đường dài gần 10 ngàn cây số. Chúng tôi phải dừng lại biết bao nhiêu trạm từ Đông sang Tây. Trời liên tục đổ mưa, mây mù  giăng che kín núi. Dường như đất trời cùng hòa với lòng người mà đổ lệ cho nước Mỹ. Nhìn lên TV tại những trạm nghỉ chân thấy cảnh đào xới ,tìm kiếm những người thân, mang hình người thân hỏi người qua lại, rồi những tiếng than khóc, những xác nạn nhân được bới lên bọc bằng những bao cao su xếp hàng, đầu óc tôi lại quay cuồng về một biến cố Mậu Thân 1968 tại Huế. Hai khoảng thời gian này cách một phương trời, những đồng cảm những bà mẹ, những góa phụ, những trẻ thơ..ràn rụa nước mắt, gần 40 năm trôi qua bằng một thảm trạng khủng bố được giữ lại trong ký ức.cuả mỗi một con dân Việt cũng rất kinh hoàng.

Lynda!! Người con gái chỉ một lần gặp mặt, hôm nay ta đặt bút viết những  dòng nầy, bỗng dưng qua khe cửa có chút trăng khuyết chiếu vào mà lòng dậy lên niềm đau về quê hương và than phận. Những người anh em, đồng hương ta đa số đã có một chút thành công còn ta cứ mãi xoay vần với những dòng suy nghĩ viển vông, vẫn nghiệt ngã không thôi: không phải  vì vô dụng, phế thải, bất lực như một  nhà báo thiên cộng đã dành cho  những người HO trong đó co’tôi mà vì những thao thức, trăn trở  cho một Tổ Quốc VN  thật sự Tự do và yêu thương  Lynda ! “la terre est ronde”ta nhớ mãi lời nầy của cô..nhưng chẳng biết bao giờ có duyên gặp lại người nữ sinh viên nầy….?

Sau bao nhiêu năm tháng dài biệt xứ chúng tôi vẫn ngồi nhắc lại những chặng đường oan khiên và nhận  biết được rằng ở cuối chân trời tạm dung nầy chỉ còn lại chúng tôi những đứa con Việt Nam mới bận lòng cho nhau hơn dẫu có bất đồng nhau về một định luận quan nào, dù sinh sống từ phương trời nào - sau cơn biến động nầy sẽ gần gũi nhau hơn  trong mọi hoàn cảnh cuả cuộc đời. Cho nên xin tạ ơn trời đất, tạ ơn đời, tạ ơn những người còn sống, những người đã chết hôm qua, vẫn mãi là nguồn ơn  tiếp sức cho chúng tôi trên bước đường lưu lạc chưa tìm ra lối quay về..
                                        


                              





                    QUÊ HƯƠNG KHUNG TRỜI KỶ NIỆM
                                                            Cao Thy Yên








 Hình như sắp tàn Thu từng cơn mưa nhỏ  đầu muà kéo theo những chiếc lá vàng rơi ngập lối đi. Nhìn từ xa trong vòm trời  ảm đạm  từng đàn chim thiên di dang đôi cánh mỏng như chuẩn bị cho một cuộc di tản tìm về một vùng trời ấm áp nào đó trước muà tuyết rơi     Loài chim nầy rất chung tình và không bao giờ quên cội nguồn , nơi trốn tuyết chỉ là  bến bờ tạm dung mà thôi. còn những con chim Lạc Viẹt lưu đày tren quê hương tạm dung đã gầmn 33 muà lá đổ  vẫn mõi mắt ngóng trông ra biển để nhớ thương và hoài niệm về một vùng trời quá khứ bi hùng để tích tụ cho một mơ ước  ngày trở về trên quê hương không còn  Cộng sản.

Muà  Thu  là muà cuả thi nhân, là muà cuả kỷ niệm ; đó là muà tựu trường  , đối với tuổi học trò có chút gì quyến rủ và mới lạ  như   Thanh Tịnh  trong Ngày Tựu trường“ hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , Mẹ tôi âu yếm năm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp…. Hôm nay tôi đi học” mà chính tôi cũng đã trải qua  những thu vàng chạy dài trên kỷ niệm tuỏi thanh xuân
 Ngày tháng cứ thản nhiên qua nhanh, nhớ nhung và phiền muộn  lúc nào cũng tràn trề phía sau cánh cửa cuộc đời tạm dung . Làm sao quên được những tháng năm triền miên khói lửa trên quê huơng , nơi chốn chôn nhau cắt rốn và đầy ắp những kỷ niệm cuả tuổi ấu thơ. Một vầng trăng khuyết , một đám mây chiều  lơ lửng trên mái đình hiu quạnh, và phía lủy tre xanh mái nhà ai đã lên khói cho bửa cơm chiều cuả những người dân quê chất phát  trên vùng đất khô cằn , quanh năm suốt tháng vớI đôi chân trần các ngón khẳn khiu bóm chặt vào lòng đất dính đầy buị phèn . Đó là nơi tôi cất tiếng khóc chào đờI và lớn lên trong từng chặn đường quanh co cuả lịch sử.
.






Khi xa Tổ quốc mới biết quê hương là quan trọng , hai tiếng ấy như chiếm trọn cả phần đời còn lại cuả tôi vì chính nơi đó đã sản sinh và cưu mang tôi trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khó khăn cuả đất nước.
  Th áng 12/ 1994 tôi rời xa Tổ quốc khi chiếc máy bay lươn một vơng trên phi cảng Sàigòn và mát hút trong không trung, tôi biết mình đã đánh mất một cái gì quan
trọng nhất trong đời, cái nơi chốn thân thương . Sau ngày giặc đến, sự đổi thay cuả chế độ, đa số người dân Miên Nam dường như từ chối sự hiện hữu nầy: một số  lớn viên chức trong quân dội  và chính quyền chế độ cũ bị cầm tù  không có bản án,không có ngày về, chết dần chết mòn trong sự hành hạ và trả thù cuả kẻ gọi là “ chiến thắng” như Tạ Tỵ kể lại trong Hồi  Ký ( Dưới đáy địa ngục) trong đó có tôi; một số khác bỏ nước ra đi trong thập tử nhất sinh   “ nếu cột đèn biết đi, nó cũng bỏ mà đi” câu trả lời cuả một bà cụ trước tòa án nhân dân về tội vượt biên trốn theo địch. Là thế đó quê hương không những bị chiến tranh tàn phá   mà chính sự cai trị hà khắc cuả  tập đoàn man di rừng rú đỏ tanh muì maú Maxít  quốc tế cộng sản  mang về áp lên đầu , lên cổ cuả nhân dân đã huỷ hoại cái truyền thống vốn có từ lâu cuả nền văn hóa Việt tộc. Tôi thầm mong rằng sẽ có một ngày bà con và đồng bào tôi được sống trong an bình, được đứng thẳng  không khom lưng , cuí đầu trước bất cứ một thế lực nào, được nhận lãnh những ân huệ cuả Thượng đế  ban cho loài người. Một xã hội trong thời đaị con người đi vào khám phá không gian  mà Việt Nam khẩu phân người dân  phải bị buột chặt theo tiêu chuẩn ăn chia công điểm, đôi tai bị bịt kín chỉ cho nghe những gì đảng nói, mắt chỉ được hướng về phía trước cái đích mà đảng đã đặt..Thời phong kiến vua là thiên tử nắm toàn quyền sinh sát nhưng phân phát quyền lợi đồng đều cho  thần dân, ngược lại cái gọi là” độc lập-tự do-hạnh phúc” là thế đó.  Đọc một vài diễn đàn tư nhân trong nước  nhân vật bất đồng chính kiến Hà Sỹ Phu  than thở “ “Việt Nam bây giờ như một đống bùn nhão, không định hình” thật sự là vậy đồng bào tôi đang ngụp lặn trong vũng bùn nhầy nhụa ấy với những bất công áp bức, tham nhũng, buôn lậu, ma-cô, đỉ điếm … thì làm sao có Tự do và công bằng . Có nỗi nhục nào bằng khi đất nước bị ngoại bang cưởng chiếm mà chính những người gọi là đại diện cho dân lại đi bịt mìệng , bịt mắt dân không cho ai được  bày tỏ lòng yêu nước của mình qua vụ Hoàng-Trường Sa vì đó là cái quyèn thiêng liêng đã ghi trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ; thậm tệ hơn còn bắt bỏ tù những ai đặt ra vấn đề đòi hỏi đó. Quân đội nhân dân, Cảnh sát nhân dân cái gì cũng cuả dân cả  , nhưng chỉ phục vụ cho Đảng một  thiểu số tự cho  là “ đỉnh cao trí tuệ  , họ xem đất nước như một vật sở hữu cuả riêng họ.  Có một lão thành chống Pháp tặi quê tôi có 40 tuổi đảng và đã về hưu, sau ngày tôi đi tù về  trong một cuộc trà dư tửu hậu ông nói rằng:’ ngày trước sống dưới chế độ thực dân Pháp, nhưng tôi đi đâu và ở đâu măc kệ, ngày nay hoà bình lập lại đất nước thống nhất , nhưng muốn đi đâu phải xin phép, cái phép đi thưa về trình thì có gọi là Tự do được không ?; thử hỏi đất nước mình đang đứng ở đâu ? Cộng sản nguyên thuỷ ư?  Như vậy đảng ta đến bao giờ mới tiến tới chủ nghĩa đại đồng, làm việc tuỳ sức , ăn tiêu tuỳ cần, phải thắt lưng buộc bụng đến bao đời để có   ? là một người tù tôi không có ý kiến   , thế mà sang  ngày hôm sau cũng bị kêu đi “làm việc”và cứ mỗI lần  như vậy thì phảI tốn một cuốn vở 50 trang để viết kiểm điểm, thế đó người dân sống trong sự giăng lưới bởi những đôi mắt cú-vọ chực chờ để cấu xé .

Quê tôi nằm bên dòng sông Ly-Ly , một vùng đất nghèo nàn trong thung lũng Quế Sơn  đất cày lên sỏi đá, những người dân quê mộc mạc một nắng hai sương  bóm lấy thửa ruộng, mảnh vườn để sinh tồn

 thửa ruộng, mảnh vườn để sinh tồn truyền tử lưu tôn..Trong chiến tranh cái làng nhỏ nầy hứng chịu bao nhiêu bom đạn, nhưng chưa ai bỏ xứ mà đi- Cây đa, bến nước, dòng sông, lũy tre xanh và nhất là ngôi đình làng nơi mà hằng năm vào ngày rằm tháng Ba Âm lịch  là ngày giỗ kỵ cuả vị khai sinh ra nó . Họ vật trâu đãi dân và hát xướng ba đêm ngày.  Rồi chiến tranh bùng lên, Việt Cộng về làng đã cướp đi mất cái không khí thanh bình cuả những người dân quê hiền hoà chất phát  , nhưng dẫu  sao đi nữa họ vẫn bóm trụ  để giữ lấy cái vùng đất đã gắn liền với cuộc đời họ.


Tôi ước mong sẽ có một ngày trở về ngâm mình trong dòng sông trong mát  để tắm gội những bụi đời trong những tháng năm biệt xứ đang bóm đầy trên thân thể. Cái dòng sông mang phù sa đem lại cho dân quê niềm vui mùa gặt mới. Bom đạn đi qua không làm cho đôi bờ loang lở, con nước vẫn êm đềm chảy xuôi về biển như mang theo ân tình của họ về với đại dương hoà trong dòng sinh mệnh cuả quê hương.
 Ngày nay dòng sông đã lên thac, xuống ghềnh cuồng nộ, đôi bờ tan nát vì nạn phá bờ để  trồng rau xanh hay dâm vài luống khoai để sinh kế. Bởi vì đất ruộng đã bị tịch thu vào chế độ công xã . Chủ nghĩa xã hội không những ảnh hưởng đến đòi sống dân chúng mà còn tác hại ghê gớm đến môi trường sinh thái  hặn hán .. lũ lụt  thiên tai triền miên. Đa số đã bỏ làng mà đi vì ông chủ mới đã tóm thu tất cả những gì mà họ đã chắt chiu gầy dựng từ bao đời nay

Tôi đã đi qua hai phần đời người, một phần còn lại ngồi đây để hoài niệm, những thăng trầm, những khúc khuỷu quanh co trong cuộc sống. Quá khứ không chỉ để hoài niệm mà  từ đó nhin lại và rút ra  những bài học cho tương lai. Với tôi tương lai chẳng có gì mà chỉ là một giấc mơ là sẽ có một ngày trở về thăm lại  quê hương, ngoặn du mọi miền đất nước trước khi ngả vào lưng mẹ ngủ giấc nghìn thu. Và giấc mơ đớ lớn theo thời gian và tuổi tác. Sự chờ đợi nào rồi cũng có hồi đáp Nhà Văn Nga Solzhenisyn Nobel Hòa Bình  
 sau mấy mươi năm lưu  lạc tạị Mỹ cuối cùng cũng được thấy nước Nga không còn Công sản 

 Tôi có một sai lầm là nghe theo lời mẹ tôi trở về làng cũ sau ngày giặc đến để bóm lấy  ruộng vườn , bà bảo rằng về  nhận phần  tài sản  mà cha mẹ tôi để lại nếu như cho người ta thuê mướn cũng đủ sống , nhưng có ngờ đâu sau 1 năm là họ thu vào hộp tác và tôi bị bắt đi tù kéo theo những thê lương cho cả vợ con


Thời gian trôi thật nhanh, mới đó mà đã mười mấy năm xa vùng trời kỷ niệm, mái tóc đã nhuộm màu năm tháng. Trong một phút giây tỉnh lặng nào đó chợt nhớ  về Đà Nẳng những chiều tan trường rảo bước trên đường Độc Lập với những lá me bay, rồi quẹo sang Hùng Vương ghé “ Bình Dân Thư Quán” mướn  một vài cuốn kiếm hiệp cuả Kim Dung về đọc vào những cuối tuần. Nhớ những muà thi khi đi xem kết quả, những trạng thái tâm lý vui buồn cuả những sỉ tử  với những ước mơ sau thời gian dài 12 năm cuả bậc Trung Học. Sự quyét định số phận cuả những nam sinh thời chiến lọan, Câu ca dao “ Rớt tú tài

anh đi trung sĩ” như muối xát vào lòng những chàng hỏng thi….và có niềm vui nào cho bằng khi được đề tên trên bản , Niềm vui và nỗi buồn  “ Khấp như thiếu nữ vu quy nhập;tiếu tự thư sinh lăạc đề thì” chuyện cười ra nước mắt cuả tuổi học trò là vậy .- Nhớ những  những lần ghé Đại học xá Nam Giao cùng  bạn đang lấy court và thi học kỳ cùng với đám bạn đi  ăn bánh bèo “Bến Ngự” rồi ngang ngã trường Đồng Khánh ngắm mấy cô Nữ sinh duyên dáng cuả xứ thần kinh.




  Trời đã vào Xuân có anh’ trăng treo đầu nuí , nghĩ phận mình  lưu vong , lạc xứ đã mười mấy năm . Ngẩng đầu về phương Đông mà ngâm câu “ Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung” Lý Dục bị lưu đày làm con tin thời chiến quốc   khi nhìn trăng  mà than  không biết trăng phương ấy có còn sáng soi trên đỉnh đầu nầy chăng ? Quê hương còn đó với biết bao đổi thay  37 năm một đàn kiến  cũng có thể cỏng gạo xây thành một ngọn dả sơn huống hồ gì là con người . Tôi vẫn nghe những tiếng kêu trầm thống từ trong nước  nhưng nỗi thương tâm cuả dân tốc đã gánh chịu . Họ đội đơn di khắp nơi cầu xin một chút công lý . Từ văn phòng 2 Quốc Hội, vườn hoa Mai Xuân Thưởng , Văn phòng tiếp dân , Thái Hà, Nhà thờ lớn ….Những tiếng thét gào cuả  giới trẻ bị bắt đẩy lên xe  khi họ lên tiếng bảo vê Tổ quốc trước nạn Bắc xâm. Những khuôn mặt nhăn nheo  vì khắt khao Tự do cuả Thượng toạ  Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, cuả những Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công  Nhân , Nguyễn Phong, Lê Nguyên Sang ,Cù Huy Hà Vũ. Lê Công Định và biết bao nhiêu thanh niên sinh viên đã hien ngang bước vào nhà tù như một niềm hãnh diện..
 “ Hãy xin đơi một nụ cười : Bài hát của Nam Lộc”
…..   Tự đo ơi Tự do : Ta trả bằng nước mắt
Tự do hởi Tự do  Ta trao bằng máu xương.
Tự do ơi Tự do     Em đổi bằng thân xác
 Vì hai chữ tự do   Ta mang dời lưu vong
“La politique est la science de la  liberté “( Pierre Joseph Proudha) Tự do là một yêu cầu cần thiết cuả loài người mà loài người phải đánh đổi bằng máu và nước mắt/,






                                 Ký sự Hành Hương
                               

          Hướng về năm đức tin (Year of Faith 24/11/2012- 24/11- 2013) cũng như xác tín niềm tin vào Chúa Kito phục sinh giữa lúc thế giới loài người đang lao vào những tham vọng quyền lực, tranh giành ảnh hưởng, chiến tranh chết choc, Thiên tai  liên tục  dẫn đến bến bờ diệt vong. Người Công giáo đứng trước tình hình băng hoại về đạo đức có thể đánh mất niềm tin.
          Cuộc hành trình  Đức Tin  do Cộng đoàn giáo xứ thánh Ann Tacoma Tổ chức cuộc hành hương  thăm viếng những Thánh tích phía trời Âu . Đó là những linh địa mà Thiên Chúa qua Mẹ Maria đã làm chứng cho Đức tin. Cuộc hành hương do Cha chánh xứ chủ xướng và  đã trù bị trước 6 tháng  , được tổ chức thành đoàn ngủ . Cha Linh hướng, Sr và Thầy phó tế  phụ tá gồm có 41 thành viên chia làm 4 tổ có tổ trưởng, tổ phó  trông coi và phụ trách các giờ kinh cũng như lo phần phụng vụ lời Chúa trong các thánh lễ xuyên suốt cuộc hành hương cũng như phân phát tài liệu - lịch trình và phòng nghĩ 2 người  một phòng.
 Trước khi lên máy bay cha sở  cho đọc kinh và ngài nhắn gởi đến phái đoàn  những điiều cần thiết:
(Đi hành hương không phải là đi du ngoạn ngăm cảnh, hương thụ những lạc thú trên đời mà là sự dấn thân và hy sinh. Mục đích chính  là hướng về năm Đức tin của Hội thánh, thánh hóa Đức tin để gần gủi với Thiên Chúa hơn. Cuộc hành trình dài 15 ngày  có thể có những trở ngại bất ngờ cần phải chuẩn bị trước)
(Đó là lời răn dạy của cha linh hướng trước giờ lên máy bay sau khi đọc kinh và ngài ban phép lành cho tất cả)
Chuyến bay Delta 615 khởi hành từ phi trường Seatac lúc 3:25 ngày thứ năm 10/10/2013 vươt Đại Tây Dương và hạ cánh tại phi trường quốc tế Charle Degaule lúc 1:30 sáng ngày 11/10 tức là 10:30 sáng giờ Paris.  Sau khi làm các thủ tục nhập cảnh phái đooàn lên xe bus do do hướng dẫn viên  đã chờ  Tại Parking lot   

  Paris

 Theo lịch trình ngày 11/10 trạm đầu tiên là dừng chân tai Paris Thủ đô nước Pháp  và sau đó tuần tự theo danh sách.  Pháp là quốc gia lớn nhất châu Âu , diện tích gần 700.000 Km2 . Dân số chừng 70 triệu và có nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới.
.Rời phi trường lúc 11.00   vào  thăm những di tích lịch sử của  kinh thành ánh sáng ,xe ngang qua nhiêù xa lộ phái đoàn đã dùng thời gian nầy để dâng lời kinh nguyện ban trưa . Vào Paris  băng qua cầu vượt nơi mà công nương Dana tử nạn, xe  rẻ vào Đại lộ Champs Elysees ngắm Điện Elyse, Bảo tàng viện Loui 14, Louis 15, Napoleon Đại đế; Khải Hoàng Môn, Tháp Eiffel , nhà Thờ Đức Bà ( Notre Dame) nhà thờ lớn  của giáo phận Paris, một kỳ quan của thế giới.  Mùa Thu dường như về chậm Vườn Luxembourg  cây lá vẫn còn xanh, hoa vẫn còn khoe sắc. Phái đoàn dừng lại tại khu thương xá Lafayette một trung tâm thương mại lớn của Thủ đô người xe tấp nập, đa số là những xe ngắn gọn để dễ dàng vào Parking, thường cư dân Pháp dùng sản phẩm của bản xứ là xe Renault , Peugeot, vì đường phố chật hẹp nên đa số dùng xe điiện ngầm, xe bus và nhất là xe hai bánh. Hôm đó là ngày thứ 6 cuối tuần nên khá đông đúc . Phái đoàn dừng chân nơi đây nghỉ trưa mua sắm và dùng bửa, giá sinh hoạt nơi đây rất đắc đỏ nên chẳng ai mua đươc gì chỉ ngắm để rửa con mắt, có người bảo” đến Pháp khi đi mua hàng chỉ nhìn chứ      không được dùng tay đụng vào thì người ta bắt phải mua”
 Chặng cuối cùng là trở lại ngắm cảnh du thuyền trên sông Sein chạy quanh thành phố với 22 cây cầu bắc qua.
 Khởi đầu là cầu Le1na dưới chân tháp Eiffl đến cầu Alma( Pont de L’Alma) nơi công nương Diana tử nạn rồi đi tiến đến Invalides tiếp theo là cầu Alexandre cầu nầy xây vào năm 1886 và hoàn thành vào năm 1900 , cây cầu nầy trang bị tốn kém nhất có 4 trụ cột vàng ở  4 góc tượng trưng nền công nghiệp khoa học nghệ thuật Pháp từ cầu nầy nhìn thẳng là Les Invalides nơi an nghĩ cuối cùng của hoàng đế Napolon cùng các danh tướng của nước Pháp, quay lưng với Les Invalides là hai cung điện Grand Palais và petit Palais , kế đến là cầu Concorde. Hạ viện đối diện cầu concorde , quảng trường Concorde là nơi chém đầu Loui 16. Dọc theo bờ sông Sein là vườn Tuileries. Nhà thờ Đức Bà nằm bên cạnh ngược dòng sông Sein ngắm Notre Dame tôi nhớ lại Tác phẩm Les miserables của Victor Hugo một hình ảnh tôi nhớ  mãi từ thời Trung Học. Lúc nầy là 4:00 chiều là giờ dâng Thánh lễ , đoàn quay ngươc xe  đến Thánh Đường Đức Bà làm phép lạ nơi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré năm 1830. Nơi đây đoàn được chiêm ngưỡng và cầu nguyện trước Thi hài thánh nữ còn nguyên vẹn trong hòm kính .

  Lyon
  Sau một ngày mệt nhọc và giờ giấc chưa quen, cho nên bà con đa số không ngủ được,  thức dậy rất sớm dùng  một bủa điểm tâm( Petit déjeuner) thật thịnh soạn, mùi cafe và bánh mì Pháp tuyệt như lời đồn,trong lúc điiểm tâm hành lý đã được nhân viên khách sạn đưa ra xe bus và chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình mới
Nhìn đồng hồ trên xe bus  8:00 sáng nhiệt độ bên ngoài là 10 độ C xe bắt đầu chuyển bánh ngươc về hương Đông Nam  dọc theo bờ sông Sein  qua cầu Verseille   và vào xa lộ   đến Lyon thành phố nằm hướng Đông Nam nước Pháp , đoạn đường dài trên 400Km xe phải chạy mất 5 giờ .Phái đoàn dành thời giian nầy để đọc kinh , cầu nguyện và còn lại là phần Văn nghệ giúp vui gồm ca nhạc hay chuyện kể hay chia xẻ nhưng kinh nghiệm sống đạo.. Tiếp theo Cha linh hướng sơ lược về cuộc đời của Thánh Nữ Cathherine và Thánh Gioan Veanney vị thánh quan thầy của các linh mục, bên ngoài trời đổ mưa, xe rẻ vào một làng nông nghiêp những cánh đồng ruộng bắp mênh mông với nhưng con đương ngoằn ngoèo chật hẹp và cuối cùng cũng đến được giáo xứ Cure Art nằm bên ngoài thành phố Lyon, nơi mà cha thánh Vianney đã sống một cuộc đời khó nghèo để rao giảng tiin mừng nhất là đem những người tội lỗi trở về với chúa trong bí tích hòa giải, Phái đooàn đi viếng từ nơi ăn, chốn ở, bàn làm việc những lễ phục ngài dùng rất đơn giản. Đặc biệt nơi đây còn trưng bày trái tim không hư nát cũng như thi hài của ngài. Phái đoàn đã dâng thánh lễ  ngay trong nguyện đường bên cạnh thi hài của ngài , một ngôi thánh đường không 1ớn lắm  nhưng rất uy nghi ngồi trong ngôi nguyện đường nầy riêng người viết bài nầy cảm thấy bình an lạ thường tâm hồn nhẹ nhõm không có chút gì âu lo. Sau thánh lễ cùng chụp hình lưu niệm phía trước nơi hòm kính đặt thi hài Thánh Vianney. Ngài được Đức Thánh Cha Pio XI phong thánh năm 1925
Từ giả Cure Art chúng tôi  theo lộ trình đến Lyon và nghĩ đêm tại đây. Lyon một thành phố miền đông nước Pháp  là nơi nỗi tiếng về các nhà hàng , một thành phố rất khang trang có kiến trúc theo kiểu Tây.Một buổi tối rất ấn tượng tại một nhà hàng mà thực khách không còn chổ chứa.
  ( Lộ Đức)  LOURDRES

  Khởi hành lúc 7:30 AM Từ Lyon  đi Lourdres nhiệt độ 7.6 C, khá lạnh đoạn đường dài 430 miles. Cũng như thương lệ là giờ kinh sáng cùng nhau dâng chuổi 50 với 5 sự vui. Trời vẫn tiếp tục mưa nhẹ 7 giờ sáng mà Lyon vẫn chưa tắt đèn,chiếc Bus Mercedes của Holy tour lướt qua trong mưa bay mù mịt. Đây là đoạn đương xe bus dài nhất trong chuyến hành hương 9 giờ chạy qua những thảo nguyên mênh mông, núi đồi  khúc khuỷu  , bà con phải qua 3 trạm nghỉ để ăn uống và làm vệ sinh cá nhân.3 giờ kinh sáng, trưa và chiều cũng như những tiếc mục giúp vui rất hào hứng. Có những hạnh phúc không đến bất ngờ một lần rồi ra đi để nỗi buồn mang theo từ quê hương ra hải ngoại hay những đau thương nghiệt ngã của cuộc đời; tất cả những dữ kiện ấy được Chúa Mẹ Maria chữa lành hoặc giải toả qua các câu chuyện kể của anh chị em trong phái đoàn mà chính bản thân mình đã trải nghiệm.
Lourdes ( Lộ Đức) là một thị xã của Pháp , nằm ​​trong bộ phận của Hautes -Pyrenees và vùng Midi-Pyrenees .
Trung tâm của Kitô giáo hành hương , Lourdes chào đón mỗi năm có hơn 5 triệu người hành hương và du khách từ khắp nơi trên thế giới và 60.000 bệnh và người tàn tật  đến để xin ơn
Lourdes cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với Bernadette Soubirous vào năm 1858 , đã làm cho thị trấn này, một nơi được biết đến trên toàn thế giới . Thành phố dự kiến ​​gần 10 triệu người hành hương và chuyến thăm của Giáo hoàng Benedict XVI trong tháng 9 năm 2008 .
Lourdes 15.000 dân nằm dưới chân của dãy núi Pyrenees, trong khu vực lịch sử của Bigorre , trên Gave de Pau , phía tây nam của Tarbes . Thành phố này được xây dựng xung quanh một núi đá lộ của người thừa kế dòng sông băng Argeles- Gazost mà trên đó các lâu đài, nhà thờ  được xây dựng tại Thị trấn nầy
 có 230 khách sạn được xếp hạng thứ ba của thành phố khách sạn ở Pháp sau  Paris và Nice và  có 22 tu viện lớn nhỏ
Hầu hết các nền kinh tế Lourdaise dựa trên cuộc hành hương du lịch liên quan đến sự màu nhiệm của  Đức Maria vô nhiễm tội truyền . Năm trăm cuộc hành hương mỗi năm , điểm cao nhất vào tháng Năm, tháng của Mẹ Maria, và vào tháng Tám , Hồn Xác Lên Trời . Mỗi buổi tối mùa hè lúc nào cũng cử hành đuốc Madonna .
Xung quanh đền thờ , thương mại lưu niệm tôn giáo rất phát triển .. Cửa hàng sang trọng đáng ngạc nhiên đối với một thành phố nơi nghèo trước đây chỉ có chừng 4000 cư dân và sống băng nghề chăn nuôi và  đẻo đá

. Đến Lộ-Đức  lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật vì để kịp dâng thánh Lễ , cho nên cất hành lý và nhận phòng tại khách sạn ,  đoàn lập tức đến Nhà thờ chính để viếng thăm và dâng lễ.   Lộ Đức là  trung tâm du lịch lơn nhất cho nên lương người quá đông nếu không có tổ chức kỷ lưỡng thì dễ bị lạc lối, do vậy cha linh hướng đi trước cầm cây cờ vẫy vẫy để làm hiệu, có người phía sau nói đùa rằng “ nếu cha Tuấn thêm cây gậy thì giống Môi-Sen khi dẫn dân Irael về đất hứa” và chính chúng tôi cũng có cảm nghĩ như vậy.Đức Mẹ Lộ Đức chính là biểu tượng cũa yêu thương của hòa giải, là những ngườiViệt Nam lưu vong đủ mọi thế hệ  mang tâm trạng của nhưng người Do Thái phiêu linh của hai ngàn năm trước.  Chúng tôi đi qua nhiều con phố phố nào cũng toàn là các cửa tiệm bán các vật dụng lưu niệm và đó là ngành kinh doan chính và biến nơi đây thành trù phú nhất.
          Chiều Chúa Nhật Lourdres có nắng ấm chúng tôi đến dâng thánh Lễ tại nguyện đường cạnh vương cung Thánh đường, phía bên ngoài khu Vương cung thánh đường từng đoàn người  đi rước kiệu đẩy theo những chiếc xe và trên đó là những bệnh nhân có lẽ là y khoa đã bó tay họ đến để cậy vào lòng từ ái Mẹ( có rất nhiều  trường hợp được công nhận chữa lành bởi phép lạ được giáo hội công bố) và thường những cuộc rước kiệu sẽ kéo dài đến nửa đêm.
  Xong thánh lễ chúng tôi đi viếng hang đá  phía sau núi  nơi Đức Mẹ hiện ra cùng Thánh Nữ Bernadette có tất cả 18 lần có sự chứng kiến của nhiều người và Đức Mẹ cho biết “ Ta là đấng vô nhiễm nguyên tội”  Những tảng đá nơi hang đá bóng láng vì nhiều bàn tay của khách hành hương sờ vào để xin ơn cứu chữa. Nhìn lên Hang đá tượng Mẹ vô nhiễm đứng rất uy nghi nhìn ra từ bốn phía. Nơi đây cách mỗi giờ có một thánh lễ Tạ ơn, đèn nến sáng rực không giờ nào tắt.
  Sau khi cơm tối xong chúng tôi mỗi người ý, có người tham gia kiệu mình Chúa, có người đi xin nước Thánh, có người đi đốt nến cầu nguyện nơi hang đá Massabielie.,tắm giếng Thánh..có ít nhất cả triệu người đến tắm hằng năm.
          Hai đêm và một ngày phái đoàn dừng chân nơi đây anh chị  em có dịp chứng kiến quyền phép của Thiên Chúa với những công trình xây dựng mang tính thời đại của giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã tiền bán thế kỷ thứ 19. Do vậy phái đoàn hành hương Giáo xứ Saint Anne Tacoma cùng hiệp thông với khách hành hương khắp nơi đốt sáng niềm tin qua hai đêm thắp nến và đi kiệu cũng như  đi viếng 14 chặng đường khổ nạn Chúa Ky tô vòng quanh trái núi. Đặc biệt ngày thứ 2 được dâng thánh lễ ngay trong nguyện đường Thanh Gioan Vianney cũng là bổn mạng của các linh Mục , sau đó đi thăm viếng những di tích 2 nơi ở của gia đình Thánh Nữ Bernadette sinh sống :Đó là  gia đình của  Ông Francoise Soubirous và Bà Louis Casterot   là thân phụ mẫu của Thánh Nữ. Ông bà sinh hạ 9 người con 6 trai 3 gái, có 3 người con chết trước 10 tuổi . Sau Cách mạng Pháp gia đình sơ sút gia đình không đủ tiền chi trả tiền nhà cho nên dọn về ở nơi một phòng giam trước cách mạng,một căn phòng chật hẹp chừng  6m vuông  mà chứa cả 6 người ăn ở cuộc sống rất khó khăn và nơi đây Thánh nữ nhận ơn rửa tôi và sau đó vào dòng tu
  Lộ Đứclà nơi bình an,chốn cầu nguyện không phải là công trình của loài người mà là quyền năng của Thiên Chúa qua trung gian Mẹ Maria truyền cho Bernadette:( Là ta không làm con sung sướng ở đời nầy mà là ở đời sau “)Bernadette chết 1879 và 30 năm sau được bốc xác một trong những bước phong thánh xác minh về thể nhục, có ba lần bóc xác lần cuối vào ngày 18/5/1925 trước sự chứng nghiệm của chính quyền và y, bác sĩ và thi thể hiện quàng tại nnguyện đường dòng kín để mọi người viếng thăm. Bernadette  đã được Đức GH  Pio XI phong thánh ngày  8/12/1933.
Phái đoàn được tham quan 3 nhà thờ lớn: Nhà Thánh Holy Rosary, Nhà Thánh Bernadette , Nhà Thờ Thánh Pio và ngôi nhà thờ  Thánh Phero nơi đây có giếng rửa tội Bernadette. Tất cả các công trình kiến trúc là một kiệt tác.
  
Tây Ban Nha

 Giả Từ Mẹ Lộ Đức  chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình  đến Thánh địa Fatima ( Bồ Đào Nha) sau 3 tiếng thì vào biên giới Tây Ban Nha  . Tây Ban Nha nằm về phía Tây Nam Châu Âu giáp Địa Trung Hải. Diện tích chừng 500 Km2 Dân số 47 triệu 75% theo đạo công giáo. Quê hương của danh họa Picasso và nằm trong dãy Picos Europes với những đồi núi và thảo nguyên tạo quang cảnh rất hùng vĩ của xứ mặt trời. Đoàn dừng chân tại thành phố Salamanca cách thủ đô Marid  250 Km. Salamanc a  chiềucuối Thu lá vàng đầy phố
   Salamanca chiều cuối Thu lá vàng đầy phố,Bà con phải đi bộ trên lá khô một đoạn khá xa để đến khách sạn vì không có lối để xe lớn vào. Hôm nay cha linh hướng phải dâng thánh lễ ngay tại phòng ăn của khách sạn không rượu lễ không chén thánh Cha sở dùng chén và ly tại khách sạn cũng như rượu vang ngoài chợ để làm của lễ cha con dâng lễ và bẻ bánh chia nhau làm tôi nhớ lại buổi tiệc ly của chúa cùng các môn đệ .
  Sang 16/10 trong giờ breakfast thì hướng dẫn viên du lịch đến , cô là người bản xứ nói tiếng anh rất thông thạo. Trước tiên cô đưa chúng tôi đến dâng thánh lễ sang tại nhà thờ của các Soeur dòng kín Dòng Elizaberth , nhà thờ tường mạ vàng và công trình xây dựng gần  một thế kỷ. Dâng Thánh lễ xong . Chúng tôi từ biệt các soeur và gởi gắm một số lời càu nguyện đến thăm trung tâm thành phố nơi đây là khu thương mại một quảng trường rộng không mái che , các thương nhân đến dọn quay và bày bán , xung quanh là những cao ốc là bản doanh của các cơ quan kinh doanh lớn , phía đông là hoàng cung của hoàng hậu cuối cùng của hoàng gia Tây Ban Nha sinh sống. Sau đó viếng nhà thờ chính tòa giáo phận Salamanca nhà thờ xây theo kiểu Gothic có tháp chuông cao và cửa vòng cung, nhà thờ xây dựng trong vòng 230 năm mới hoàn thành. Năm 1947 xãy ra động đất trong lúc dâng thánh lễ nên một cây tháp bị nghiêng ,nhưng không có thiệt hại về nhân mạng, do vậy mỗi khi cuối tháng Mân côi 30/10 hằng năm giáo dân cử một người bận áo quần trắng leo lên  nóc nhà thờ múa hát để tạ ơn. Phái đoàn chụp hình lưu niệm trước cửa trước khi lên xe đi Fatima Bồ Đào Nha , 11 giờ  ra khỏi địa phận Tây Ban Nha theo hướng  Tây Nam qua trạm kiểm soát vào Bồ Đào Nha phải vươt qua bao nhiêu đường hầm có hầm dài hơn cây số dọc theo rặng núi Picos De Europs

  Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha  là quốc gia ở Tây Nam bán đảo Iberia . Có 97% là Công giáo, Mẹ Maria được người dân tôn sùng là Nữ Thần , Đất nước BĐN là nơi gặp gỡ giũa đất liền và biển cả, là đất nước tương phản mà những vẽ đẹp được gìn giữ qua mọi thời gian, là nơi hòa hợp của những huy hoàng của quá khứ và những nét tân kỳ của hiện tại, xứ sở của những cây sồi , tức là cây Ô-Liu và Rượu vang Porto là rượu vang ngon nhất thế giới  . FATIMA là đất thánh  cách thủ đô Lisbon 125 Km. Đoàn ở lại với Mẹ Fatima một ngày và một đêm đi viếng vương cung thánh đường chính,  thánh đường nầy xây năm 1921 ,trong nhà thờ có mộ của Thánh Luxia, Jacinta và Francisco là ba người được Mẹ trao ba mệnh lênh Fatima : Hãy ăn năn đền tội, lần chuổi mân côi và tôn sùng mẫu tâm. Thăm và chụp hình bên gốc cây sồi mẹ hiện ra, Viếng thăm bảo tàng viện, xem video ghi lại bối cảnh lịch sử Fatima trong Chiến tranh thế giới 1914-1918, tham quan các phẩm và tặng vật của các quốc gia dành cho các triều đại giáo hoàng  vô số kể, viên đạn mà kẻ sát nhân ám sát ĐG.H. J Paul được gắn trên mão triều Thiên Mẹ  Fatima trưng bãy trong BTV nầy, nơi đây anh chị em đã ký vào sổ lưu niệm . Đối diện với Thánh đường Fatima là chapel mới xây là nơi dành cho khách hành hương đến cầu nguyện , một số anh em đến sấp mình nơi đây cầu xin Mẹ Fatima ban ơn và che chở cho gia đình, cho quê hương và dân tôc luôn được an bình , thịnh vượng- một số khác đốt nến cầu nguyện  tại địa điểm Mẹ hiện ra . Đặc biệt trên tường phía cửa ra vào có những lời nguyện bằng nhiều ngôn ngữ có cả tiếng Việt

 Ytaly
 Ngày 18/10  Thứ 5 :  5 giờ sáng dâng thánh lễ tại nguyện đường nơi mẹ hiện ra , mỗi phái đoàn chỉ có thời gian 30 phút  cho nên trong bài giảng cha sở chỉ nhắc những điều cần thiết và sau thánh lễ phái đoàn dùng điểm tâm tại Khách sạn và chuẩn bị một cuộc hành trình mới: Về giáo đô La Mã ( Rome)
 Trên đương ra phi trường hướng dẫn viên du lịch hương dẫn đi thăm làng Valinhos nơi mà các em bị bắt giữ nơi đây là một trái đồi trồng Ô-liu và là nơi Mẹ hiện ra lần thứ 4 không phải ngày 13 như thường lệ mà là ngày 19/8/1917 . Đây là khu di tích được bảo quản nguyên trạng từ 1917 đến nay  và chăm sóc  kỹ lưỡng những hành lang , lối đi  từng bậc rất đẹp mắt  chính giữa khu vườn là pho tương Đức Mẹ dành  làm nơi cầu nguyện cho khách vãng lai . Rời  khu vườn Vilinhos chúng tôi đi thăm làng Aljustre  nơi  ngôi nhà  và giếng nước phía sau  nhà Lucia chính đây Thiên Thần hiện ra với Lucia.  Các ngôi nhà củ kỷ , các di tích vẫn còn nguyên vẹn: từ chuồng lừa, bếp nấu, giường nằm vv. Một số anh chị em còn trò chuyện và chụp hình với cháu của Thánh Nữ Lucie  một trong ba người được Đức Mẹ tỏ  mình. Là Lucia, Fracisco và  Jacinta hai anh em Franciisco , Jacinta được Chúa gọi về trước chỉ còn Lucia nhận lãnh 3 mệnh lệnh bí mật vừa mới qua đời và đã được Đức  J Paul II công bố.
    Rời làng Aljustre quê nhà của Lucia, chúng tôi lên xe đi thảng đến Phi trường Lisbon trở lại Paris máy bay cất cánh lúc 11 giờ sáng giờ địa phương đến  Paris  lúc 3 giờ chiều và đổi đường bay đến Rome Thủ đô nước Ý lúc 7 giờ đêm, Cô Jack đại diện Holy Tour đã đem xe chờ chúng tôi và đưa về khách sạn lúc 10 giờ và nghĩ đêm tại nơi đây.
 Sáng ngày 18/10 đi San Giovanni Rotondo ở miền Nam nước Ý để viếng( đền thánh Pio năm dấu thánh (The Shrine Of ST Padre Pio) là Trung tâm hành hương đứng thứ ba trên thế giới. Khởi hành lúc lúc 8 giờ sáng đoạn đường dài 257 miles trên đường ngoài giờ kinh Cha sở review lại  ngày qua về những thu hoạch về đời sống tâm linh, về phong tục và đời sống những nơi đã viếng thăm cũng như nhắc lại những điều cần để ý.. Đến  Rotondo lúc 2:45  Dâng thánh Lễ dưới thi hài của Thánh Francisco và sau đó đi 14 chặng đường Thánh giá viếng thăm các đền thánh và các di tích về cuộc đời Thánh Pio, tham quan căn phòng nhỏ nơi trưng bày quần áo còn in vết máu của dấu thánh, các vật dựng hằng ngày, tòa giải tội, cây thánh giá mà từ đó ngài nhân lãnh ơn thông phần. Tất cả được bảo quản cẩn thận. Viếng thi hài còn nguyên vẹn đặt trong căn hầm  của Đền Thánh Pio đầy ánh hào quan ai bước vào tương chừng như lạc vào nhng chuyện cổ tích mà ta thường nghe tại quê nhà lúc còn nhỏ . Ngài nằm  như một người nằm ngụ rất an bình.
Cha thánh Pio là một tu sĩ đã cống hiến đời mình cho Thiên Chúa, ngài được nhận món quà siêu nhiên của Chúa Kito tặng năm dấu thánh khi ngài cầu nguyện trước tượng Chúa chuộc tội và những vết thương nầy đau đớn và chãy máu cho  đến khi ngài qua đời. Ngài cũng được Chúa và Mẹ đến thăm cá nhân và lien lạc hằng ngày qua thiên thần hộ mệnh. Ngài có năng lực siêu nhiên thông công nói chuyện với các linh hồn .Do vậy cha tận hiến cuộc đời cho những ai tìm đến ngài nhất là các linh hồn nơi luyện ngục. Ngaì qua đời năm 1968 Thọ 81 tuổi,sau 40 năm giáo hội cho khai quật thi hài ngài vẫn còn nguyên vẹn không bị phân hủy ngoài trừ một vài bộ phận nhỏ và cho vào hòm kính trưng bàyNhà Thờ Đức Mẹ đầy ơn sũng ( Santa Maria Delle Grazie) để mọi người chiêm ngưỡng,  nhà thờ xây dựng năm 1956 và khánh thành năm 1959 và được thánh hiến bởi  giám mục Foggia .   Vương cung thánh đường Mẹ đầy ơn sũng không những là một cơ sở tôn giáo mà là trung tâm du lịch đã làm cho miền núi San Giovanni Rontodo trở thành một vùng trù phú không những về phương diện kinh tế, đời sống xã hội mà cả y tế Bệnh viện Thương Khó cha Pio xây dựng năm 1940 và đưa vào hoạt động năm 1956 nhằm phục vụ người nghèo và được xem là bệnh viện hữu hiệu nhất tại Châu Âu
 Đền Thánh Pio  được hoàn thành năm 2004 là một cong trình kiến trúc tân kỳ bởi kiến trúc sư Renzo Piano  Genoan , có thể chứa 6500 chỗ ngồi và ngoài sân chứa 30.000 người. Cả ngoài lẫn bên trong trang trí rất đẹp, các cột được trang trí các hình ảnh về cuộc đời cua Cha Thánh Pio và Thánh Fracisco Assisi.Năm 2010 Thi hài cha Pio dời về chính đền thánh của ngài

Ngày thứ 10( Thứ bảy 19/10).

  Rời San Giovanni Rotondo trên đường đến Loretto 180 miles  viếng Thánh đường Mẹ đầy ơn phước. Trên đường  ghé  thăm  hang Tổng lãnh Thiên Thần Micae nằm sâu trong hang núi, sách có ghi nơi đây Thiên thần hiện ra và giúp đỡ dân địa phương chống lại thú dữ và dịch bệnh và từ dó trở thành linh địa hằng năm có nhiều khách  đến tham quan và xin ơn.  Đây là một eo núi đèo heo hút gió nhờ vậy trỡ thành nơi ồn ào và nhộn nhịp trù phú. Rời hang Tổng lãnh Thiên Thần chúng tôi đến viếng thăm Vương cung thánh đường Mẹ Đầy Ơn Phước tại Thành Phố Loretto, thăm phòng nguyện nguyện và dâng thánh lễ ngay trong ngôi nhà Nazarette, ngôi nhà nầy được thiên thần mang Loretto, khách hành hương rất đông ngày hôm nay .Bài Phúc âm hôm nay “ Mọi tội lỗi có thể đươc tha nhưng xúc phạm đến thánh thần là không thể tha. Con người là loài thụ tao không sao tránh khỏi sự cám dỗ tội lỗi, nhưng không được xúc phạm thần khí Chúa. Phái đoàn nghỉ đêm tại khách sạn San Francesco.
Ngày thứ 11( Chúa nhật 20/10)
  Từ giả  Loreto lúc 7:50 - đi Assisi . trên đường đến Assisi ghé viếng Vương cung Thánh đường “ Đức Mẹ các Thiên Thần nằm giữa Loreto và Assisi nơi đây Thánh Phanxico về tu học và chết tại đây , xác ngài chôn tại đây. Đặc biệt sau nhà thờ có vườn hồng không có gai. Phái đoàn đã thăm viếng và chứng kiến Bức tượng ngài trên bàn tay lúc nào cũng có con chim bồ câu đậu trong lòng bàn tay. Truyền rằng Thánh Phanxico rất yêu thích thiên nhiên và chim trời ngài rất gần gũi với chúng . Ngài cũng được nhận ân huệ năm dấu thánh Như Cha Thánh Pio
 Assisi là thành phô có 30.000 dân, cách Rome 175 Km  là nơi sinh của thánh Francisco và Thánh Nữ Clare. Thánh  Phanxico con của một phú hộ chuyên nghề xuất nhập cảng tơ lụa ,sinh năm 1182 và mất 1226 .
Thánh Phanxico trải nghiệm và chứng kiến những mảnh đời nghiệt ngã trong xã hội. Từ đó đã nãy sinh ý tưởng phục vụ. Cha ngài muốn ngài phải trở thành một thương nhân để cai quản sự nghiệp , nhưng ông đã từ chối ,Ông gia nhập quân đội hai năm và sau đó giải ngũ và sau đó ngài sống đời tận hiến gom góp của cải để xây nhà thờ và lập dòng. Dòng Phanxico là do ngài lập ra và ngài là bổn mạng của Đức Thánh Cha Francisco hiện nay
 Thánh Nữ Clare sinh năm 1194 là một thiếu nữ xinh đẹp, con nhà giàu nhưng được ơn Chúa Bà đã từ bỏ và theo Thánh Phanxico lập dòng” chị em hèn mọn) nhằm chăm sóc bệnh nhân, giúp người hèn mọn, họ sống khắc khổ trong tinh thần phục vụ .Đến 20 tuổi Bà đươc Cha Phanxico cử làm bề trên. Thánh Nữ Clare từ trần ngày 11 tháng 8 năm 1253 chỉ hai năm sau được  phong thánh và được chôn tại nhà thờ San Giorgio. Ngày 15/6/1255  Đức giáo hoang Alexander IV Phong thánh là Saint Clare Thành Assisi. Nhà Thờ  Saint Clare hoàng thành năm 1260. Sáu trăm năm sau Thi hài Saint Clare được chuyển về nhà thờ mới là Basilica Of Saint Clare. Thánh Phanxico và Saint Clare là hai người bỏ gia đình, bỏ giàu sang quyền quý vát thánh giá chúa
 Để tưởng niệm công đức Thánh Phanxico Giáo hội cho xây Vương cung thánh đường Basilica of –St Phanxico Assisi hoàn thành 1280 có hai vương  thượng và vương cung hạ nằm trên trái núi trước đây là khu vực dùng làm bải xử tội nhân cho nên người ta gọi là vùng địa ngục nhưng khi thánh Phanxico về lập dòng trở nên thành phố Thiên Đàng đó là tên do dân đại phương thường gọi. Assisi chỉ võn vẹn có 2000 cư dân nhưng có đến 5 triệu khách hành hương mỗi năm thật là ân huệ của Thiên Chúa dành cho.
Thánh đường rộng 50m X 80m cao 18 m xây hai tầng là một trong điểm của thế giới nghệ thuật, nội thất trang trí theo kiểu Gothic sáng sủa , đầy màu sắc, mặt tiền theo kiểu La Mã  có cửa sổ hoa hồng , khảm đá mosai vàng
Vương cung Thánh đường h xây trước và nơi đây  ghi lại những hình ảnh và cuộc sống khó nghèo của ngài và thi hài của ngài được bảo vệ kỷ lưỡng vì trước đây sợ đánh căp, Phái đoàn dâng thánh lễ nơi đây lúc 3 giờ chiều. Xong Thánh  lễ tiếp tục tham quan các nơi xung quanh Thánh đường và sau đó về lại khách sạn  .
Ngày thứ 11 thứ hai (21/10).
 Đây là chặng cuối cùng trong cuộc hành hương phái đoàn trở về  Roma Thủ đô của Nước Ý và Vatican giáo đô của giáo hội. công giáo  .Trong 11 ngày  Chúng tôi đã dùng chiếc xe bus để làm nơi cầu nguyên , những tiếng cầu kinh đi từ đông sang Tây, từ nam xuống bắc, qua bao nhiêu đồi núi, phố phường mà chúng tôi để lại  những lời  kinh nguyện của những đứa con của Mẹ Việt nam có quá nhiều  thương đau và khổ lụy ! Xin Chúa thương xót chúng con.
Ý Đại lợi là một đất nước có bề dày lịch sử Thiên Chúa giáo , đã giữ lại vô số di sản  của nền văn minh cổ đại, những kiến trúc theo kiểu Gothic. Giáo đô La Mã có khoảng 80 nhà thờ lơn nhỏ
 Giáo đô Vatican nằm quận của Rome được bao bọc bằng bức tường cao, là  quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, và cũng là quyền lực nhất thế giới, được cai trị bởi Đức Giáo Hoàng, đó vị vua tuyệt đối của châu Âu.  Có cơ chế chính quyền và quân đội riêng chừng 100 vệ binh người Thụy Sĩ, quân  phục sọc đỏ, vàng, và màu xanh truyền thống, và cầm pikes thế kỷ 15, trong thực tế có những người lính được đào tạo chịu trách nhiệm về an toàn cá nhân của Đức Giáo Hoàng.  Vatican bao gồm các nhà thờ lớn nhất là nhà thờ  St Peter xây dựng từ năm 1506 đến năm 1626 mới hoàn tất rộng 80 mẫu, bên trong trưng bày những hình ảnh  của nhưng danh họa lừng danh trên thế giới như Raphael; Bemini, Michelanglo với kiệt tác “La Pieta Mẹ sầu bi” nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo, nơi thu hút khách hành hương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Không chỉ là các tỷ lệ áp đảo (mái vòm, được thiết kế bởi Michelangelo tháp cao 136m trên sàn) nhưng như vậy  có  hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được trang trí bên trong nhà thờ. Properties của Tòa Thánh- thành phố Roma được hưởng quyền xuyên biên giới là một phần của di sản thế giới UNESCO.

 
 La Mã là thủ đô của đế chế La Mã ngày nay là Roma là thủ đô Ý  nằm trung tâm của  đất nước có hình dáng giống chiếc giày và là một trung tâm văn hóa – kinh tế, thương mại, chính trị hàng đầu của nước Ý. Dân số vào khoảng 2,5 triệu người, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu. Thành phố tọa lạc trên hợp lưu của sông Aniene vào sông Tiber. Rome cổ đại được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau nên được gọi là thành phố 7 quả đồi. Trong thành phố có công trình kiến trúc cổ như quảng trường, nhà thờ, tu viện, hoàng cung, trường đấu mãnh thú, miếu thần, pháo đài cổ, các tượng thần, vòi phun nước Trevi

Đến thăm Rome, quý khách sẽ được chứng kiến tận mắt các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, có cảm giác như đang
viếng thăm  một viện bảo tàng khổng lồ. Rome cũng khá nổi tiếng với những món ăn ngon, khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới không những được biết đến với kiến trúc đẹp mà còn được dịp nếm thử một số món ăn truyền thống của rome. Tất cả các con đường đều hướng về Rome nên có câu” đi đâu cũng về La Mã là vậy)
Ngày thứ 12/ Thứ hai (21/10)
    Viếng hang Toại đạo( nghĩa trang chôn những người chết vì đạo) nằm ngoại thành Roma nơi chôn cất hơn 120 ngàn nạn nhân trong đó có cả  Thánh Phao lo Lô và Phero, Hang nằm sâu 20 mét  dưới lòng đất  với những ngôi mộ chất chồng . Nếu ai đã xem những phim  võ hiệp Hồng Kong  với những hang động bí mật cất giấu những bí kiếp  như phái cổ mộ trong Thần d9ieu hiệp lữ thì hang toại đạo giống như vậy , chúng tôi phải đi xuống hầm với nhiều lối đi ngoằn ngoèo nhờ có gắn dạ quang  nếu không sẽ bị lạc lối. Có một số anh chị em không dám vào. Ra khỏi hang ,cha sỡ đã dâng thánh lễ sáng tại nguyện đường xây trên hang vào thế kỷ thứ IV sau 1000 năm mới tìm lại và đã được Thánh hiến. 
    Tiếp tục đoàn đến viếng Điện Sistine là trái tim của bảo tàng viện Vatican rộng 55 ngàn mét vuông, xây vào thế kỷ 16 bởi Đ.G.H. Julius II là bảo tàng lớn nhất với những tác phẩm quý giá nhất thế giới trưng bày trong không gian rộng lớn ai bước vào ai cũng cảm thấy choáng mắt với những trang trí bên trong  giáo , hơn    850 ngàn quà tặng của các quốc gia và tôn giáo khác . Khách vào thăm viếng phải ăn bân chỉnh tề và phải qua hệ thống kiểm tra an toàn . tuyệt đối không quay phim, chụp hình.  Diện Sistine do nhiều triều đại giáo hoàng nên có nhiều màu sắc khác nhau.  
 Viếng Đền Thờ Thánh Phero ( St Piter)
Ðền Thờ Thánh Phêrô là thành quả công trình tái thiết đầy công phu ngôi Ðền Thờ cổ kính do Hoàng Ðế Costantino kiến thiết vào năm 320. Ðể xây Ðền Thờ mới, người ta đã mất khoảng 120 năm, tính từ đầu thế kỷ 16, dưới sự điều khiển của 12 kiến trúc sư, trong đó có những người nổi tiếng như Bramante, Michelangelo, Raffaello và Maderno. Cả Ðền Thờ cũ cũng như Ðền Thờ mới đều được xây trên mộ của Thánh Phêrô tông đồ, được an táng trên sườn đồi Vatican, trong khu vực nghĩa trang cạnh hí trường của Hoàng Ðế Nerone. Mái vòm to lớn của Ðền Thờ Thánh Phêrô do Michelangelo vẽ kiểu nhìn xuống thành Roma, trở thành điểm hội tụ lý tưởng nhắc nhớ ngôi mộ đơn sơ của Thánh Phêrô, là Ðá Tảng trên đó Chúa Kitô đã xây dựng Giáo hội của Ngài.
Hàng cột vòng do kiến trúc sư Bernini thiết kế giống vòng tay mở rộng như một dấu hiệu tiếp đón yêu thương, nhấn mạnh ý tưởng Mẹ Giáo hội, trong Chúa Kitô, trở thành một cộng đoàn các anh chị em, thuộc nhiều dân nước khác nhau.
1. Ðền Thờ Thánh Phêrô thời Hoàng Ðế Costantino  ( phỏng theo tài liệu )
Trong khu vực hí trường của Hoàng Ðế Nerone, giữa sông Tevere, đồi Gianicolo và Vaticano – nơi mà Hoàng Ðế La Mã đã ra lệnh hành hình các tín hữu Kitô, – theo truyền thống, cũng là nơi thánh Phêrô chịu tử đạo, và thi hài ngài được an táng tại nghĩa trang đó cùng với các vị tử đạo khác. Hí trường này do hoàng đế Caligola (37-41) khởi xướng và được Nerone (54-68) hoàn tất. Ban đầu hí trường được dùng làm nơi đua xe ngựa, và về sau làm nơi các giác đấu đánh nhau với các dã thú.
Ðức Anacleto, vị Giáo Hoàng thứ 3 của Giáo Hội, từ năm 77 đến 88, đã thiết lập một nhà nguyện nhỏ dâng kính Thánh Phêrô. Về sau, Hoàng Ðế Costantino cho thiết lập tại nơi đó ngôi thánh đường vĩ đại gồm 5 gian và tồn tại cho đến cuối thế kỷ 15.
Các văn sĩ thời đó kể lại: năm 324, Hoàng Ðế Costantino ngự xuống khu vực Vaticano với quân gia hùng hậu, và phủ phục trước mộ Thánh Phêrô, cởi bỏ hoàng bào, cầm chiếc xẻng lớn và chính ngài bắt đầu đào, xác định khu vực xây đại Vương Cung Thánh Ðường mới. Hoàng Ðế cũng đổ đầy và vác trên vai 12 giỏ đất như một cử chỉ tôn kính 12 Tông Ðồ. Con của ngài là Hoàng Ðế Costante đã được vinh dự hoàn tất công trình to lớn xây cất Ðền Thờ vào năm 349, sau 25 năm kiến thiết.
Các bức họa và hình khắc cổ kính cho thấy Ðền Thờ do Hoàng Ðế Costantino xây cất không khác lắm so với các Vương Cung Thánh Ðường Kitô khác ở Roma, xét về cơ cấu kiến trúc. Nhưng qua các thế kỷ, Thánh Ðường này càng trở nên phong phú nhờ sự quan tâm đặc biệt của các vị Giáo Hoàng cũng như của các ông hoàng Ý và nước ngoài.
Sự biến cải Ðền Thờ Thánh Phêrô diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong 12 thế kỷ, Ðền Thờ này được trang điểm phong phú hơn với những bức tường được gắn cẩm thạch, các bàn thờ được tô điểm hơn, và các hậu cung Ðền Thờ được trang trí bằng những bức tranh khảm. Ðá cẩm thạch quí giá được gỡ từ các đền đài dinh thự ngoại giáo hoặc được đưa từ Ðông Phương về, các gỗ hương được cắt từ những rừng xứ Liban, kim loại bóng loáng, những cánh cửa đồng từ vùng Bizantine với vải vóc do các thương gia miền Venezia nhập cảng, các men từ các công xưởng miền Lomoge, kiếng từ vùng Renana, các bức thảm từ Thổ Nhỉ Kỳ, Arập Sicilia, vải vóc của Ý, Anh, Tây Ban Nha, các đèn và bình hương bằng vàng bạc, tất cả được dùng để trang trí cho Ðền Thờ, nhà dành cho Linh Mục, cũng như các nhà nguyện, bàn thờ và các tượng đài khác.
Các Hoàng Ðế và Vua Chúa đến Ðền Thờ Thánh Phêrô để được các Ðức Giáo Hoàng phong vương: Carlo Ðại Ðế là vị đầu tiên được Ðức Leo III (795-816) đội triều thiên tấn phong vào dịp lễ Giáng Sinh năm 800. Sau khi chào Hoàng Ðế với danh hiệu “Carlo Augusto Ðại Hoàng Ðế Thái Bình của dân Roma”, ÐGH dùng dầu thánh xức cho Hoàng Ðế và thắt gươm cho ông giữa tiếng reo vui mừng của người Pháp và Ý. Sau vị Ðại Ðế này, những người kế vị ông là Lotario và Ludovico II, và bao nhiêu vị khác cho đến Federico III đều được phong vương trước mộ Thánh Phêrô Tông Ðồ. Cũng như hòn đá ở Campidoglio (nay là Tòa Ðô Sảnh Roma), giữ gìn tinh hoa sống động nhất của tinh thần Roma trong thời Trung Cổ và Phục Hưng, tảng đá phủ thi hài Thánh Phêrô được coi là nơi cực thánh của thế giới Kitô giáo, được bao nhiêu tín hữu sùng mộ, hầu như hơn cả Thánh Mộ ở Giêrusalem.
 2. Xây Ðền Thờ Thánh Phêrô mới
Vaticano chỉ là nơi các vị Giáo Hoàng cư ngụ từ năm 1377 và trước khi giáo triều được chuyển sang Avignon (1309-1377) miền nam nước Pháp, dinh của các vị Giáo Hoàng tọa lạc tại Laterano.
Trong 73 năm Ðức Giáo Hoàng ở Avignon, Ðền Thánh Phêrô bị bỏ hoang đến độ hầu như không thể trùng tu được. Thực vậy, sau một ngàn năm huy hoàng, Ðền Thánh Phêrô do Hoàng Ðế Costantino xây bắt đầu có những dấu hiệu tàn lụi, nhất là nơi các bức tường, đặc biệt là những tường phía nam. Những tường này được xây trên những gạch vụn của hí trường và các dinh thực cổ kính khác.
Vì thế, các vị Giáo Hoàng đã nảy ra ý tưởng xây lại hoàn toàn một Ðền Thờ mới. Nói đúng ra, không phải chỉ vì nhu cầu cần phòng ngừa nguy cơ Ðền Thờ cũ sụp đổ, nhưng còn vì tinh thần thời đó không nhận ra nơi Thánh Ðường cũ kỹ ấy sự huy hoàng vĩ đại như thời Phục Hưng đòi hỏi. Ðức Giáo Hoàng Nicolo V (1447-1455) là người đầu tiên đã đi tới quyết định tiến hành việc xây Ðền Thánh Phêrô mới, và ủy thác cho kiến trúc sư Bernardo Rossellino nhiệm vụ xúc tiến. Theo dự án của nhà kiến trúc này, Ðền Thờ mới có một cổng phía trước và có hình thánh giá Latinh, với một mái vòm lớn ở giữa và khu hậu cung có hình bán nguyệt.
Sau khi phá hủy một số phần của Ðền Thờ, người ta bắt đầu xây khu hậu cung Ðền Thờ mới. Nhưng Ðức Giáo Hoàng Nicolo qua đời vào tháng 3 năm 1455, nên công trình xây cất bị ngưng lại. Các vị kế nghiệp dường như từ bỏ ý tưởng xây Ðền Thờ mới, và chỉ nghĩ tới việc trang trí và phong phú hóa Ðền Thờ cũ. Mãi cho đến thời Ðức Giáo Hoàng Giulio II della Rovera (1503-1513) mới tiếp tục công trình bị bỏ dỡ dang, do ý muốn tìm một chỗ xứng đáng cho lăng tẩm của mình, và Michelangelo dã trình bày họa đồ cho ngài. Khi Michelangelo tới Ðền Thánh Phêrô xem nơi nào có thể đặt mộ của ÐGH Giulio II, ông thấy nơi thích hợp nhất chính là khu hậu cung mới do Ðức Nicolo V khởi công xây cất và ông khuyên Ðức Giáo Hoàng tiếp tục xây cất. ÐGH hỏi phí tổn sẽ là bao nhiêu, Michelangelo trả lời là 100 ngàn đồng vàng. Ðức Giulio đáp: “Hãy làm với 200 ngàn đồng”, và ngài sai hai kiến trúc sư San Gallo và Donato Bramante đi xem địa điểm, và ngài muốn xây lại Ðền Thờ hoàn toàn mới.
Khi Bramante nhận lệnh của ÐGH Giulio II (1503-1513) phá bỏ Ðền Thờ cũ để xây Ðền thờ mới, tức là Ðền Thánh Phêrô ngày nay. Dân Roma kinh ngạc theo dõi việc phá Ðền Thờ cũ và họ đặt tên cho ông Bramante là “Kiến trúc sư phá nhà”.
Trong những năm ấy, nhiều dự án nối tiếp nhau, cho đến khi Michelangelo lúc đó đã gần 70 tuổi, bắt đầu xây mái vòm. Sau khi Michelangelo qua đời (1564), 4 kiến trúc sư khác tiếp tục. Mặt tiền do Carlo Maderno làm xong năm 1614.
Ngày 18-11-1626, Ðức Giáo Hoàng Urbano VIII thánh hiến Ðền Thờ mới, nhân kỷ niệm 1300 năm thánh hiến Ðền Thờ do Hoàng Ðế Costantino thiết lập.
Về sau, kiến trúc sư Giuseppe Valadier đã thực hiện hai đồng hồ ở mặt tiền đền thờ vào năm 1822. Dưới đồng hồ bên trái có quả chuông chu vi 7.2 mét, nặng 9.3 tấn.
II. Vài Ðặc Tính Của Ðền Thờ
1. Ðền Thánh Phêrô vẫn được coi là thánh đường có kích thước lớn nhất thế giới Kitô giáo. Theo kiến trúc sư Giuseppe Valadier (1812): từ nền tầng hầm Ðền Thờ tới mái vòm cao 136 mét, từ nền Ðền thờ là 133 mét. Nguyên diện tích đền thờ, không kể nhà mặc áo, có diện tích hơn 2 hécta, tức là 22,067 mét vuông. Mặt tiền đền thờ, giống như một sân bóng đá, cao 46 mét và chiều ngang 115 mét. Các coat cao gần 29 mét, đường kính 2.65 mét. Tiền đường từ vòng cung Carlo Magno tới vòng cung Costantino dài 140 mét. Chiều ngang đền thờ là 150 mét; chiều dài đền thờ là 187 mét (Ðền thờ Thánh Phaolô của Anh Giáo ở London dài 152.20 mét, nhà thờ Chính Tòa Milano dài 134.17 mét, nhà thờ Chính Tòa Cologne dài 132 mét, nhà thờ thánh Petronio ở Bologna dài 131.73 mét, đền thánh Phaolô ngoại thành ở Roma dài 126.64 mét). Ðền Thánh Phêrô có thể chứa được 54 ngàn người nếu đứng chật hết mọi chỗ kể cả các gian lối đi, nhưng thực tế, trong các đại lễ ÐTC cử hành, thường chỉ có 10 ngàn người ngồi dự lễ.
2. Trong Ðền Thờ có 46 bàn thờ, bàn thờ cuối cùng được Ðức Piô 9 (1846-1878) thánh hiến ngày 16-1-1856. Có 9 bàn thờ dâng kính Ðức Mẹ dưới nhiều tước hiệu khác nhau.
Tầng hầm đền thờ: nền tương ứng với nền nguyên thủy từ thời hoàng đế Costantino. Trong tầng hầm này có nhiều nhà nguyện chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ. Mộ của 147 trong tổng số 264 giáo hoàng cũng được đặt tại đây.
3. Cửa Thánh. Trong số 5 cửa vào Ðền Thờ, có một cửa chỉ được mở ra vào Năm Thánh. Cửa năm Thánh 2000 đã được ÐTC mở trong đêm vọng giáng sinh 24-12-1999. Cửa này được đóng lại vào ngày 6-1-2001.
4. Mái vòm Ðền Thờ có chu vi bên trong là 42.7 mét và chu vi bên ngoài là 58 mét, và cao 50.35 mét. Tính từ nền tới đỉnh cao nhất của mái vòm với thánh giá là 135.2 mét. Thánh giá trên đỉnh cao 4.87 mét và thanh ngang rộng 2.65 mét. Trọng lượng của mái vòm theo các nhà toán học Boscovich, Le-Leur và Lacquer, là 56,208,837.46 kílô.
Ngoài 2 cầu thang vòng mà các du khách leo lên mái vòm, còn có 9 cầu thang khác, 7 cái lớn và 2 cái nhỏ, mặc dù đi từ bên trong Ðền Thờ, nhưng đều dẫn tới cùng một đích điểm.
Bàn thờ chính của Ðền Thờ, được gọi là bàn Thờ Tuyên Xưng đức tin, được xây ngay bên trên mộ Thánh Phêrô theo lệnh của Ðức Clemente VIII (1592-1605). Bàn thờ có tán che và 4 cột vòng bằng đồng chống đỡ, do Bernini thực hiện. Tượng các thiên thần ở trên mỗi góc cao 3.5 mét. Tán che đền thờ được khánh thành ngày 29-6-1633.
Dưới bàn thờ này, có một bàn thờ khác của Ðức Giáo Hoàng Callisto II (1119-1124), và bên dưới đó, lại có một bàn thờ khác nữa của Ðức Gregorio Cả (590-604). Ði xuống sâu hơn, người ta gặp một khối hình vuông, bọc cẩm thạch trắng và đá vân đỏ. Ðó là đài do Hoàng Ðế Costantino thực hiện để kính nhớ Thánh Phêrô Tông Ðồ và có lẽ trong dịp lễ tưởng niệm chiến thắng của ông tại Cầu Milvio ngày 28-10-312.
5. Tượng thánh Phêrô bằng đồng, có từ thế kỷ 13, được tôn kính trong Ðền Thờ: chân phải của ngài bị mòn nhiều vì sự hôn kính của hàng triệu tín hữu qua dòng thời gian, kể từ khi Ðức Piô IX ban ân xá 50 ngày cho những ai hôn chân này sau khi đi xưng tội.
Theo một truyền thống cổ kính, ngày 29-6 mỗi năm, lễ thánh Phêrô, người ta mặc phẩm phục giáo hoàng cho tượng thánh Phêrô. Năm 1798-1799, lễ nghi mặc áo bị chính quyền cộng hòa cấm, tạo nên sự bất mãn rất lớn nơi dân Roma, vốn rất trung thành với truyền thống, khiến cho bộ trưởng tư pháp phải cho mặc áo, ngoại trừ chiếc mũ ba tầng.
6. Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi (Pietà) – ở bên tay phải, khi mới bước vào Ðền Thờ -, bằng cẩm thạch trắng, diễn tả Mẹ Maria đang ẵm xác Chúa Giêsu từ trên thánh giá mới tháo xuống, do Michelangelo thực hiện năm 1500 khi mới 25 tuổi và là tác phẩm duy nhất mang chữ ký của ông. Tên ông được khắc vào vệt áo băng qua ngực Ðức Mẹ. Cho đến năm 1972, du khách có thể đến gần ngắm tượng, nhưng một người điên Hungari, quốc tịch Úc, đã leo qua rào dùng búa đập vào tượng nhiều lần trước khi bị cản lại. Mũi Ðức Mẹ bị đập vỡ. Người ta thu thập các mảnh vở và gắn lại. Hiện nay người ta đặt kính chắn đạn để bảo vệ kiệt tác nghệ thuật này, nhưng khách viếng thăm cũng khó chiêm ngưỡng pho tượng này hơn so với trước kia.
7. Trong số ngôi mộ của các nhân vật trong Ðền Thờ thánh Phêrô, có 3 phụ nữ là nữ bá tước Matilde di Canossa, hoàng hậu Cristina Thụy Ðiển, và Maria Clementina, hoàng hậu Anh Quốc. Hoàng Hậu Cristina thoái vị sau khi trở lại Công Giáo và được mời tới sống trong triều đình Giáo Hoàng và qua đời tại Roma năm 1689. Tượng trình bày cảnh bà chịu phép rửa lần thứ hai Innsbruck.
III. Mặt Tiền Ðền Thờ
Mặt tiền Ðền Thờ Thánh Phêrô được thực hiện trong vòng 8 năm trời với 700 công nhân và hoàn thành năm 1614.
Ðể chuẩn bị đón mừng Năm Thánh 2000, Ban Quản Ðốc Ðền Thánh Phêrô đã cho tu bổ toàn diện mặt tiền Ðền Thờ, lần đầu tiên kể từ khi được hoàn tất, không kể một lần thanh tẩy vào năm 1985 với kinh phí 2 triệu mỹ kim do Hội Hiệp Sĩ Colombo tài trợ. Lần thanh tẩy đó có nhiều thiếu sót vì dụng cụ không thích hợp.
Công trình thanh tẩy tu bổ toàn bộ được hoàn tất cuối tháng 9-1999 sau gần 2 năm rưỡi tiến hành, từ tháng 3-1997.
Trong giai đoạn đầu tiên, mấy chục chuyên viên đã sử dụng các dụng cụ tối tân để trắc nghiệm mặt tiền Ðền Thờ với phương pháp siêu âm, âm hưởng điện từ và kính hiển vi điện tử. Các kỷ thuật này từ lâu vẫn được ENI, Công ty dầu hỏa Ý, dùng trong lãnh vực dầu hỏa. Quang tuyến X được xử dụng để xác định cơ cấu phân tử của mặt tiền Ðền Thờ và những ô nhiễm. Tiếp đến, họ tẩy sạch lớp đá cẩm thạch trắng đã bị hoen ố, bụi bặm và khói xe bám vào với thời gian, bằng cách dùng các dụng cụ như máy xịt cát mịn, các vòi nước, hoặc các máy khoan nhỏ và máy cạo.
Việc thanh tẩy và tu bổ toàn diện là điều cần thiết vì không khí tại Roma bị ô nhiễm cao độ. Mặt tiền Ðền Thờ Thánh Phêrô được xây bằng lớp đá cẩm thạch có những lỗ li ti rất dễ bị thương tổn vì những lớp sương mù trộn với khói xe ở Roma. Thêm vào đó, mưa át-xít cùng với mốc meo ở trong những lỗ nhỏ trên lớp đá tiếp tục ăn mòn các cột, các góc cạnh và 13 pho tượng trên mặt tiền Ðền Thờ. Vì thế, chỉ trong vòng 10 năm sau khi thanh tẩy, mặt tiền Ðền Thờ cũng đã bị hư hại nhiều và cần được chỉnh trang toàn bộ và sâu rộng hơn.
Một lý do khác khiến cho các vị hữu trách quyết định tiến hành việc tu bổ, đó là một cơ hội tốt đẹp nhân dịp Ðại Năm Thánh 2000, và đặc biệt là có sự tài trợ của ENI, Công ty dầu hỏa Ý có chi nhánh tại 80 quốc gia. Công ty này ý thức trách nhiệm của mình vì đã sản xuất và buôn bán dầu hỏa, nên cũng đã góp phần gây nên nạn không khí ô nhiễm làm hư hại mặt tiền Ðền Thờ Thánh Phêrô, nên cũng cảm thấy có trách nhiệm phải góp phần sửa chữa thiệt hại bằng cách dành một phần tài nguyên kỹ thuật của mình cho công cuộc tu bổ này. Tổng số tài trợ lên tới 9 triệu mỹ kim.
 IV. Quãng Trường Thánh Phêrô
Quãng trường Thánh Phêrô hình bầu dục, một chiều dài 196 mét, và chiều rộng 148 mét, với diện tích khoảng 4 hécta và có hàng cột vòng cung bao quanh như vòng tay chào đón tín hữu. Hàng cột này do kiến trúc sư Bernini kiến thiết, tổng cộng có 284 cột, mỗi bên 142 cột, đường kính ở vòng lớn nhất đường kính 1.45 mét. Các cột được xếp thánh hàng 4, với 3 lối đi, lối giữa rộng nhất. Hàng cột cao 18.60 mét, bên trên có 140 pho tượng, cao 3.24 mét do các môn đệ của Bernini thực hiện trong khoảng thời gian từ 1656 đến 1667.
Từ cây tháp bút ở giữa quảng trường tới mặt tiền Ðền Thờ có khoảng cách 191 mét, trong khi khoảng cách giữa hai tượng thánh Phêrô và Phaolô là 76.73 mét.
Trên mặt tiền Ðền Thờ, có các pho tượng cao 5.65 mét. Các tượng này nếu nhìn gần thì thấy rất là thô kệch và sơ sài. Nhưng chúng được tạc để nhìn từ xa.
V. Tháp Bút
Tháp bút ở giữa quảng trường Thánh Phêrô là một khối đá hình kim tự tháp bằng đá vân cương đỏ ở Ðông Phương, thoạt đầu được Caio Cornelio Gallo, tổng trấn Ai Cập, dựng lên để tôn vinh bản thân. Về sau được Eliopoli đưa về Roma theo ý muốn của hoàng đế Nerone, với mục đích tuyên dương hí trường do ông khởi xướng. Tháp bị đổ và bỏ rơi trong nhiều thế kỷ, cho đến khi được một vài vị Giáo Hoàng để ý tới (Nicolo V 1447-1455, Phaolô II 1464-1471, Phaolô III 1534-1549). Các vị muốn cây tháp này được đặt trước Ðền Thờ Thánh Phêrô, nhưng sự khó khăn trong việc di chuyển và dựng tháp khiến cho nhiều kiến trúc sư nản chí, mãi cho đến đời ÐGH Sisto V (1585-1590), dự án đó mới thành hình.
Tháp được khởi công di chuyển ngày 30-4-1585 và được dựng tại quảng trường ngày 10-9-1585. Công trình này đòi sự hợp lực của hơn 900 người, với 140 con vật và dùng 47 cần trục cùng với 5 đòn bẩy thật mạnh. Qui luật được ban hành trong công trình dựng tháp là các công nhân phải tuyệt đối giữ im lặng và chỉ được nhận lệnh từ kiến trúc sư Domenico Fontana mà thôi. Ngoài ra, dân chúng hiếu kỳ không được đến gần. Ðức Sisto V còn ra lệnh phạt tử hình những người vượt quá ranh giới, và gây tiếng ồn ào.
Theo một lưu truyền từ năm 1770, trong khi tiến hành công việc, thì những sợi dây thừng đỡ tháp bút bắt đầu giãn ra và có nguy cơ bị đứt. Tình trạng thật nguy hiểm. Một trong những người thợ là ông Bresca, vốn là một thủy thủ đã quen với các dây chão, ông ta hô lớn: “Hãy đổ nước vào các dây thừng”. Nhận thấy tình trạng nguy ngập, kiến trúc sư Domenico Fontana vội ra lệnh thi hành ngay lời khuyên đó, và tai nạn được tránh thoát.
Sau khi hoàn thành công việc dựng tháp, thủy thủ Bresca ấy đã được thưởng thay vì bị tử hình. Ông được triệu tới trước mặt ÐGH và ngài yêu cầu ông hãy xin một ơn. Ông Bresca đã xin cho mình và dòng dõi được đặc ân cung cấp lá dừa cho Tòa Thánh để làm lễ nghi Chúa Nhật Lễ Lá. Lời thỉnh cầu được chấp nhận và ngày nay gia tộc Bresca ở miền Liguria vẫn cung cấp lá dừa cho Vaticano.
Năm 1586, Ðức Sisto cho đặt trên tháp một cây thánh giá lớn bằng sắt, trong có chứa mảnh thánh giá thật của Chúa Giêsu. Ở bệ tháp có khắc chữ: “Ðây là thánh giá của Chúa. Các quyền lực đối nghịch hãy trốn chạy. Sư tử của chi tộc Giuda đã chiến thắng”. Ngoài ra còn có câu: “Chúa Kitô chiến thắng. Chúa Kitô hiển trị. Chúa Kitô thống trị. Chúa Kitô bảo vệ dân ngài khỏi mọi nghịch cảnh”.
Tổng cộng từ bệ lên tới đỉnh tháp bút cao 41.23 mét và nặng 312 tấn.
Hai bên có hai bể nước (fontaine) khổng lồ giống nhau, mỗi phút có 38,400 lít nước đổ vào. Vòi nước phun có thể lên cao 14 mét.
VI. Mộ Thánh Phêrô
Như đã nói trên, khu vực xây Ðền Thờ Thánh Phêrô trước kia là một nghĩa trang thời La Mã, và được khám phá trong thập niên 1930, được khai quật trong hai đợt: từ 1939 đến 1949, rồi từ 1953 đến 1958. Hai hàng nhà mồ với những hốc mộ được khám phá, với rất nhiều bích họa, tranh khảm, cùng với một khu vực với những ngôi mộ đơn sơ hơn.
Các cuộc khai quật dưới Bàn Thờ tuyên xưng Ðức Tin đưa tới sự khám phá mà Ðức Phaolô VI tuyên bố ngày 26-6-1968: “Hài cốt thánh Phêrô được nhận diện đến độ chúng tôi coi là có lý”.
Từ đó đến nay, công việc này vẫn được tiếp tục và đồng thời cũng được mở cho các du khách thăm viếng kể từ năm 1975. Nhưng trong những thập niên gần đây, nghĩa trang dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô đang bắt đầu có lỗ và bị lở. Theo các chuyên gia, một vấn đề lớn là sức nóng do hệ thống đèn điện cùng với sức nóng do cơ thể của 250 du khách mỗi ngày đến viếng thăm phát sinh ra. Sức nóng đó làm nảy sinh rêu và mốc từ tường của các ngôi mộ, đồng thời tạo nên các lỗ nhỏ, các nấm mốc, muối và dần dần làm hư hỏng các di tích lịch sử này. Thực tế là nhiều bức bích họa vẽ trên tường các ngôi mộ cổ dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô đã bị phai nhạt, cùng với các hàng chữ viết trên tường. Một số nhà mồ trước kia được mở cho du khách thăm viếng, nay bị đóng lại, vì bị hư hỏng. Một phần của nghĩa trang ở dưới mức sông Tevere gần đó, nên sự ẩm thấp là một vấn đề liên tục, nhất là ở khu vực phía đông của nghĩa trang.
Ðể góp phần tu bổ và cứu vãn mộ Thánh Phêrô cũng như các ngôi mộ khác, công ty điện lực của Ý, tên là ENEL, đã tình nguyện tài trợ dự án với phí tổn khoảng 1 triệu 700 ngàn mỹ kim. Trong những năm gần đây, Công ty ENEL đã góp phần tài trợ việc thiết lập các hệ thống đèn điện cho các đền đài công cộng và nhiều nhà thờ tại Ý. Những ngân khoản đó được rút tù số tiền lời do sự gia tăng tiêu thụ năng lượng điện ở nước này.
Dự án tu bổ Mộ Thánh Phêrô và cải tiến việc bảo trì nghĩa trang bên dưới Ðền Thờ kéo dài nhiều năm trời, và trong giai đoạn thứ nhất, cho tới tháng 11 năm 1999, có biện pháp giới hạn số người thăm viếng nghĩa trang dưới hầm Ðền Thờ Thánh Phêrô. Trong Năm Thánh 2000, việc viếng thăm đang được mở lại theo mức độ cũ, rồi sau đó, lại bị giới hạn. Hãng ENEL dùng những kỹ thuật tân kỳ nhất để thẩm định đầy đủ tất cả những vấn đề của nghĩa trang dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô, thiết lập thành hồ sơ. Tiếp đến các kỹ sư đề ra phương thức để giảm bớt tối đa sự thay đổi nhiệt độ trong khu vực này, và đồng thời kiến thiết một hệ thống đèn điện mới, cùng với hệ thống an ninh.
Cho đến nay, số người viếng thăm Nghĩa Trang bên dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô tương đối ít ỏi, và nhiều du khách không biết là có khu vực này. Ðể viếng thăm, cần phải giữ chỗ trước tại Văn Phòng khai quật của Vaticano, và có người hướng dẫn từng nhóm đi thăm.
Tuy số người viếng thăm ít ỏi, nhưng các chuyên viên công ty ENEL cho rằng 250 người mỗi ngày kể là quá nhiều. Họ đề nghị rằng trong tương lai, một hệ thống bằng máy điện toán các ngôi mộ trong nghĩa trang dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô sẽ được dùng để trình bày cho phần lớn các du khách, thay vì họ đích thân đi thăm các ngôi mộ như hiện nay.
Vào cuối công cuộc tu bổ, kinh nghiệm về các hoạt động này được trình bày trong 2 cuốn sách: một cuốn về mộ Thánh Phêrô được tu bổ và chiếu sáng, cuốn thứ hai về toàn bộ Nghĩa Trang Vaticano.
Cũng nên nhắc lại rằng, trong ngày kỷ niệm một năm lên ngôi Giáo Hoàng, 16-10-1979, chính Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho mở một cổng cao 2.5 mét rộng 2.3 mét để các tín hữu có thể bước vào mộ Thánh Phêrô dưới hầm Ðền Thờ.
Tóm lại, kính viếng Ðền Thờ Thánh Phêrô là một cuộc gặp gỡ với 2 ngàn năm lịch sử Giáo Hội. Qua bao nhiêu thăng trầm của Ðấng kế vị Thánh Phêrô không ngừng nâng đỡ đức tin của các anh chị em mình rải rác khắp nơi trên thế giới, trong các giáo hội địa phương.
Thực vậy, chính vì thánh Phêrô đã tới Roma và mộ ngài được lưu giữ tại đây sau khi chịu tử đạo, nên các tín hữu cũng đã tới hành hương nơi đây, và ÐGH người kế vị thánh Phêrô cũng ở gần mộ tiền nhiệm tiên khởi của ngài. Cả hai sự kiện có cùng một nguồn gốc. Ngoài ra, nơi xây Ðền Thờ không phải được chọn một cách tuỳ ý, nhưng chủ ý được xây trên mộ của Thánh nhân, và điểm hội tụ của Thánh Ðường này chính là nơi được gọi là “Bàn Thờ tuyên xưng đức tin”, ngay trên mộ của Thánh Phêrô.
Ngày 4 tháng 7 năm 1979, khi mừng lễ thánh Phêrô và Phaolô lần đầu tiên ở Roma, ÐTC Gioan Phaolô II nói rằng: “Tại đây, trung tâm của chính Giáo Hội, mầu nhiệm của ơn gọi đặc biệt này đã dẫn thánh Phêrô từ hồ Genezareth đến Roma, và cũng dẫn theo Phaolô thành Tarsa, theo vết của Thánh Phêrô, mầu nhiệm ấy mạnh mẽ nói với chúng ta về thực tại lịch sử của ngài… Tất cả chúng ta đang sống trong cơn lốc của nền văn minh hiện đại, trong sự lo âu của đời sống tân tiến, chúng ta phải dừng lại đây và suy niệm về thể thức phát sinh Giáo Hội này, một Giáo Hội do ý Chúa, đã trở thành trung tâm và “thủ đô” của một sứ mạng rất cao cả: Giáo Hội mà tất cả các Giáo Hội khác đến đây hành hương, tìm thấy trong đó nền tảng sự hiệp nhất của mình… Sự kế nhiệm trên ngai tòa Giám Mục này có một ý nghĩa, không những đối với Giáo Hội địa phương ở Roma này, nhưng cho cả Giáo Hội hoàn vũ nữa, nghĩa là mỗi Giáo Hội địa phương đều thuộc về cộng đồng hoàn vũ. Tất cả điều đó có một ý nghĩa rõ ràng, thực vậy, chính Chúa Kitô đã ban cho Thánh Phêrô quyền cởi mở và đóng lại”.



 Ngày thứ 13 ( thứ 3 22/10)

Viếng Thánh Đường Gioan Laterano . Thánh đường nầy là thánh đường cổ nhất trong lịch sử công giáo La Mã. Là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Roma. Giáo hoàng cũng là giám mục của Roma được phong chức tại đây. Khởi công xây dựng từ năm 311. Thời xưa ĐGH đã cư ngụ nơi đây từ thế kỷ thứ IV đến Thế kỷ thứ XIV mới đời về Vatican như hiện nay. Đàng sau dinh thự và giữa trung tâm quảng trường Laterano là cột tháp hoa cương bằng đá cẩm thạch cao  nhất thành Rome, hai bên là tượng 12 thánh tông đồ cao gần 5 mét. Quan trọng nhất là bàn  thờ dành riêng cho ĐGH dâng thánh lễ,phía trái cung thánh là Tương Mẹ sầu bi bằng đá cẩm thạch montanti. Bên kia đường là  Thang thánh ( Holy Stairs) theo truyền thuyêt thang có 28 nấc, bằng đá rộng 4 mét. Thang nầy  do thánh nữ Helena đã tìm thấy trong cuộc khai quât vào thế kỷ thứ IV những bậc thang nầy trong dinh Philato nơi Chúa GieSu đi lên nhiều lần để nghe phán xét . Thang nầy được mang về bọc gỗ và thiết trí nơi đây nếu ai quỳ leo lên và hôn vào dấu thánh giá ở nơi bậc cuối sẽ được tha tội. Đa số anh chị em trong đoàn đều leo lên thang nầy mặc dầu rất khó nhọc. Leo hết 28 bực thang  là vào nhà nguyện Holy of Holies xưa kia là nhà nguyện của ĐGH.
Cùng ngày đến viếng Vương cung thánh đường ĐỨC BÀ CẢ đây là thánh đường đầu tiên dâng kính Đức Mẹ với những đường nét kiến trúc thời phục hưng đã được trùng tu vào năm  thánh năm 2000. Cột tháp hoa cương trước sân cao 16 mét xây vào thời ĐGH Phaolo V. Trên đỉnh tháp là Tượng Đức Mẹ bằng đồng. Cột tháp phía sau cao 20 mét xây vào thời ĐGH Sixtus V. Đền có 42 hàng cột cẩm thạch, trên trần chạy từ cửa đến cung thánh được lát bằng vàng thật sáng lóng lánh, hai bên là 43 hoa,5 phẩm Mosaic diễn tả sự tích trong cựu ước và cuộc đời Chúa Kyto. Bàn thờ chính được thiết kế ngay trên hầm mộ nơi có đặt thánh tích Máng cỏ Chúa Hài đồng do thánh nữ Helena mang từ đất thánh sang Roma. Đặc biệt hôm nay cha sở dâng thánh lễ nơi nguyện đường bên phải dành cho các cặp hôn nhân trong phái đoàn tái tuyên hứa  có tất cả 10 đôi uyên ương dẫu tóc đã hai màu nhưng vẫn một lòng yêu thương và tôn trọng suốt đời. Sau Thánh lễ cha sở tặng mỗi đôi quà kỷ niệm của ngài  và cha con chụp hình lưu niệm trước bàn thờ . Tiếp tục cuộc hành trình là viếng  thánh đường Thánh Phaolo ngoại thành ( BasilicaOf Saint Paul ouside the walls)xây trên ngôi mộ thánh Phaolo, trong một nửa thế kỷ lại đây người ta đã đào  thấy bia mộ của thánh Phaolo. Thánh đường có 80 cột bằng đá cẩm thạch đường kính 1 mét , nhà thờ mở cửa lại năm 1840 sau trận rủi ro hỏa hoạn. Nơi đặt di ảnh của 266 vị giáo hoàng kể từ thánh Phero. Bên trong nhà thờ gồm 4 gian hình thánh giá Ai Cập rộng 55m dài 132m  và cao 30m. Trên có hình Chúa Giesu dang tay ban phép lành. Trước khải hoàn  môn là hai tượng Phhero và Phaolo. Bên cạnh nhà nguyện là thi hài các thánh. Thánh Phaolo là vị thánh ngoại đao vã trở lại. Ngài đã thực hiện 4 cuộc truyền giáo từ Jesusalem đến Roma và bị chém đầu vào năm 67. Bên cạnh bàn thờ là cửa Thánh ( holy door)  Cửa nầy chỉ mở vào các năm thán,DGH   J.Paul II mở vào năm 2000.


  
Ngày thứ  14( Thứ Tư 23/10) Tham dự  Papa Audience

 Hằng tuần vào Thứ Tư thì Đức Thánh Cha xuất hiện trước quảng trường Thánh Phêrô để ban phép lành Tòa Thánh cho giáo dân khắp nơi tụ về . Có gần 100 ngàn người từ mọi quốc gia - Quảng trường không còn chổ chứa phải kéo dài ra ngoài đường phố thuộc Roma. Để lấy được chỗ đứng gần hành lang ĐGH đi chúng tôi phải thức đậy trước 4:15 nhận khẩu phần sáng mang theo và 5:00 đã có mặt sắp hàng tại Quảng Trường. 10 giò Đức thánh cha mới xuất hiện ngài dùng xe đi theo các lối đi sắp sẵn trong quảng trường để chào mừng giáo dân. Có cả trăm phái đoàn trong  được giới thiệu bằng bốn ngôn ngữ La tin- Pháp- Anh và Tây Ban Nha. Trong bài giảng Đức Thánh cha nhắc lại vai trò của Mẹ Maria trong giáo hội và gia đình. Sau đó ngài ban phép lành tòa thánh .
  Đoàn nghỉ và dùng bửa trưa tại khung viên Quảng trường và sau đó đi thăm viếng các nơi trong thành phố. Chiếc xe bus chạy từ từ qua nhiều dãy phố  và chạy quanh Sân đấu súc vật, cổ thành mặc dầu đã qua bao lớp phế hưng nhưng còn giữ nguyên nét kiến trúc thời La Mã triều đại Constentinal.và sau đó thăm hồ Trevi ngoài thành . Hồ nầy lấy nước từ Giếng phun Trevi từ Vatican chảy ra. Nước trong lành có thể uống nếu ai ném một đồng tiền ken xuống hồ thì sẽ may mắn sẽ đến với mình nhất là ai có ước nguyện về tình yêu thì sẽ như ý . Trong đoàn đa số là người có tuổi nên rất ít người làm việc nầy. Tiếp đến viếng nhà thờ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội ngoài Vatican. Ngôi thánh đường nằm trên một ngọn đồi cao phải nhiều tam cấp, đoàn phải dùng thang máy để lên . Nơi   nào đoàn đến ngoài tham quan đều để lại lời cầu nguyện cho Cộng đoàn giáo xứ, cho giáo hội, cho quê hương và cho gia đình. Sau cùng về dâng thánh lễ tạ ơn tại Thánh đường thánh Phero xiềng xích. . Ngôi thánh đường rộng lớn với tượng Thánh Phero bị xiềng tay chân . Đây là bức hình trước khi ngài chịu nạn , người bị treo ngược trên thánh giá vì ngài không dám cho mình ngang hàng với chúa khi chịu nạn. Trong bài giảng cha sở cảm tạ Thiên chúa qua 14 ngày hành hương gặp nhiều may mắn về thời tiết cũng như mọi việc đều được viên mãn. Trong lời nguyện giáo dân : mỗi người được tự do dâng lời cầu xin của riêng mình với tôi không gì hơn trong tháng Mân côi hành hương qua bao nhiêu linh địa cảm thấy mình quá nhỏ bé, quá ích kỷ chỉ sống cho bản thân và gia đình nhiều hơn, sợ chúa hơn là kính mến Chúa , sợ mất nước Thiên đàng hơn là chia xẻ với tha nhân . Xin chúa và mẹ Maria mở lòng mở trí con để con được đem lòng mến chúa hơn và xin tình yêu ngài đồng hành trong sinh hoạt đời thường của con và con cauu62 xin Chúa giảm cơn thịnh nộ ban cho quê hương và giáo hội Việt Nam thoát ách thống trị Cộng sản vô thần.  Tạ ơn  là bữa cơm tối do Holy tour khoản đãi Tại một nhà hàng Thái với các món Á châu  thật thịnh soạn , một bữa ăn ngon trong suốt cuộc hành trình.

 Ngày thứ 15 ( thứ Năm 24/10)

    Suốt buổi tối ai cũng náo nức , có kẻ không ngủ lo sắp xếp quà biếu, kiểm tra hành lý hơn nữa là nỗi nhớ nhà, nhớ người thân..5 giờ đánh thức và nhận phần ăn sáng lên xe Bus ra phi trường cho kịp chuyến bay từ Rome bay sang Amsterdam Thủ đô  Hòa Lan quê hương  xứ ngàn hoa Tulip và tự hào về “:cối xay gió” Chúng tôi chờ nơi đây đổi máy bay
Chuyến Delta 233 đưa doàn về Seatac lúc 10:30 . Trong 10 giờ bay tôi có dịp xem lại các hình ảnh do Diệu Review qua máy điện toán của anh.
  Tạ ơn Chúa ! Cảm ơn Cha linh hướng xin Chuá ban nhiều hồng ân cho ngài, Soeur Theresse và Thầy 6 những người đã chịu nhiều khó nhọc trong chuyến hành hương nầy


                                                   
                                       Amsterdam- Hà Lan23/10/2014





 

















                                        














































  








































No comments:

Post a Comment